Trương Đức Giang

Trương Đức Giang
Trương Đức Giang năm 2014
Chức vụ
Nhiệm kỳ14 tháng 3 năm 2013 – 17 tháng 3 năm 2018
5 năm, 3 ngày
Tiền nhiệmNgô Bang Quốc
Kế nhiệmLật Chiến Thư
Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia
Nhiệm kỳ25 tháng 1 năm 2014 – 18 tháng 3 năm 2018
4 năm, 52 ngày
Tiền nhiệmChức vụ mới
Nhiệm kỳ17 tháng 3 năm 2008 – 16 tháng 3 năm 2013
4 năm, 364 ngày
Nhiệm kỳ16 tháng 3 năm 2012 – 20 tháng 11 năm 2012
249 ngày
Tiền nhiệmBạc Hy Lai
Kế nhiệmTôn Chính Tài
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông
Nhiệm kỳ15 tháng 11 năm 2002 – 1 tháng 12 năm 2007
5 năm, 16 ngày
Tiền nhiệmLý Trường Xuân
Kế nhiệmUông Dương
Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang
Nhiệm kỳtháng 9 năm 1998 – 15 tháng 11 năm 2002
Tiền nhiệmLý Trạch Dân
Kế nhiệmTập Cận Bình
Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm
Nhiệm kỳ1993 – 1998
Tiền nhiệmHe Zhukang
Kế nhiệmVương Vân Khôn
Thông tin chung
Sinh4 tháng 11, 1946 (77 tuổi)
Đài An, tỉnh Liêu Ninh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Trường lớpĐại học Diên Biên
Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành
Trương Đức Giang
Giản thể张德江
Phồn thể張德江
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữZhāng Déjiāng
IPA[ʈʂáŋ tɤ̌.tɕjáŋ]

Trương Đức Giang (sinh ngày 4 tháng 11 năm 1946) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa XII, tương đương Chủ tịch Quốc hội ở các quốc gia khác từ năm 2013 đến năm 2018. Ông cũng là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa XVIII, Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia và Tổ trưởng Tiểu tổ Điều phối công tác Hongkong - Macau.

Trương Đức Giang nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông.[1] Sự bùng nổ hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) bắt đầu ở Quảng Đông và xảy ra trong nhiệm kỳ của Trương Đức Giang là Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 3 năm 2008, ông được bầu làm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện trong nội các của Thủ tướng Ôn Gia Bảo chịu trách nhiệm về năng lượng, viễn thông và giao thông. Tháng 3 năm 2012, Trương Đức Giang thay thế Bạc Hy Lai kiêm nhiệm chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.

Trương Đức Giang là một trong 25 thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2002 đến năm 2017. Sau khi phục vụ hai nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị, ông được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 năm 2012.[2]

Thân thế

Trương Đức Giang sinh ngày 4 tháng 11 năm 1946, tại Đài An, tỉnh Liêu Ninh. Có thông tin cho rằng cha ông là Trương Chí Nhất, một Thiếu tướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, từng là Phó tư lệnh pháo binh tại Quân khu Quảng Châu.[3] Tuy nhiên, ông đã bác bỏ tin đồn này và cho rằng, mình xuất thân từ một gia đình nông dân bình thường

Sự nghiệp chính trị

Cũng như Tập Cận Bình, thời thanh niên, Trương từng được điều về nông thôn để lao động tại trấn La Tử Câu (Luozigou), huyện Diên Biên tỉnh Cát Lâm.[4] Vào đầu những năm 1970, Trương làm việc tại phòng tuyên truyền huyện trước khi đi học tiếng Triều Tiên tại Đại học Diên Biên.[1] Sau đó, Trương làm Bí thư Đoàn tại Liêu Ninh trước khi học kinh tế 2 năm tại Đại học Kim Nhật Thành tại Bình Nhưỡng.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1971.

Những năm 1980, ông trở lại Diên Biên,[1] nơi ông giữ chức vụ cấp cao trong đảng trước khi làm Phó giám đốc Sở Công an. Sau đó ông lần lượt giữ các chức vụ trong đảng tại Tứ Liên cho đến khi chuyển tới Chiết Giang để trở thành Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang.

Vào năm 2002, ông vào Bộ Chính trị và trở thành Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông.[1][5] Trong thời kỳ lãnh đạo Quảng Đông, Trương cũng gặp một số vấn đề, như nạn dịch SARS năm 2002, bị chỉ trích vì đã phản ứng quá chậm. Ông cũng bị cho là quá nặng tay với người biểu tình và giới báo chí.

Năm 2008, Trương được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Thủ tướng, chuyên trách năng lượng, viễn thông và giao thông. Năm 2012, kiêm chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh [6] thay Bạc Hy Lai.[7][8]

Trương được xem như là một chuyên gia về Bắc Triều Tiên, đồng minh lâu năm nhất của Trung Quốc. Trương cũng được cho là thành viên của nhóm ủng hộ cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Ông được xem là nhân vật không theo đường lối cải cách, và phản đối việc cho giới doanh nhân gia nhập Đảng.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch Nhân đại toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc).

Tháng 11/2017, ông thôi tham gia Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tuy nhiên vẫn giữ chức Ủy viên Trưởng Nhân Đại Toàn Quốc đến hết nhiẹm kỳ vào tháng 3/2018.

Đời tư

Vợ của ông Trương Đức Giang là bà Tân Thụ Sâm (辛树森), từng giữ vị trí cấp cao tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.[9]

Xem thêm

  • Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)
  • Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang
  • Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm
  • Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông
  • Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh

Tham khảo

  1. ^ a b c d Zhang Dejiang, PeopleDaily.
  2. ^ 7 gương mặt trong Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, VTC.
  3. ^ Zhang Dejiang 张德江, Brookings.
  4. ^ China faces to watch: Zhang Dejiang, BBC
  5. ^ Trương Đức Giang, Chân dung các lãnh đạo mới Trung Quốc, Báo Đà Nẵng.
  6. ^ Ông Trương Đức Giang được bổ nhiệm chức vụ Bí thư thành ủy Trùng Khánh Lưu trữ 2012-06-26 tại Wayback Machine, RuVR
  7. ^ Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc khóa 18 Lưu trữ 2012-11-23 tại Wayback Machine, Tổ Quốc.
  8. ^ Chân dung các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, Radio Úc.
  9. ^ Bộ máy quyền lực mới của Trung Quốc Lưu trữ 2012-11-20 tại Wayback Machine, Phụ Nữ Ngày Nay.

Liên kết ngoài

  • Zhang's page on Xinhua (tiếng Trung)
  • Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc
  • Zhang Dejiang Denies Chongqing Model
  • China's next leaders: Who's who
  • Zhang Dejiang, Phó Thủ tướng của Hội đồng Nhà nước, Khuyến khích Geely tốt hơn Lưu trữ 2012-08-20 tại Wayback Machine
  • Tình Hình ở Hồng Kông Không Như Bạn Nghĩ | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata


Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tập Cận Bình | Lý Khắc Cường | Lật Chiến Thư | Uông Dương | Vương Hỗ Ninh | Triệu Lạc Tế | Hàn Chính
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Trùng Khánh
Thành phố trực thuộc trung ương từ 1997
Bí thư Thành ủy
Trương Đức Lân • Hạ Quốc Cường • Hoàng Trấn Đông • Uông Dương • Bạc Hy Lai • Trương Đức Giang • Tôn Chính Tài • Trần Mẫn Nhĩ • Viên Gia Quân
Chủ nhiệm Nhân Đại
Vương Vân Long • Hoàng Trấn Đông • Uông Dương • Trần Quang Quốc • Trần Tồn Căn • Trương Hiên
Thị trưởng Chính phủ
Bồ Hải Thanh • Bao Tự Định • Vương Hồng Cử • Hoàng Kì Phàm • Trương Quốc Thanh • Đường Lương Trí • Hồ Hành Hoa
Chủ tịch Chính Hiệp
Trương Văn Bân • Lưu Chí Trung • Hình Nguyên Mẫn • Từ Kính Nghiệp • Từ Tùng Nam • Vương Quýnh
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Quảng Đông
Bí thư Tỉnh ủy
Diệp Kiếm Anh • Đào Chú • Triệu Tử Dương • Hoàng Vĩnh Thắng • Lưu Hưng Nguyên • Đinh Thịnh • Triệu Tử Dương • Vi Quốc Thanh • Tập Trọng Huân • Nhâm Trọng Di • Lâm Nhược • Tạ Phi • Lý Trường Xuân • Trương Đức Giang • Uông Dương • Hồ Xuân Hoa • Lý Hi • Hoàng Khôn Minh
Chủ nhiệm Nhân Đại
Lý Kiên Chân • La Thiên • Lâm Nhược • Chu Sâm Lâm • Trương Quách Anh • Lô Chung Hạc • Hoàng Lệ Mãn • Âu Quảng Nguyên • Hoàng Long Vân • Lý Ngọc Muội • Hoàng Sở Bình
Tỉnh trưởng Chính phủ
Diệp Kiếm Anh • Phương Phương • Đào Chú • Trần Úc • Lâm Lý Minh • Hoàng Vĩnh Thắng • Lưu Hưng Nguyên • Đinh Thịnh • Triệu Tử Dương • Vi Quốc Thanh • Tập Trọng Huân • Lưu Điền Phu • Lương Linh Quang • Diệp Tuyển Bình • Chu Sâm Lâm • Lô Thụy Hoa • Hoàng Hoa Hoa • Chu Tiểu Đan • Mã Hưng Thụy • Vương Vĩ Trung
Chủ tịch Chính Hiệp
Đào Chú • Khu Mộng Giác • Vương Thủ Đạo • Doãn Lâm Bình • Lương Uy Lâm • Ngô Nam Sinh • Quách Vinh Xương • Lưu Phượng Nghi • Trần Thiệu Cơ • Hoàng Long Vân • Chu Minh Quốc • Vương Vinh
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Chiết Giang
Bí thư Tỉnh ủy
Đàm Chấn Lâm • Đàm Khải Long • Giang Hoa • Long Tiềm • Nam Bình • Đàm Khải Long • Thiết Anh • Vương Phương • Tiết Câu • Lý Trạch Dân • Trương Đức Giang • Tập Cận Bình • Triệu Hồng Chúc • Hạ Bảo Long • Xa Tuấn • Viên Gia Quân • Dịch Luyện Hồng
Chủ nhiệm Nhân Đại
Thiết Anh • Lý Phong Bình • Trần An Vũ • Lý Trạch Dân • Tập Cận Bình • Du Quốc Hành (quyền) • Triệu Hồng Chúc • Hạ Bảo Long • Xa Tuấn • Viên Gia Quân • Dịch Luyện Hồng
Tỉnh trưởng Chính phủ
Đàm Chấn Lâm • Đàm Khải Long • Sa Văn Hán • Hoắc Sĩ Lâm • Châu Kiến Nhân • Long Tiềm • Nam Bình • Đoàn Khải Long • Thiết Anh • Lý Phong Bình • Tiết Câu • Thẩm Tố Luân • Cát Hồng Thăng • Vạn Học Viễn • Sài Tùng Nhạc • Tập Cận Bình (quyền) • Lã Tổ Thiện • Hạ Bảo Long • Lý Cường • Xa Tuấn • Viên Gia Quân • Trịnh Sách Khiết • Vương Hạo
Chủ tịch Chính Hiệp
Đàm Khải Long • Giang Hoa • Thiết Anh • Mao Tế Hoa • Vương Gia Dương • Thương Cảnh Tài • Lưu Phong • Lý Kim Minh • Chu Quốc Phú • Kiều Truyền Tú • Cát Tuệ Quân • Hoàng Lị Tân
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Cát Lâm
Bí thư Tỉnh ủy
Lưu Tích Ngũ • Lý Mông Linh • Ngô Đức • Triệu Lâm • Vương Hoài Sương • Vương Ân Mậu • Cường Hiểu Sơ • Cao Thích • Hà Trúc Khang • Trương Đức Giang • Vương Vân Khôn • Vương Mân • Tôn Chính Tài • Vương Nho Lâm • Bayanqolu • Cảnh Tuấn Hải
Chủ nhiệm Nhân Đại
Lật Hữu Văn • Vu Khắc • Triệu Tu • Hoắc Minh Quang • Hà Trúc Khang • Trương Đức Giang • Vương Vân Khôn • Vương Mân • Tôn Chính Tài • Vương Nho Lâm • Bayanqolu • Cảnh Tuấn Hải
Tỉnh trưởng Chính phủ
Chu Trì Hành • Lật Hữu Văn • Vương Hoài Sương • Vương Ân Mậu • Vu Khắc • Trương Căn Sinh • Triệu Tu • Cao Đức Chiêm • Hà Trúc Khang • Vương Trung Vũ • Cao Nghiêm • Vương Vân Khôn • Hồng Hổ • Vương Mân • Hàn Trường Phú • Vương Nho Lâm • Bayanqolu • Tưởng Siêu Lương • Lưu Quốc Trung • Cảnh Tuấn Hải • Hàn Tuấn • Hồ Ngọc Đình
Chủ tịch Chính Hiệp
Lý Chỉ Bình • Vương Ân Mậu • Lý Chỉ Bình • Lưu Kính Chi • Lưu Vân Chiểu • Trương Nhạc Kỳ • Vương Quốc Phát • Bayanqolu • Hoàng Yến Minh • Giang Trạch Lâm
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.