Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam

Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Quốc

Thế hệ Lãnh đạo
Hiến pháp Trung Quốc
Lãnh đạo Tối cao
Tập thể tối cao
Ý thức hệ
Tổ chức Đảng


Lịch sử Đảng
Quyền lực Hành pháp
Tổ chức Quốc vụ viện

Lịch sử Quốc vụ viện
Nhân Đại
Lập pháp
Tổ chức Nhân Đại Toàn quốc
Chính đảng trong Nhân Đại

  • Luật Nhân Đại
  • Bầu cử Trung Quốc

Lịch sử Nhân Đại
Mặt trận đoàn kết
Tổ chức Chính Hiệp

Lịch sử Chính Hiệp
Hệ tư tưởng
Thế kỷ XXI Trung Quốc

Luật pháp
  • Hiến pháp Trung Quốc
    Ngũ Tứ • Thất Ngũ • Thất Bát • Bát Nhị
    • Chuyên chính dân chủ nhân dân (Điều 1)
    • Tập trung Dân chủ (Điều 3)
    • Tuyên thệ Hiến pháp (Điều 27)
    • Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Điều 33)
    • Tự do Tôn giáo Trung Quốc (Điều 36)


  • Nguyên tắc pháp luật Trung Quốc
  • Các bộ luật quan trọng
    • Bộ luật Dân sự
    • Bộ luật Hình sự
    • Luật Hôn nhân
    • Luật Lao động
      Lao động Trung Quốc
      Luật Hợp đồng lao động
    • Luật Sở hữu trí tuệ
    • Luật Tài sản

  • Luật Tổ chức địa phương
Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc
Lãnh đạo Nhà nước
Tổ chức Nhà nước
Vì Nhân dân phục vụ
Giải phóng
Tổ chức Quân đội
Lực lượng quân sự

Quân khu

Lịch sử Giải phóng quân tiêu biểu
Chống tham nhũng

Kiểm soát Tư pháp

  • Quản lý Chấp pháp Thành thị
  • Đơn vị khác

Tuyên truyền Trung Quốc

  • Thẩm tra ngôn luận
  • Truyền thông

Chủ nghĩa dân tộc
Hồng KôngMa Cao


  • Ma Cao
    • Tuyên bố chung Trung Quốc – Bồ Đào Nha
    • Luật Cơ bản Ma Cao
    • Chính phủ Ma Cao
    • Chính trị Ma Cao
Trung Quốc – Đài Loan

Khu vực khác
Chính sách đối ngoại




  • Luật Quốc tịch
  • Hộ chiếu Trung Quốc (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Yêu cầu thị thực (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Chính sách thị thực (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Cục Quản lý Di dân Quốc gia

Quan hệ ngoại giao



Kinh tế Trung Quốc

Dân số
Tôn giáo
Trước 1949

Lịch sử Trung Quốc 1949 – 1976

Thời kỳ 1976 – 2012

Thời kỳ kể từ 2012
Phân cấp hành chính
Bí thư Tỉnh ủy (thứ nhất)
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (thứ hai)
Chức vụ
Chức vụ cao cấp

Bảng Công vụ viên
  • Quốc gia khác
  • Bản đồ

 Cổng thông tin Trung Quốc

  • x
  • t
  • s

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam (tiếng Trung: 湖南省人民政府省长, bính âm: Hú Nán shěng rénmín zhèngfǔ shěng zhǎng, Hồ Nam tỉnh Nhân dân Chính phủ Tỉnh trưởng) được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Hồ Nam, lãnh đạo bởi thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cán bộ, công chức lãnh đạo, là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam có cấp bậc Bộ trưởng, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân là lãnh đạo thứ hai của tỉnh, đứng sau Bí thư Tỉnh ủy. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam.

Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1949 – 1955), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1955 – 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Hồ Nam (1967 – 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam (1968 – 1979), và Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính tỉnh Hồ Nam, tức nghĩa Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam hiện nay.

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam hiện tại là Mao Vĩ Minh.[1]

Lịch sử

Các thủ trưởng đặc biệt

Trung tướng Trung Hoa Dân Quốc
Trần Minh Nhân (1903 – 1974), Thủ trưởng hành chính Hồ Nam đầu tiên, ảnh khi là Trung tướng Dân Quốc và trở thành Thượng tướng Giải phóng quân.

Vào tháng 8 năm 1949, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đóng quân tại Hồ Nam và thành lập một chính phủ lâm thời ở tỉnh Hồ Nam. Trong cùng tháng đó, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Quân sự Chính trị tỉnh Hồ Nam. Thủ trưởng đơn vị là Trần Minh Nhân, Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chỉ huy đơn vị Hồ Nam ba tháng (07 – 09/1949). Thủ trưởng Ủy ban Quân sự Chính trị tỉnh Hồ Nam tiếp theo là Trình Tiềm[2]. Tháng 4 năm 1950, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam chính thức được thành lập, Vương Thủ Đạo (王首道. 1906 – 1996)[3] được bổ nhiệm làm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam cho đến tháng 12 năm 1952, khi Trình Tiềm trở lại, liên tục là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam (giai đoạn 1952 – 1955), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1955 – 1968, khi cơ quan đổi tên thành), là thủ trưởng hành chính tỉnh Hồ Nam 17 năm, cho đến khi qua đời năm 1968 tại Bắc Kinh, 80 tuổi. Trong đó, Vương Thủ Đạo về sau là Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Thường vụ Ủy ban Cố vấn Trung ương trước khi nghỉ hưu.

Trình Tiềm (áo đen), được Mao Trạch Đông chèo thuyền nói chuyện năm 1952, khi đang là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam.

Các thủ trưởng đầu tiên, Trần Minh Nhân và Trình Tiềm đều có điểm đặc biệt. Trần Minh Nhân (陳明仁. 1903 – 1974)[4] từng là Trung tướng Quân cách mạng Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1949, ông cùng Trình Tiềm đầu hàng và gia nhập Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, cùng chỉ huy Binh đoàn 21 Giải phóng quân, lãnh đạo nổi dậy ở Trường Sa, Hồ Nam, giao lại Hồ Nam.[5] Trình TiềmĐại tướng Trung Hoa Dân Quốc (hàm cao nhất với tên chính thức là Nhất cấp Thượng tướng), dù đầu hàng nhưng ông vẫn là Ủy viên Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc (một đảng tham chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc) chi đến khi qua đời. Ông từng chịu nguy hiểm bởi lệnh bắt của Quốc dân Đảng, phải di chuyển tới Bắc Kinh và an toàn. Ông cũng tham gia Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc), giữ chức vụ Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, là chức vụ mà ông kiêm nhiệm từ năm 1958 cho đến khi mất. Những năm 1966, khi Đại Cách mạng Văn hóa vô sản diễn ra, ông bị công kích vì không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, và ông được bảo vệ đặc biệt bởi Chu Ân Lai, không bị ảnh hưởng.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lãnh tụ Quốc gia Tối cao Hoa Quốc Phong cùng vợ chồng Shah Mohammad Reza Pahlavi (Vua Iran) và Shahbanu Farah Pahlavi (Hoàng hậu Iran) trong buổi gặp gỡ năm 1978.

Vào tháng 4 năm 1968, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hồ Nam tổ chức lại thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam. Trong cùng tháng, Trình Tiềm qua đời, Thiếu tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc Lê Nguyên (黎原. 1917 – 2008)[6] được điều tới làm Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam (1968 – 1970), rồi kế nhiệm là Hoa Quốc Phong (1970 – 1977)[7], Mao Trí Dụng (毛致用. 1929 – 2019)[8] giai đoạn (1977 – 1979). Trong giai đoạn này, Hoa Quốc Phong (19212008) lãnh đạo toàn thể Hồ Nam khi là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam và Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Năm 1976, ông rời Hồ Nam (vẫn là kiêm Chủ nhiệm tỉnh vài tháng năm 1977), tiến về Trung ương, giữ các chức vụ Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc rồi trở thành Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (1976 – 1981), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (1976 – 1981), Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1976 – 1980), Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương (Trung Quốc), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ nhất), là Nhà lãnh đạo Quốc gia Tối cao (1976 – 1978). Ông là nhà lãnh đạo tối cao kế nhiệm Mao Trạch Đông thời kỳ chuyển tiếp, rồi phải lui năm 1980 bởi Đặng Tiểu Bình.[9]

Từ 1979

Chu Cường (1960), Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, cấp Phó Quốc gia, Tỉnh trưởng Hồ Nam 2006 – 2010.

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam được giải thể và Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam được tái lập. Từ đó đến năm 2020, các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam là Tôn Quốc Trị (孙国治. 1917 – 2005)[10] giai đoạn (1979 – 1983), Lưu Chính (刘正. 1929 – 2006)[11] giai đoạn (1983 – 1985), Hùng Thanh Toàn (熊清泉. 1927)[12] giai đoạn (1985 – 1989), Trần Bang Trụ (陳邦柱. 1934)[13] giai đoạn (1989 – 1995), Dương Chính Ngọ (1995 – 1998)[14], Trữ Ba (1998 – 2001)[15], Trương Vân Xuyên (2001 – 2003)[16], Chu Bá Hoa (2003 – 2006)[17], Chu Cường (2006 – 2010)[18], Từ Thủ Thịnh (2010 – 2013)[19], Đỗ Gia Hào (2013 – 2016)[20], và Hứa Đạt Triết (2016 – nay). Trong đó, Chu Cường, Đỗ Gia Hào, Hứa Đạt Triết đang là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX[21], Đỗ Gia Hào là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam, Hứa Đạt Triết là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam đương nhiệm.

Chu Cường là lãnh đạo cao cấp nhất từng là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam giai đoạn 1979 – 2020 khi được bầu làm Tỉnh trưởng năm 2006 (46 tuổi). Ông là nhân vật đặc biệt khi kế nhiệm Lý Khắc Cường năm 1998 trở thành Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên, giữ vị trí cấp Chính Tỉnh – Chính Bộ, hàm Bộ trưởng khi mới 38 tuổi. Ông đứng ở hàm Bộ trưởng khi từng là Bí thư Trung ương Đoàn, Tỉnh trưởng Hồ Nam, Bí thư Hồ Nam trong 15 năm 1998 – 2013. Những năm công tác ở Hồ Nam, ông đã tập trung phát triển nền kinh tế hiệu quả cao. Hiện ông đang là Chánh án Toàn án Nhân dân Tối cao, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Danh sách Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam

Từ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam có 18 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.

Danh sách nhiệm kỳ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam
STT Tên Quê quán Sinh năm Nhiệm kỳ Chức vụ về sau (gồm hiện) Chức vụ trước, tình trạng
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1949 – 1955)
1 Trần Minh Nhân Lễ Lăng, Hồ Nam 1903 – 1974 07/1949 – 09/1949 Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Trung tướng Quân cách mạng Trung Hoa Dân Quốc (chuyển sang Giải phóng quân),

Nguyên Ủy viên Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Qua đời năm 1974 tại Bắc Kinh.
2 Trình Tiềm[21] Lễ Lăng, Hồ Nam 1882 – 1968 09/1949 – 04/1950 Nguyên Đại tướng Trung Hoa Dân Quốc (sau đó đầu hàng, gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa),

Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Ông từng làm Tỉnh trưởng Hồ Nam 17 năm, ba nhiệm kỳ, nhiệm kỳ đầu.

Qua đời năm 1968 tại Hồ Nam.

3 Vương Thủ Đạo Lưu Dương, Hồ Nam 1906 -

1996

04/1950 – 12/1952 Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc.

Lãnh đạo quốc gia,

tỉnh trưởng đầu tiên Hồ Nam.

Qua đời năm 1992 tại Bắc Kinh.

1 Trình Tiềm[21] Lễ Lăng, Hồ Nam 1882 – 1968 12/1952 – 01/1955 Đại tướng Trung Hoa Dân Quốc (sau đó đầu hàng, gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa),

Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Ông từng làm Tỉnh trưởng Hồ Nam 17 năm, hai nhiệm kỳ, nhiệm kỳ hai và ba.

Qua đời năm 1968 tại Hồ Nam.

Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1955 – 1968)
1 Trình Tiềm[21] Lễ Lăng, Hồ Nam 1882 – 1968 01/1955 – 04/1968 Đại tướng Trung Hoa Dân Quốc (sau đó đầu hàng, gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa),

Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Ông từng làm Tỉnh trưởng Hồ Nam 17 năm, hai nhiệm kỳ, nhiệm kỳ hai và ba.

Qua đời năm 1968 tại Hồ Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam (1968 – 1979)
4 Lê Nguyên Tín Dương, Hà Nam 1917 -

2008

04/1968 – 05/1970 Thiếu tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam.

Qua đời năm 2008 tại Bắc Kinh.
5 Hoa Quốc Phong[22][23] Giao Thành, Sơn Tây 1921 – 2008 05/1970 – 06/1977 Nguyên Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao (Trung Quốc) (1976 – 1978),

Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (1976 – 1981),

Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (1976 – 1981),

Nguyên Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1976 – 1980),

Nguyên Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương (Trung Quốc),

Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ nhất, bảy, 11),

Nguyên Phó Tổng lý Quốc vụ viện,

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam

Lãnh đạo Quốc gia Tối cao (1976 – 1978),

Qua đời năm 2008 tại Bắc Kinh.

6 Mao Trí Dụng Nhạc Dương, Hồ Nam 1929 -

2019

06/1977 – 12/1979 Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tây.

Qua đời năm 2019 tại Hồ Nam.
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1979 – nay)
7 Tôn Quốc Trị Lai Nguyên, Hồ Nam 1917 -

2005

12/1979 – 05/1983 Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam. Qua đời năm 2005 tại Trường Sa.
8 Lưu Chính Trường Sa, Hồ Nam 1929 -

2006

05/1983 – 07/1985 Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam. Mất năm 2006.
9 Hùng Thanh Toàn Song Phong, Hồ Nam 1927 - 07/1985 – 05/1989 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam. Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hồ Nam.
10 Trần Bang Trụ Cửu Giang, Giang Tây 1934 - 05/1989 – 01/1995 Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc. Trước đó là Phó Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam.
11 Dương Chính Ngọ[24] Long Sơn, Hồ Nam 1941 - 01/1995 – 09/1998 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hồ Nam.
12 Trữ Ba[25] Đồng Thành,

An Huy

1944 - 09/1998 – 08/2001 Nguyên Bí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông Cổ,

Nguyên Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu Nội Mông Cổ.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hồ Nam.
13 Trương Vân Xuyên[26] Đông Dương,

Chiết Giang

1946 - 08/2001 – 03/2003 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Công nghiệp Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng Trung Quốc.

Trước đó là Bí thư Thành ủy Trường Sa.
14 Chu Bá Hoa[27] Tương Đàm,

Hồ Nam

1948 - 03/2003 – 09/2006 Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Hành chính Công thương Quốc gia Trung Quốc,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hồ Nam.
15 Chu Cường[28] Hoàng Mai,

Hồ Bắc

1960 - 09/2006 – 06/2010 Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa),

nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam,

nguyên Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Trước đó là Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương

Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.

16 Từ Thủ Thịnh[29] Như Đông,

Giang Tô

1953 - 06/2010 – 04/2013 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam,

Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc.

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc
17 Đỗ Gia Hào[30] Thượng Hải 1955 - 04/2013 – 09/2016 Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam,

Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Hồ Nam.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hắc Long Giang.
18 Hứa Đạt Triết[31] Nam Xương, Giang Tây 1956 - 09/2016 – 11/2020 Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam.

Trước đó là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
19 Mao Vĩ Minh Cù Châu, Chiết Giang 1961 11/2020 Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam,

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam.

Chủ tịch Tập đoàn lưới điện Trung Quốc.

Tên gọi khác của chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1949 – 1955)

Hồ Nam

Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1955 – 1967)

Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Hồ Nam (1967 – 1968)

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam (1968 – 1979)

  • Lê Nguyên, Thiếu tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam (1968 – 1970).
  • Hoa Quốc Phong, nguyên Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao (Trung Quốc), nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam (1970 – 1977).
  • Mao Trí Dụng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam (1977 – 1979).

Các lãnh đạo quốc gia Trung Quốc từng là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam

Bản đồ Hồ Nam

Trong quãng thời gian từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam có một Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao (Trung Quốc) từng làm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân từ năm 1970 – 1977. Đó là Hoa Quốc Phong.

Ông trở thành lãnh tụ tối cao ngay sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1978, ông nhanh chóng đánh cổ Tứ nhân bang khỏi các vị trí quyền lực chính trị và vì thế trở thành nhà lãnh đạo đánh dấu sự chấm dứt cuộc Cách mạng Văn hóa. Chương trình kinh tế và chính trị của ông theo kiểu Xô viết và tái theo đuổi từ trước cuộc Đại nhảy vọt. Mặc dù chức vụ trên danh nghĩa là lãnh tụ tối cao Trung Quốc thời điểm đó, nhưng trên thực tế, lãnh đạo tối cao của đất nước giai đoạn này là Đặng Tiểu Bình. Ông sau đó dần mất vị trì bởi Đặng Tiểu Bình, năm 1978 rút khỏi lãnh đạo tối cao.

Trong những năm ban đầu thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam có sự đặc biệt, ở chỗ hai vị thủ trưởng hành chính đầu tiên của tỉnh đều từng là Tướng quân Trung Hoa Dân Quốc (1912–1949), không phải Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, đầu hàng và chuyển qua Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Hai vị đó là:

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Lưu Văn Thao (刘文韬), Trần Dịch Phàn (陈奕樊​) (ngày 27 tháng 11 năm 2020). “毛伟明任湖南省代理省长” [Mao Vĩ Minh nhậm chức Quyền Tỉnh trưởng Hồ Nam]. Hồ Nam (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020. zero width space character trong |tác giả= tại ký tự số 40 (trợ giúp)
  2. ^ “Tiểu sử Trình Tiềm”. Baike Baidu. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ “Vương Thủ Đạo (tiếng Trung Quốc: 王首道, Bính âm Hán ngữ: Wángshǒudào, tiếng Latinh: Wang Shoudao, nguyên danh Vương Phương Lâm – 王芳林. 1906 – 1996). 王首道 (tiếng Trung)”. Baike.Baidu – Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ “Trần Minh Nhân (tiếng Trung Quốc: 陳明仁, Bính âm Hán ngữ: Chénmíngrén, tiếng Latinh: Cheng Minhren. 1903 – 1974). 陳明仁 (tiếng Trung)”. Baike.Baidu – Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ Trần Minh Nhân, trong Bách khoa toàn thư Trung Quốc.
  6. ^ “Lê Nguyên (tiếng Trung Quốc: 黎原, Bính âm Hán ngữ: Lí yuán, tiếng Latinh: Li Yuan. 1917 – 2008). 黎原 (tiếng Trung)”. Baike.Baidu – Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ “Hoa Quốc Phong”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ “Mao Trí Dụng (tiếng Trung Quốc: 毛致用, Bính âm Hán ngữ: Máo zhì yòng, tiếng Latinh: Mao Zhiyong. 1929 – 2019). 毛致用 (tiếng Trung)”. Baike.Baidu – Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ Đặng Tiểu Bình không giữ các chức như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng nhưng thực tế là Lãnh đạo Quốc gia tối cao giai đoạn 1978 đến khi qua đời năm 1997.
  10. ^ “Tôn Quốc Trị (tiếng Trung Quốc: 孙国治, Bính âm Hán ngữ: Sūn guózhì, tiếng Latinh: Sun Guozhi. 1917 – 2005). 孙国治 (tiếng Trung)”. Baike.Baidu – Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ “Lưu Chính, nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam (tiếng Trung Quốc: 刘正, Bính âm Hán ngữ: Liú zhèng, tiếng Latinh: Liu Zheng, hữu hanh Bậu Chính – 培正, Nhuận Dân – 润民. 1929 – 2006). 刘正 (前湖南省人民政府省长) (tiếng Trung)”. Baike.Baidu – Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ “Hùng Thanh Toàn (tiếng Trung Quốc: 熊清泉, Bính âm Hán ngữ: Xióng qīngquán, tiếng Latinh: Xiong Qingquan. 1927). 熊清泉 (tiếng Trung)”. Baike.Baidu – Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  13. ^ “Trần Bang Trụ, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tài nguyên Nhân khẩu và Hoàn cảnh, Chính Hiệp (tiếng Trung Quốc: 陳邦柱, Bính âm Hán ngữ: Chénbāngzhù, tiếng Latinh: Chen Bangzhu. 1934). 陈邦柱 (全国人民政协人口资源环境委员会主任) (tiếng Trung)”. Baike.Baidu – Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ “Tiểu sử Dương Chính Ngọ”. China Vitae. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  15. ^ “Tiểu sử Trữ Ba”. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  16. ^ “Tiểu sử Trương Vân Xuyên”. China Vitae. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  17. ^ “Tiểu sử Chu Bá Hoa”. Finance China. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  18. ^ “Tiểu sử Chu Cường”. Baike Baidu. Truy cập Ngày 12 tháng 11 năm 2019.
  19. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :07
  20. ^ “Tiểu sử Đỗ Gia Hào”. China Vitae. Truy cập Ngày 11 tháng 11 năm 2019.
  21. ^ a b c d “Tiểu sử Trình Tiềm”. Baike Baidu. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  22. ^ “Tiểu sử Hoa Quốc Phong”. Baika Baidu. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  23. ^ “Lý Tiên Niệm, nguyên lãnh đạo quốc gia tối cao”. Cul QQ. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 11 năm 2019.
  24. ^ “Tiểu sử Dương Chính Ngọ”. China Vitae. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  25. ^ “Tiểu sử Trữ Ba”. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  26. ^ “Tiểu sử Trương Vân Xuyên”. China Vitae. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  27. ^ “Tiểu sử Chu Bá Hoa”. Finance China. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  28. ^ “Tiểu sử Chu Cường”. Baike Baidu. Truy cập Ngày 12 tháng 11 năm 2019.
  29. ^ “Tiểu sử Từ Thủ Thịnh”. China Vitae. Truy cập Ngày 10 tháng 11 năm 2019.
  30. ^ “Tiểu sử Đỗ Gia Hào”. China Vitae. Truy cập Ngày 11 tháng 11 năm 2019.
  31. ^ “Tiểu sử Hứa Đạt Triết”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập Ngày 30 tháng 10 năm 2019.

Liên kết ngoài

  • Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Hồ Nam
Bí thư Tỉnh ủy
Hoàng Khắc Thành • Kim Minh • Chu Tiểu Chu • Chu Huệ (quyền) • Trương Bình Hoa • Vương Diên Xuân • Lê Nguyên • Hoa Quốc Phong • Mao Trí Dụng • Hùng Thanh Toàn • Vương Mậu Lâm • Dương Chính Ngọ • Trương Xuân Hiền • Chu Cường • Từ Thủ Thịnh • Đỗ Gia Hào • Hứa Đạt Triết • Trương Khánh Vĩ
Chủ nhiệm Nhân Đại
Vạn Đạt • Tôn Quốc Trị • Tiêu Lâm Nghĩa • Lưu Phu Sinh • Vương Mậu Lâm • Dương Chính Ngọ • Trương Xuân Hiền • Chu Cường • Từ Thủ Thịnh • Đỗ Gia Hào • Hứa Đạt Triết • Trương Khánh Vĩ
Tỉnh trưởng Chính phủ
Trần Minh Nhân • Trình Tiềm • Vương Thủ Đạo • Trình Tiềm • Lê Nguyên • Hoa Quốc Phong • Mao Trí Dụng • Tôn Quốc Trị • Lưu Chính • Hùng Thanh Toàn • Trần Bang Trụ • Dương Chính Ngọ • Trữ Ba • Trương Vân Xuyên • Chu Bá Hoa • Chu Cường • Từ Thủ Thịnh • Đỗ Gia Hào • Hứa Đạt Triết • Mao Vĩ Minh
Chủ tịch Chính Hiệp
Chu Tiểu Chu • Trương Bình Hoa • Mao Trí Dụng • Chu Lý • Trình Tinh Linh • Lưu Chính • Lưu Phu Sinh • Vương Khắc Anh • Hồ Bưu • Trần Cầu Phát • Lý Vi Vi
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.