Ngô Anh Kiệt

Ngô Anh Kiệt
吴英杰
Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng
Nhiệm kỳ
28 tháng 8 năm 2016 – 19 tháng 10 năm 2021
5 năm, 52 ngày
Tiền nhiệmTrần Toàn Quốc
Kế nhiệmVương Quân Chính
Phó Bí thư Thường trực Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng
Nhiệm kỳ
Tháng 4 năm 2013 – Tháng 8 năm 2016
Tiền nhiệmHướng Ba Bình Thố
Kế nhiệmĐặng Tiểu Cương
Phó Chủ tịch Thường trực Chính phủ nhân dân Khu tự trị Tây Tạng
Nhiệm kỳ
Tháng 11 năm 2006 – Tháng 4 năm 2013
Tiền nhiệmDương Tùng
Kế nhiệmĐặng Tiểu Cương
Thông tin cá nhân
Sinhtháng 12, 1956 (67 tuổi)
Xương Ấp, tỉnh Sơn Đông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Alma materHọc viện Dân tộc Tây Tạng (nay thuộc Đại học Dân tộc Tây Tạng)

Ngô Anh Kiệt (tiếng Trung: 吴英杰; bính âm: Wu Yingjie; sinh tháng 12 năm 1956) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, nguyên là Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu Tây Tạng. Ngô Anh Kiệt gần như dành cả sự nghiệp chính trị ở Tây Tạng, lần lượt trải qua các chức vụ Giám đốc Sở Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng, Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, Trưởng Ban Tuyên truyền Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng và Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng.

Tiểu sử

Thân thế

Ngô Anh Kiệt là người Hán sinh tháng 12 năm 1956, người Xương Ấp, tỉnh Sơn Đông.

Giáo dục

Tháng 9 năm 1979 đến tháng 8 năm 1983, Ngô Anh Kiệt theo học chuyên ngành văn học ngôn ngữ Hán khoa ngữ văn tại Học viện Dân tộc Tây Tạng nay thuộc Đại học Dân tộc Tây Tạng.

Tháng 3 năm 2000 đến tháng 1 năm 2003, ông theo học chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, lớp nghiên cứu sinh tại chức, Viện Nghiên cứu sinh thuộc Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sự nghiệp

Tháng 10 năm 1974, thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Ngô Anh Kiệt là thanh niên trí thức của nông trường giống gia súc Địa khu Lâm Chi, Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 10 năm 1977, ông về làm công nhân viên chức nhà máy điện ở ngoại ô phía Tây Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng.

Tháng 8 năm 1983, sau khi tốt nghiệp, Ngô Anh Kiệt về làm cán bộ phòng giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 4 năm 1987, ông được bổ nhiệm làm Phó phòng Giáo dục tiểu học và trung học, Ủy ban Khoa học kỹ thuật giáo dục Khu tự trị Tây Tạng kiêm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Viện trợ tiếp thụ. Tháng 5 năm 1987, Ngô Anh Kiệt gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 3 năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Văn phòng Viện trợ tiếp thụ, Ủy ban Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 10 năm 1994, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 5 năm 1998, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Bí thư Ủy ban Công tác Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 3 năm 2000, Ủy ban Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng được đổi tên thành Sở Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng, Ngô Anh Kiệt được bổ nhiệm làm Phó Bí thư tổ Đảng Sở Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 5 năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư tổ Đảng Sở Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng, Giám đốc Sở Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng.

Tháng 1 năm 2003, Ngô Anh Kiệt được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 6 năm 2005, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Tây Tạng kiêm Trưởng Ban Tuyên truyền Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 7 năm 2005, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng kiêm Trưởng Ban Tuyên truyền Khu ủy Khu tự trị, Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 10 năm 2006, ông thôi kiêm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Tuyên truyền Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng. Tháng 11 năm 2006, ông được bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu tự trị, Phó Chủ tịch Thường trực Chính phủ nhân dân Khu tự trị Tây Tạng.

Tháng 11 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, Phó Chủ tịch Thường trực Chính phủ nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, Viện trưởng Học viện Hành chính Khu tự trị Tây Tạng.[1] Tháng 4 năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Thường trực Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng kiêm Hiệu trưởng Trường Đảng Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng.[2]

Ngày 28 tháng 8 năm 2016, Ngô Anh Kiệt được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, Hiệu trưởng Trường Đảng Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng.[3] Tháng 9 năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, Hiệu trưởng Trường Đảng Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu Tây Tạng. Tháng 11 năm 2016, ông thôi kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đảng Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng.

Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[4]

Xem thêm

  • Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)
  • Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng

Tham khảo

  1. ^ “吴英杰同志简历”. 人民网. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  2. ^ “吴英杰任西藏自治区党委常务副书记”. 人民网. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ “3省区党委负责人职务调整:陈豪任云南省委书记”. 网易. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ “List of members of the 19th CPC Central Committee”. Xinhua News Agency. ngày 24 tháng 10 năm 2017.
  • x
  • t
  • s
Bí thư Tỉnh ủy Trung Quốc (2017–22)
Bí thư Trực hạt thịBí thư Tỉnh ủyBí thư Khu ủy khu tự trịBí thư Công tác

Bắc KinhThái Kỳ
Thượng HảiLý Cường
Thiên Tân: Lý Hồng Trung
Trùng KhánhTrần Mẫn Nhĩ

Hà BắcVương Đông PhongNghê Nhạc PhongSơn TâyLạc Huệ NinhLâu Dương Sinh – Lâm Vũ • Giang Tô: Lâu Cần KiệmNgô Chính LongChiết GiangXa TuấnViên Gia QuânAn HuyLý Cẩm BânTrịnh Sách KhiếtPhúc Kiến: Vu Vĩ QuốcDoãn LựcGiang TâyLưu KỳDịch Luyện HồngSơn ĐôngLưu Gia NghĩaLý Cán KiệtHà NamVương Quốc SinhLâu Dương SinhHồ Bắc: Tưởng Siêu LươngỨng DũngVương Mông HuyHồ Nam: Đỗ Gia HàoHứa Đạt TriếtTrương Khánh VĩQuảng ĐôngLý HiHải NamLưu Tứ QuýThẩm Hiểu MinhTứ XuyênBành Thanh HoaVương Hiểu HuyQuý ChâuTôn Chí CươngThầm Di CầmVân NamTrần HàoNguyễn Thành Phát – Vương Ninh • Thiểm TâyHồ Hòa BìnhLưu Quốc TrungCam TúcLâm ĐạcDoãn HoằngThanh HảiVương Kiến QuânTín Trường TinhLiêu NinhTrần Cầu PhátTrương Quốc ThanhCát LâmBayanqoluCảnh Tuấn HảiHắc Long GiangTrương Khánh VĩHứa Cần

Quảng TâyLộc Tâm XãLưu Ninh
Ninh HạThạch Thái PhongTrần Nhuận NhiLương Ngôn Thuận
Tây TạngNgô Anh KiệtVương Quân Chính
Tân CươngTrần Toàn QuốcMã Hưng Thụy
Nội MôngLý Kỉ HằngThạch Thái Phong

Hồng KôngLạc Huệ Ninh
Ma CaoPhó Tự Ứng

In đậm: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIXIn nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ. Ghi chú: Kiện toàn địa phương cho nhiệm kỳ khóa XIX.
Liên quan: Danh sách Tỉnh trưởng Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Bí thư Tỉnh ủy
« XVIII → XIX → XX »
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Tây Tạng
Bí thư Khu ủy
Trương Quốc Hoa • Chu Nhân Sơn (quyền) • Tăng Ung Nhã • Nhâm Vinh • Âm Pháp Đường • Ngũ Tinh Hoa • Hồ Cẩm Đào • Trần Khuê Nguyên • Quách Kim Long • Dương Truyền Đường • Trương Khánh Lê • Trần Toàn Quốc • Ngô Anh Kiệt • Vương Quân Chính
Chủ nhiệm Nhân Đại
Ngapoi Ngawang Jigme • Dương Đông Sinh • Ngapoi Ngawang Jigme • Raidi • Legqog • Qiangba Puncog • Padma Choling • Losang Jamcan
Chủ tịch Chính phủ
Chủ nhiệm Ủy ban trù bị
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng
Tăng Ung Nhã • Nhâm Vinh
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân
Sanggyai Yexe • Ngapoi Ngawang Jigme • Dorje Tseten • Dorje Tsering • Gyaincain Norbu • Legqog • Qiangba Puncog • Padma Choling • Losang Jamcan • Che Dalha • Nghiêm Kim Hải
Chủ tịch Chính Hiệp
Đàm Quan Tam • Trương Quốc Hoa • Nhâm Vinh • Âm Pháp Đường • Yangling Dorje • Raidi • Pagbalha Geleg Namgyai
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Khu ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Chủ tịch.