Diệp Kiếm Anh

Diệp Kiếm Anh
葉劍英
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh
Chức vụ
Nhiệm kỳ5 tháng 3, 1978 – 18 tháng 6, 1983
Tiền nhiệmChu Đức (ủy viên trưởng)
Tống Khánh Linh (chủ tịch nước
Kế nhiệmLý Tiên Niệm (chủ tịch nước
Bành Chân (ủy viên trưởng)
Nhiệm kỳ7 tháng 10, 1976 – 12 tháng 9, 1982
Tiền nhiệmHoa Quốc Phong
Kế nhiệmChức vụ bãi bỏ
Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Nhiệm kỳ5 tháng 3, 1978 – 6 tháng 6, 1983
Tiền nhiệmChu Đức
Kế nhiệmBành Chân
Nhiệm kỳ1975 – 1978
Tiền nhiệmLâm Bưu
Kế nhiệmTừ Hướng Tiền
Thị trưởng Quảng Châu
Nhiệm kỳ1949 – 1952
Kế nhiệmHà Vĩ (何伟)
Vị tríQuảng Châu
Thông tin chung
Sinh28 tháng 4 năm 1897
Mai huyện, Quảng Đông, Đại Thanh
Mất22 tháng 10 năm 1986 (89 tuổi)
Bắc Kinh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Dân tộcKhách Gia
Tôn giáokhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Trường lớpTrường quân sự Hoàng Phố

Diệp Kiếm Anh (giản thể: 叶剑英, phồn thể: 葉劍英, bính âm: Yè Jiànyīng, Wade-Giles: Yeh Chien-ying; 28 tháng 4 năm 1897 - 22 tháng 10 năm 1986) là một vị nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Nhân đại từ năm 1978 đến 1983. Ông là một trong 10 nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tên khai sinh là Diệp Nghi Vĩ (葉宜偉), ông sinh trong một gia đình buôn bán giàu có theo đạo Cơ đốc ở huyện Mai, tỉnh Quảng Đông, tên tự của ông là Thương Bạch (滄白). Ông thuộc về một cộng đồng người Khách Gia.

Quá trình hoạt động

Diệp Kiếm Anh năm 1921

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Vân Nam năm 1919, ông theo Tôn Trung Sơn và gia nhập Quốc Dân Đảng. Ông đã giảng dạy tại Học viện Quân sự Hoàng Phố và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1927. Trong chiến tranh Bắc phạt, ông là sư đoàn trưởng Quân Cách mạng Quốc dân, tham mưu trưởng quân đoàn.

Tháng 12-1927, ông tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Quảng Châu. Ông theo học ở Liên Xô (1928 - 30) rồi tham gia Vạn lý trường chinh (1934 - 1936), giúp Chu Ân Lai giải quyết hòa bình sự biến Tây An ngày ngày 12 tháng 12 năm 1936.

Trong chiến tranh chống Nhật, năm 1941 ông là Tham mưu trưởng Ủy ban Quân sự Cách mạng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thành viên phái đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc đàm phán đình chiến với Quốc dân Đảng.

Năm 1947 - 1952, ông là Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Thị trưởng thành phố Bắc kinh, Bí thư thứ nhất Phân cục Hoa Nam, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Quảng Đông, Tư lệnh Quân khu Hoa Nam; quyền Tư lệnh Quân khu, Phó Chủ tịch Hội đồng Quân chính, quyền Bí thư Trung ương cục Trung Nam. Đồng thời là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông (tên gọi cũ của chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân), kiêm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông từ 1949 đên 1951.

Năm 1954 - 1975, ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng khóa I-III, Phó Chủ tịch Ủy ban Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc khóa IV, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương (từ 1966), Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 1975 - 1978, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ bè lũ bốn tên. Sau đó ông làm Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khóa V (chức vụ này lúc đó đóng vai trò như Nguyên thủ quốc gia), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương khóa VI. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VII-XII, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII-XII, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa X-XI.

Gia đình

Nguyên soái Diệp Kiếm Anh rất đông con và đều giữ những chức vụ quan trọng: Con cả Diệp Tuyển Bình, Phó chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân toàn quốc;

Con trai Diệp Tuyển Ninh, Trung tướng, từng là Cục trưởng Liên lạc thuộc Tổng bộ chính trị, Ủy viên thường vụ quốc hội;

Con trai Diệp Tuyển Liêm, ủy viên Chính Hiệp toàn quốc, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty Khải Lợi;

Con gái Diệp Sở Nam, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Bộ CN Cơ khí (chồng là Trâu Gia Hoa, nguyên Phó thủ tướng);

Con gái Diệp Hướng Trân;

Con gái Diệp Văn San, Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư Hoa kiều Hải Nam, (chồng Dư Phương Phương là con trai trung tướng Dư Thu Lý, nguyên Bộ trưởng Bộ Dầu khí)

Xem thêm

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật quân sự Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s


  • x
  • t
  • s
Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc
Lưu Thiếu Kỳ (1954-1959) · Chu Đức (1959-1976) · Tống Khánh Linh (1976-1978) · Diệp Kiếm Anh (1978-1983) · Bành Chân (1983-1988) · Vạn Lý (1988-1993) · Kiều Thạch (1993-1998) · Lý Bằng (1998-2003) · Ngô Bang Quốc (2003-2013) · Trương Đức Giang (2013-)
  • x
  • t
  • s
  1. Nguyên soái Bành Đức Hoài
  2. Nguyên soái Lâm Bưu
  3. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh
  4. Nguyên soái Từ Hướng Tiền
  5. Cảnh Biểu
  6. Thượng tướng Trương Ái Bình
  7. Thượng tướng Tần Cơ Vĩ
  8. Thượng tướng Trì Hạo Điền
  9. Thượng tướng Tào Cương Xuyên
  10. Thượng tướng Lương Quang Liệt
  11. Thượng tướng Thường Vạn Toàn
  12. Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Bắc Kinh
Bí thư Thành ủy
Bành Chân • Lý Tuyết Phong • Tạ Phú Trị • Ngô Đức • Lâm Hồ Gia • Đoàn Quân Nghị • Lý Tích Minh • Trần Hy Đồng • Úy Kiện Hành • Giả Khánh Lâm • Lưu Kỳ • Quách Kim Long • Thái Kỳ • Doãn Lực
Chủ nhiệm Nhân Đại
Giả Đình Tam • Triệu Bằng Phi • Trương Kiện Dân • Vu Quân Ba • Đỗ Đức Ấn • Lý Vĩ
Thị trưởng Chính phủ
Diệp Kiếm Anh • Nhiếp Vinh Trăn • Bành Chân • Ngô Đức • Tạ Phú Trị • Lâm Hồ Gia • Tiêu Nhược Ngu • Trần Hy Đồng • Lỳ Kì Viêm • Giả Khánh Lâm • Lưu Kỳ • Mạnh Học Nông • Vương Kỳ Sơn • Quách Kim Long • Vương An Thuận • Trần Cát Ninh • Ân Dũng
Chủ tịch Chính Hiệp
Lưu Nhân • Đinh Quốc Ngọc • Triệu Bằng Phi • Lưu Đạo Sinh • Phạm Cẩn • Bạch Giới Phu • Vương Đại Minh • Trần Quảng Văn • Trình Thế Nga • Dương An Giang • Vương An Thuận • Cát Lâm • Ngụy Tiểu Đông
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Quảng Đông
Bí thư Tỉnh ủy
Diệp Kiếm Anh • Đào Chú • Triệu Tử Dương • Hoàng Vĩnh Thắng • Lưu Hưng Nguyên • Đinh Thịnh • Triệu Tử Dương • Vi Quốc Thanh • Tập Trọng Huân • Nhâm Trọng Di • Lâm Nhược • Tạ Phi • Lý Trường Xuân • Trương Đức Giang • Uông Dương • Hồ Xuân Hoa • Lý Hi • Hoàng Khôn Minh
Chủ nhiệm Nhân Đại
Lý Kiên Chân • La Thiên • Lâm Nhược • Chu Sâm Lâm • Trương Quách Anh • Lô Chung Hạc • Hoàng Lệ Mãn • Âu Quảng Nguyên • Hoàng Long Vân • Lý Ngọc Muội • Hoàng Sở Bình
Tỉnh trưởng Chính phủ
Diệp Kiếm Anh • Phương Phương • Đào Chú • Trần Úc • Lâm Lý Minh • Hoàng Vĩnh Thắng • Lưu Hưng Nguyên • Đinh Thịnh • Triệu Tử Dương • Vi Quốc Thanh • Tập Trọng Huân • Lưu Điền Phu • Lương Linh Quang • Diệp Tuyển Bình • Chu Sâm Lâm • Lô Thụy Hoa • Hoàng Hoa Hoa • Chu Tiểu Đan • Mã Hưng Thụy • Vương Vĩ Trung
Chủ tịch Chính Hiệp
Đào Chú • Khu Mộng Giác • Vương Thủ Đạo • Doãn Lâm Bình • Lương Uy Lâm • Ngô Nam Sinh • Quách Vinh Xương • Lưu Phượng Nghi • Trần Thiệu Cơ • Hoàng Long Vân • Chu Minh Quốc • Vương Vinh
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.