Triệu Lạc Tế

Triệu Lạc Tế
赵乐际
Triệu Lạc Tế năm 2024
Chức vụ
Nhiệm kỳ10 tháng 3 năm 2023 – nay
1 năm, 57 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Tiền nhiệmLật Chiến Thư
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Trung Quốc
Nhiệm kỳ25 tháng 10 năm 2017 – nay
6 năm, 194 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Các chức vụ khác
Bí thư Ủy ban Kiểm Kỷ Trung ương
Nhiệm kỳ
25 tháng 10 năm 2017 – 23 tháng 10 năm 2022
4 năm, 363 ngày
Lãnh đạoTập Cận Bình
Tiền nhiệmVương Kỳ Sơn
Kế nhiệmLý Hi
Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương
Nhiệm kỳ
19 tháng 11 năm 2012 – 28 tháng 10 năm 2017
4 năm, 343 ngày
Lãnh đạoTập Cận Bình
Tiền nhiệmLý Nguyên Triều
Kế nhiệmTrần Hi
Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây
Nhiệm kỳ
4 tháng 2 năm 2007 – 21 tháng 11 năm 2012
5 năm, 262 ngày
Lãnh đạoÔn Gia Bảo
Tiền nhiệmLý Kiến Quốc
Kế nhiệmTriệu Chính Vĩnh
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải
Nhiệm kỳ
20 tháng 8 năm 2003 – 25 tháng 3 năm 2007
3 năm, 217 ngày
Lãnh đạoÔn Gia Bảo
Tiền nhiệmTô Vinh
Kế nhiệmCường Vệ
Tỉnh trưởng Thanh Hải
Nhiệm kỳ
11 tháng 11 năm 1999 – 4 tháng 8 năm 2003
3 năm, 266 ngày
Lãnh đạoBạch Ân Bồi
Tô Vinh
Tiền nhiệmBạch Ân Bồi
Kế nhiệmDương Truyền Đường
Thông tin chung
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh8 tháng 3, 1957 (67 tuổi)
Tây Ninh, Thanh Hải, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trường lớpĐại học Bắc Kinh
Trường Đảng Trung ương
Quê quánTây An, Thiểm Tây

Triệu Lạc Tế (tiếng Trung: 赵乐际; bính âm: Zhào Lèjì; sinh tháng 3 năm 1957) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, khóa XIX, hiện là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, lãnh đạo cấp quốc gia. Ông từng là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; Bí thư Ban Bí thư, Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương; từng là Bí thư Tỉnh ủy của hai tỉnh là Thiểm TâyThanh Hải, và Tỉnh trưởng Thanh Hải.

Trước khi về trung ương công tác vào tháng 11 năm 2012, giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, Triệu Lạc Tế là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hải và Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thiểm Tây. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa XVI, XVII, XVIII, XIX và XX. Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Triệu Lạc Tế được bầu là thành viên trẻ nhất trong 7 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc và giữ cương vị Bí thư Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là người kế thừa và tiếp tục chiến dịch truy quét tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Xuất thân và giáo dục

Thân thế

Triệu Lạc Tế là người Hán sinh ngày 8 tháng 3 năm 1957, quê ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, đồng hương với ông Tập Cận Bình nhưng sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, thủ phủ tỉnh Thanh Hải tây bắc Trung Quốc do cha mẹ ông là cán bộ tăng cường cho khu vực biên giới này.[1]

Giáo dục

Tháng 2 năm 1977 đến tháng 1 năm 1980, Triệu Lạc Tế theo học chuyên ngành triết học khoa triết học tại Đại học Bắc Kinh. Năm 1996 đến năm 1998, ông theo học lớp nghiên cứu sinh chuyên ngành ngân hàng tiền tệ, Viện Nghiên cứu sinh thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Tháng 9 năm 1998 đến tháng 1 năm 1999, ông theo học lớp nâng cao cán bộ cấp tỉnh bộ tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 2002 đến năm 2005, ông theo học chuyên ngành chính trị học lớp nghiên cứu sinh tại chức ở Trường Đảng Trung ương.

Sự nghiệp

Thanh Hải

Tháng 9 năm 1974, Triệu Lạc Tế là thanh niên trí thức "hạ phóng" về nông thôn ở đại đội Cống Ba, xã Hà Đông, huyện Quý Đức, tỉnh Thanh Hải lao động sản xuất. Tháng 7 năm năm 1975, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, ông trở về Thông tín viên Sở Thương mại tỉnh Thanh Hải. Tháng 2 năm 1977 ông vào học tại Đại học Bắc Kinh với tư cách sinh viên Công-nông-binh khóa đầu.[1]

Tháng 1 năm 1980, sau khi tốt nghiệp đại học, Triệu Lạc Tế quay về công tác tại cơ quan cũ đảm nhiệm cương vị cán sự Phòng Chính trị Sở Thương mại, giáo viên và Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản trường Thương mại tỉnh Thanh Hải. Năm 1982, ông được bổ nhiệm làm Phó phòng Phòng Giáo vụ trường Thương mại tỉnh Thanh Hải. Năm 1983, ông được cử làm Phó Chủ nhiệm, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Sở Thương mại tỉnh Thanh Hải. Tháng 12 năm 1984, ông được luân chuyển làm Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Hóa chất ngũ kim đồ điện tỉnh Thanh Hải. Tháng 4 năm 1986, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy Sở Thương mại tỉnh Thanh Hải. Tháng 2 năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Thanh Hải.

Tháng 2 năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Tỉnh trưởng tỉnh Thanh Hải, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hải. Tháng 7 năm 1994, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tỉnh trưởng tỉnh Thanh Hải. Tháng 3 năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Tây Ninh. Tháng 12 năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải kiêm Bí thư Thành ủy Tây Ninh. Tháng 8 năm 1999, ông được cử làm quyền Tỉnh trưởng tỉnh Thanh Hải. Tháng 1 năm 2000, khi mới 42 tuổi, Triệu Lạc Tế chính thức được bầu làm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải, trở thành tỉnh trưởng trẻ nhất Trung Quốc khi đó. Ngày 14 tháng 11 năm 2002, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI. Tháng 8 năm 2003, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải, Bí thư tỉnh trẻ nhất cả nước. Ngày 14 tháng 1 năm 2004, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Thanh Hải. Nhiệm kỳ của ông tại Thanh Hải được đánh dấu bởi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở tỉnh này, GDP tăng gấp ba lần trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007.[2]

Thiểm Tây

Sau khi công tác tại Thanh Hải gần 30 năm, ngày 25 tháng 3 năm 2007, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định điều động Triệu Lạc Tế thay thế ông Lý Kiến Quốc làm Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây. Ngày 21 tháng 10 năm 2007, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII. Ngày 23 tháng 1 năm 2008, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Thiểm Tây. Ở tỉnh Thiểm Tây, nơi người dân vẫn gọi ông là "bí thư nhân dân" vì những chuyến thăm thường xuyên tới các khu vực nghèo khó. Năm 2008, Thiểm Tây đạt mức tăng trưởng GDP 15%, trở thành một trong hai đơn vị cấp tỉnh khi đó hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP trên 13%.[2]

Trung ương

Ngày 14 tháng 11 năm 2012, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII. Ngày 15 tháng 11 năm 2012, tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 kiêm Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3] Ngày 19 tháng 11 năm 2012, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định bổ nhiệm Triệu Lạc Tế giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thay cho ông Lý Nguyên Triều, phụ trách việc bổ nhiệm nhân sự đảng và biên soạn các báo cáo chi tiết về những lãnh đạo tiềm năng của đảng, dù ông lúc đó không phải gương mặt nổi bật trong bộ máy đảng.[2]

Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, Triệu Lạc Tế được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[4] Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tiến hành Hội nghị toàn thể lần thứ nhất, bầu ông làm Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ủy viên Thường vụ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[5][6] Ngày 10 tháng 3 năm 2023, tại kỳ họp thứ nhất của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIV, ông được bầu làm Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, kế nhiệm Lật Chiến Thư.[7]

Gia đình

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b “Triệu Lạc Tế - Người cầm đầu "Đội quân đả Hổ" ở Trung Quốc trong 5 năm tới”. CafeF. 31 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ a b c “Triệu Lạc Tế - bàn tay sắt chống tham nhũng mới của Trung Quốc”. VnExpress. 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ “Hôm nay, Trung Quốc bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư”. Báo điện tử Tiền Phong. 15 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单”. 人民网. 24 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “Ra mắt Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 19”.
  6. ^ “中国共产党第十九届中央委员会第一次全体会议公报”. Tân Hoa xã. 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2018.
  7. ^ Phùng Đào; Dư Thần (ngày 10 tháng 3 năm 2023). “赵乐际当选为第十四届全国人大常委会委员长” [Triệu Lạc Tế được bầu làm Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc]. Nhân đại Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “趙樂際、趙樂秦:一門出了倆"書記"(PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2017.

Liên kết ngoài

  • Tiểu sử Triệu Lạc Tế
  • x
  • t
  • s
 Trung Quốc: Lãnh đạo Đảng khóa XX và Nhà nước khóa XIV
Đảng Cộng sản
Trung Quốc
Ủy ban
Trung ương
Khóa XX
Bộ Chính trị
Tổng Bí thư
Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao
7 Thường vụ
24 Ủy viên ☆
Ban Bí thư
7 Bí thư
Quân ủy
Chủ tịch ★
2 Phó Chủ tịch
Kiểm Kỷ
Bí thư
Nhân Đại
Khóa XIII
Ủy viên trưởng
  • Triệu Lạc Tế
14 Phó Ủy viên trưởng
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch
  • Hàn Chính
Quốc vụ viện
Khóa XIV
Tổng lý
4 Phó Tổng lý
5 Ủy viên
Chính Hiệp
Khóa XIV
Chủ tịch
23 Phó Chủ tịch
Quân ủy
Chủ tịch ★
Phó Chủ tịch ☆
Giám sát
Chủ nhiệm ☆
Pháp viện
Viện trưởng ☆
Kiểm Viện
Kiểm sát trưởng ☆
Danh sách lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo vị trí tổ chức; ★: Lãnh đạo cấp Quốc gia; ☆: Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia
Khóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 2022–27; khóa XIV của Nhân Đại, Quốc vụ viện, Chính Hiệp nhiệm kỳ 2023–28.
  • x
  • t
  • s
 Trung Quốc: Lãnh đạo Đảng khóa XIX và Nhà nước khóa XIII
Đảng Cộng sản
Trung Quốc
Ủy ban
Trung ương
Khóa XIX
Tổng Bí thư
Bộ Chính trị
Thường vụ (7) ★
Ủy viên (25) ☆
Ban Bí thư
Bí thư (7) ☆
Quân ủy
Chủ tịch ★
Phó Chủ tịch
Kiểm Kỷ
Bí thư
Triệu Lạc Tế
Nhân Đại
Khóa XIII
Ủy viên trưởng
Phó Ủy viên trưởng (14) ☆
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch
Quốc vụ viện
Khóa XIII
Tổng lý
Phó Tổng lý (4) ☆
Ủy viên (5) ☆
Chính Hiệp
Khóa XIII
Chủ tịch
Phó Chủ tịch (24) ☆
Quân ủy
Chủ tịch ★
Phó Chủ tịch ☆
Giám sát
Chủ nhiệm ☆
Tòa án
Viện trưởng ☆
Kiểm Viện
Kiểm sát trưởng ☆
Danh sách lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo vị trí tổ chức; ★: Lãnh đạo cấp Quốc gia; ☆: Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia
Khóa XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 2017–22; khóa XIII của Nhân Đại, Quốc vụ viện, Chính Hiệp nhiệm kỳ 2018–23.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Thiểm Tây
Bí thư Tỉnh ủy
Mã Minh Phương • Phan Tự Lực • Trương Đức Sinh • Hồ Diệu Bang • Hoắc Sĩ Liêm • Lý Thụy Sơn • Phùng Ký Tân • Lý Tử Kỳ • Vương Trọng Nhiệm • Mã Văn Thụy • Bạch Kỷ Niên • Trương Bột Hưng • An Khải Nguyên • Lý Kiến Quốc • Triệu Lạc Tế • Triệu Chính Vĩnh • Lâu Cần Kiệm • Hồ Hòa Bình • Lưu Quốc Trung • Triệu Nhất Đức
Chủ nhiệm Nhân Đại
Mã Văn Thụy • Nghiêm Khắc Luân •  • Lý Hoát Bạc • Trương Bột Hưng • Lý Kiến Quốc • Thôi Lâm Đào (quyền) • Triệu Lạc Tế • Triệu Chính Vĩnh • Lâu Cần Kiệm • Hồ Hòa Bình • Lưu Quốc Trung • Triệu Nhất Đức
Tỉnh trưởng Chính phủ
Mã Minh Phương • Triệu Thọ Sơn • Triệu Bá Bình • Lý Khải Minh • Lý Thụy Sơn • Vương Trọng Nhiệm • Vu Minh Đào • Bạch Kỷ Niên (quyền) • Đặng Quốc Trung (quyền) • Lý Khánh Vĩ • Trương Bột Hưng • Hầu Tông Tân • Bách Thanh Tài • Trình An Đông • Giả Trị Bang • Trần Đức Minh • Viên Thuần Thanh • Triệu Chính Vĩnh • Lâu Cần Kiệm • Hồ Hòa Bình • Lưu Quốc Trung • Triệu Nhất Đức • Triệu Cương
Chủ tịch Chính Hiệp
Mã Minh Phương • Phan Tự Lực • Trương Đức Sinh • Phương Trọng Như • Triệu Thủ Nhất • Lý Thụy Sơn • Lã Kiếm Nhân • Chu Nhã Quang • Đàm Duy Hú • An Khải Nguyên • Nghệ Phi Thiện • Mã Trung Bình • Hàn Dũng • Từ Tân Vinh
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Thanh Hải
Bí thư Tỉnh ủy
Trương Trọng Lương • Triệu Thọ Sơn • Cao Phong • Vương Chiêu • Dương Thực Lâm • Lưu Hiền Quyền • Đàm Khải Long • Lương Bộ Đình • Triệu Hải Phong • Doãn Khắc Thăng • Điền Thành Bình • Bạch Ân Bồi • Tô Vinh • Triệu Lạc Tế • Cường Vệ • Lạc Huệ Ninh • Vương Quốc Sinh • Vương Kiến Quân • Tín Trường Tinh • Trần Cương
Chủ nhiệm Nhân Đại
Đàm Khải Long • Ký Xuân Quang • Trát Hi Vượng Từ • Tống Lâm • Hoạn Tước Tài Lang • Điền Thành Bình • Bạch Ân Bồi • Tô Vinh • Triệu Lạc Tế • Cường Vệ • Lạc Huệ Ninh • Vương Quốc Sinh • Vương Kiến Quân • Tín Trường Tinh • Trần Cương
Tỉnh trưởng Chính phủ
Triệu Thọ Sơn • Trương Trọng Lương • Tôn Tác Tân • Tôn Quân Nhất • Viên Nhiệm Viễn • Vương Chiêu • Lưu Hiện Quyền • Đàm Khải Long • Trương Quốc Thanh • Hoàng Tĩnh Ba • Tống Thụy Tường • Kim Cơ Bằng • Điền Thành Bình • Bạch Ân Bồi • Triệu Lạc Tế • Dương Truyền Đường • Tống Tú Nham • Lạc Huệ Ninh • Hác Bằng • Vương Kiến Quân • Lưu Ninh • Tín Trường Tinh • Ngô Hiểu Quân
Chủ tịch Chính Hiệp
Cao Phong • Dương Thực Lâm • Đàm Khải Long • Zhaxi Wangqug • Triệu Hải Phong • Thẩm Lĩnh • Lưu Phong • Hàn Ứng Tuyển • Sangye Gya • Baima • Rinchen Gya • Dorje Rabten • Gompo Tashi
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.