Trương Quốc Thanh

Trương Quốc Thanh
张国清
Trương Quốc Thanh, 2023
Chức vụ
Nhiệm kỳ12 tháng 3 năm 2023 – nay
1 năm, 50 ngày
Tổng lýLý Cường
Kế nhiệmđương nhiệm
Ủy viên Bộ Chính trị
Nhiệm kỳ23 tháng 10 năm 2022 – nay
1 năm, 191 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XVII, XVIII, XIX, XX
Nhiệm kỳ21 tháng 10 năm 2007 – nay
16 năm, 193 ngày
Dự khuyết khóa XVII
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Các chức vụ khác
Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh
Nhiệm kỳ
1 tháng 9 năm 2020 – 27 tháng 11 năm 2022
2 năm, 87 ngày
Lãnh đạoTập Cận Bình
Tiền nhiệmTrần Cầu Phát
Kế nhiệmHác Bằng
Thị trưởng Thiên Tân
Nhiệm kỳ
2 tháng 1 năm 2018 – 1 tháng 9 năm 2020
2 năm, 243 ngày
Lãnh đạoLý Hồng Trung
Tiền nhiệmVương Đông Phong
Kế nhiệmLiêu Quốc Huân
Thị trưởng Trùng Khánh
Nhiệm kỳ
30 tháng 12 năm 2016 – 2 tháng 1 năm 2018
1 năm, 3 ngày
Lãnh đạoTôn Chính Tài
Trần Mẫn Nhĩ
Tiền nhiệmHoàng Kì Phàm
Kế nhiệmĐường Lương Trí
Chủ tịch Norinco
Nhiệm kỳ
4 tháng 10 năm 2008 – 21 tháng 4 năm 2013
4 năm, 199 ngày
Tiền nhiệmMã Chi Canh
Kế nhiệmDoãn Gia Tự
Thông tin chung
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 8, 1964 (59 tuổi)
Nghề nghiệpNhà khoa học
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnTiến sĩ Kinh tế học
Cao cấp công trình sư cấp Nghiên cứu viên
Trường lớpĐại học Khoa học và Công nghệ Trường Xuân
Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Kinh
Trường Kinh tế và Quản lý, Đại học Thanh Hoa
Trường Kinh doanh, Đại học Harvard
Trường Đảng Trung ương

Trương Quốc Thanh (tiếng Trung giản thể: 张国清, bính âm Hán ngữ: Zhāng Guó Qīng, sinh ngày 13 tháng 8 năm 1964, người Hán) là nhà kinh tế, kỹ thuật quân sự, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Phó Tổng lý Quốc vụ viện, lãnh đạo cấp phó quốc gia, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XX, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, khóa XVIII, Ủy viên dự khuyết khóa XVII. Ông từng là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Liêu Ninh, từng giữ chức vụ Thị trưởng của hai thành phố trực thuộc trung ương là Thiên TânTrùng Khánh; từng lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước khi là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc.

Trương Quốc Thanh gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1984, là Tiến sĩ Kinh tế học, Cao cấp Công trình sư cấp Nghiên cứu viên. Ông có sự nghiệp công tác thời gian dài trong lĩnh vực khoa học quân sự, công nghiệp quốc phòng, nổi tiếng là một nhân vật đóng góp lớn cho nền quốc phòng Trung Quốc, trong nhóm lãnh đạo thế hệ mới.[1]

Xuất thân và giáo dục

Trương Quốc Thanh sinh ngày 13 tháng 8 năm 1964, quê quán tại trấn Linh Sơn (灵山镇), huyện cấp thị La Sơn, địa cấp thị Tín Dương, tỉnh Hà Nam.[2] Ông trải qua thời thiếu niên theo học phổ thông ở La Sơn, đến tháng 9 năm 1981, ông tới tỉnh Cát Lâm, bắt đầu học ở Khoa Kỹ thuật Điện tử của Học viện Quang học và Cơ học Trường Xuân (trường nay đổi tên thành Đại học Khoa học và Công nghệ Trường Xuân), chuyên ngành công nghệ quang điện tử. Tháng 7 năm 1984, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 9 năm 1985, ông tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ quang điện tử, sau đó tới Nam Kinh, Giang Tô tiếp tục theo học ngành Kinh tế thương mại quốc tế tại Khoa Kỹ thuật Quản lý của Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Kinh, tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế quốc tế vào tháng 7 năm 1987.[3] Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1997, ông tham gia khóa bồi dưỡng cán bộ cấp sảnh tại Trường Đảng Trung ương.

Từ tháng 3 năm 2000, Trương Quốc Thanh là nghiên cứu sinh kinh tế tại Trường Kinh tế và Quản lý, thuộc Đại học Thanh Hoa.[4] Trong thời gian này, ông cũng tham gia khóa nghiên cứu mở rộng tại Trường Kinh doanh Harvard, thuộc Đại học Harvard từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2001. Sau đó, ông tốt nghiệp với bằng Tiến sĩ Kinh tế học vào tháng 6 năm 2004.[5]

Sự nghiệp quốc phòng

Giai đoạn đầu

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Kinh, Trương Quốc Thanh lúc này 23 tuổi được tuyển dụng vào Công ty Công nghiệp Bắc Trung Quốc (中国北方工业公司), một công ty nhà nước chuyên về ngành công nghiệp quân sự, đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc năm 1999. Trong ngành công nghiệp quân sự này, ông bắt đầu làm quản lý dự án và nhiều năm tham gia vào công việc kinh doanh ở Trung Đông. Giai đoạn tháng 7 năm 1987 đến tháng 10 năm 1989, ông phụ trách bộ phận dự án hoàn chỉnh khu vực Trung Đông của Tập đoàn Công nghiệp Bắc. Sau đó, những năm 1990 đến 1993, ông là trợ lý cho Chủ nhiệm Văn phòng đại diện của Tập đoàn tại Tehran, Iran.[6] Tháng 2 năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Phó Xứ trưởng Địa khu Trung Đông rồi thăng chức thành Xứ trưởng Địa khu của Tập đoàn Công nghiệp Bắc. Tháng 10 năm 1995, ông là Phó Giám đốc Bộ thứ nhất về thương mại quốc tế của doanh nghiệp.[3]

Tháng 6 năm 1996, Trương Quốc Thanh được đề bạt làm Phó Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Bắc. Năm 1998, ông giữ chức Bí thư Đảng ủy của Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc, kiêm nhiệm Phó Tổng Giám đốc rồi Tổng Giám đốc Công ty Kỹ thuật Vạn Bảo Trung Quốc, một nhánh công ty con của Tập đoàn Bắc. Vào lúc này, ông là công vụ việc bậc hàm cấp sảnh, cấp địa khi mới 32 tuổi.[2]

Norinco

Năm 1999, theo Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện, Ủy ban Quân sự Trung ương quyết định về cải cách khoa học quốc phòng và công nghiệp công nghệ, cải tổ và thành lập mới Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng (China Ordnance Industries Group Corporation Limited (Norinco) – 中国兵器工业集团), Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc là nhân tố chủ lực cơ bản nằm trong sự quản lý của tập đoàn mới.[Ghi chú 1] Trương Quốc Thanh được bổ nhiệm làm Ủy viên Đảng ủy, Phó Chủ tịch của tập đoàn, ông tiếp tục giữ chức Bí thư Đảng ủy và Phó Giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc.[7] Vào tháng 4 năm 2004, ông giữ cương vị Phó Chủ tịch của Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng kiêm Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc. Vào tháng 11 năm 2006, ông được tăng thêm vị trí Phó Bí thư Đảng ủy rồi trở thành Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Quốc phòng năm 2007, lúc này ông ở vị trí bậc hàm phó tỉnh, bộ. Trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, tổ chức tháng 11 năm 2007, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, trở thành một nhân vật trẻ nổi bật trong chính trị Trung Hoa khi giữ vị trí quan trọng lúc 43 tuổi.[8] Tháng 10 năm 2008, Trương Quốc Thanh được thăng chức làm Phó Bí thư, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc kiêm nhiệm Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc. Ông trở thành lãnh đạo toàn diện lĩnh vực công nghiệp quốc phòng đất nước từ thời điểm này.[7]

Trong thời gian làm Chủ tịch của Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng, Trương Quốc Thanh lãnh đạo đơn vị này trở thành tập đoàn công nghiệp quân sự đầu tiên của Trung Quốc có doanh số đạt mức 300 tỷ nhân dân tệ năm 2011, lọt vào danh sách Fortune Global 500. Ông được gọi với biệt danh Thiếu soái Quân đội (兵工少帅).[9] Năm 2012, Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng niêm yết và vào top 500 thế giới, vị trí thứ 205,[10] doanh thu đạt 351 tỷ nhân dân tệ và tăng hạng xếp thứ 161 thế giới năm 2013.[11] Trong sự nghiệp lãnh đạo công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, Trương Quốc Thanh đã tham gia công tác, các hoạt động quân sự, kiến thiết vật liệu, nhân lực cả nước ngoài lẫn trong nước;[12] ông đã thúc đẩy lĩnh vực chế tạo thiết bị quốc phòng của Trung Quốc, đảm bảo quân trang cơ bản cho Lục quân, Hải quân, Không quân, Chi viện chiến lược, Lực lượng Tên lửa, nghiên cứu thiết bị mới hiện đại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; đưa Norinco trở thành một tập đoàn quốc phòng lớn trên thế giới.[13][14] Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, Ủy viên chính thức khi mới 48 tuổi. Bậc hàm công vụ viên của ông được nâng lên thành cấp chính tỉnh, bộ.[15]

Lãnh đạo địa phương

Trùng Khánh

Từ khi bắt đầu sự nghiệp năm 1987, Trương Quốc Thanh có 26 năm công tác trong lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là quân sự, công nghiệp quốc phòng. Đến năm 2013, ông bắt đầu được phân công về vị trí lãnh đạo địa phương, bắt đầu sự nghiệp ở vai trò mới, với vị thế cao hơn, nhiệm vụ quan trọng, toàn diện hơn. Vào tháng 4 năm 2013, Trương Quốc Thanh được Trung ương điều chuyển đến Trùng Khánh, bổ nhiệm làm Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.[16] Vào tháng 7 năm 2013, ông kiêm nhiệm vị trí Hiệu trưởng Trường Đảng thành phố Trùng Khánh.[17] Vào ngày 30 tháng 12 năm 2016, Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Trung Khánh bổ nhiệm ông giữ chức Phó Thị trưởng và Quyền Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Trùng Khánh, đồng thời là Bí thư Đảng tổ Chính phủ Trùng Khánh. Vào ngày 19 tháng 1 năm 2017, cuộc họp lần thứ năm của Đại hội Đại biểu Nhân dân khóa IV của Trùng Khánh đã bầu ông làm Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Trùng Khánh, là thủ trưởng hành chính thứ năm của thành phố miền Tây này. Vào tháng 7 năm 2017, ông kiêm nhiệm vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết công trình Tam Hiệp (国务院三峡工程建设委员会).[Ghi chú 2][18]

Thiên Tân–Liêu Ninh

Vào tháng 12 năm 2017, Trương Quốc Thanh được chuyển đến Thiên Tân, được bổ nhiệm làm Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân, đồng thời là Bí thư Đảng tổ Chính phủ Thiên Tân. Vào ngày 02 tháng 1 năm 2018, ông giữ chức Phó Thị trưởng và Quyền Thị trưởng Chính phủ Nhân dân Thiên Tân. Vào ngày 29 tháng 1 năm 2018, hội nghị Nhân Đại Thiên Tân đã bầu ông làm Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thiên Tân.[19] Tháng 11 năm 2017, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, ông tái đắc cử là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, trong danh sách 204 Ủy viên lãnh đạo Trung Quốc.[20]

Ngày 1 tháng 9 năm 2020, Trương Quốc Thanh miễn nhiệm chức vụ Thị trưởng Thiên Tân, kế nhiệm bởi Liêu Quốc Huân và được Trung ương điều động đến tỉnh Liêu Ninh, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh, kế nhiệm Trần Cầu Phát, kiêm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Liêu Ninh khóa XII, Bí thư thứ nhất Ủy ban Quân sự tỉnh Liêu Ninh, lãnh đạo toàn diện tỉnh Liêu Ninh.[21] Ông cũng là Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất Trung Hoa khi được bổ nhiệm vào tháng 9 năm 2020.[21]

Quốc vụ viện

Tháng 6 năm 2022, Trương Quốc Thanh được bầu làm đại biểu tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu Liêu Ninh.[22] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[23][24][25] ông tái đắc cử là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX,[26][27] sau đó được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị trong Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Trung ương khóa XX vào ngày 23 tháng 10 năm 2022,[28][29] trở thành lãnh đạo cấp phó quốc gia.[30] Ngày 12 tháng 3 năm 2023, tại kỳ họp thứ nhất của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIV, với sự đề cử của Tổng lý Lý Cường, Trương Quốc Thanh được bầu làm Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[31][32]

Xem thêm

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc trong quan hệ quốc tế vẫn còn được gọi dưới cái tên của công ty con: Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc, tức Norinco viết tắt cho cụm từ China North Industries Group Corporation.
  2. ^ Ủy ban Kiến thiết công trình Tam Hiệp là một cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện Trung Hoa, được thành lập từ năm 1993, phụ trách quá trình tiến hành của dự án Tam Hiệp, được giải thể năm 2018 sau khi hoàn tất tiến độ công trình đập Tam Hiệp sông Dương Tử Trung Hoa.

Tham khảo nguồn trực tuyến

  1. ^ Vũ Nguyên, trang 229.
  2. ^ a b “张国清任天津市委副书记” [Phó Bí thư Thiên Tân Trương Quốc Thanh]. Mạng nhân dân Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ a b “张国清 简历” [Giản lịch Trương Quốc Thanh]. Báo Nhân dân Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “Zhang Guoqing 张国清” [Trương Quốc Thanh]. China Vitae (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ Lý Thành, mục bảng 4-10.
  6. ^ “人物简历:张国清” [Tiểu sử đồng chí Trương Quốc Thanh]. CCTV (bằng tiếng Trung). ngày 1 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ a b “中国兵器工业集团公司总经理、党组副书记张国清” [Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Trương Quốc Thanh]. Sitech China (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ “中国共产党第十七届中央委员会候补委员名单” [Danh sách Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 21 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ “兵工少帅 张国清任天津副书记” [Thiếu soái Quân đội Trương Quốc Thanh nhậm chức Phó Bí thư Thành ủy Thiên Tân]. China Times (bằng tiếng Trung). ngày 1 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ “Fortune Gloabl 500, 2012: China North Industries Group Corporation”. Fortune Global 500. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  11. ^ “Global 500 2013”. Fortune 500. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  12. ^ Chuin-Wei Yap (ngày 23 tháng 6 năm 2010). “Chinese Weapons Maker Signs Myanmar Deal”. WSJ. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ Vũ Nguyên, trang 165.
  14. ^ “中国兵器工业集团总经理张国清任重庆副书记” [Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Trương Quốc Thanh được điều chuyển làm Phó Bí thư Thành ủy Trùng Khánh]. Finance China (bằng tiếng Trung). ngày 23 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  15. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  16. ^ “黄奇帆卸任重庆市长 入渝15载近几年GDP增速3连冠” [Hoàng Kì Phàm được miễn chức Thị trưởng Trùng Khánh sau 15 năm công tác]. News 163. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  17. ^ “张国清接替张轩任重庆市委副书记 马正其不再担任常委(图|简历” [Đồng chí Trương Quốc Thanh được bổ nhiệm làm Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy Trung Khánh|Giản lịch]. District (bằng tiếng Trung Quốc). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2022. Truy cập Ngày 25 tháng 10 năm 2019.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  18. ^ “何立峰、王晓东、张国清任国务院三峡工程建设委员会副主任” [Hà Lập Phong, Vương Đông Phong, Trương Quốc Thanh giữ vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết công trình Tam Hiệp]. Edu QQ (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  19. ^ “Thị trưởng Thiên Tân: Trương Quốc Thanh”. Finance.ifeng. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2022. Truy cập Ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  20. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  21. ^ a b “辽宁浙江省委主要负责同志职务调整 [Tỉnh ủy Liêu Ninh, Tỉnh ủy Chiết Giang chịu trách nhiệm chính trong việc điều chỉnh các đồng chí lãnh đạo]”. Tân Hoa xã (bằng tiếng Trung). ngày 1 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2020.
  22. ^ 王靖 (ngày 6 tháng 6 năm 2022). “河南省选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. Chính phủ Hà Nam (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  23. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  24. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  25. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  26. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  27. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  28. ^ “中共二十届一中全会公报”. 新华社. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  29. ^ 吴佳潼; 魏婧 (ngày 23 tháng 10 năm 2022). “中国发布丨党的二十届一中全会结束后 新一届中央政治局常委将同中外记者见面”. News China (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  30. ^ 王頔 (ngày 23 tháng 10 năm 2022). “(二十大受权发布)中共二十届中央领导机构成员简历张国清同志简历”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  31. ^ Lưu Dương (ngày 12 tháng 3 năm 2023). “新华社快讯:大会经投票表决,决定丁薛祥、何立峰、张国清、刘国中为国务院副总理” [Nhân đại quyết định Đinh Tiết Tường, Hà Lập Phong, Trương Quốc Thanh, Lưu Quốc Trung làm Phó Tổng lý Quốc vụ viện]. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.
  32. ^ Ngưu Dung; Dương Quang Vũ (ngày 12 tháng 3 năm 2023). “大会经投票表决,决定丁薛祥、何立峰、张国清、刘国中为国务院副总理” [Nhân đại quyết định Đinh Tiết Tường, Hà Lập Phong, Trương Quốc Thanh, Lưu Quốc Trung làm Phó Tổng lý]. Lưỡng hội Nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.

Thư mục

  • Lý Thành (2016). Chinese Politics in the Xi Jinping Era: Reassessing Collective Leadership [Chính trị Trung Hoa kỷ nguyên Tập Cận Bình: đánh giá định hướng lãnh đạo tập thể]. Nhà xuất bản Westchester, Brookings Institution (tiếng Anh). ISBN 0815726929, ISBN 978-0815726920.
  • Vũ Nguyên (2019). Trung Hoa I: Tỉnh trưởng. Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Liên kết ngoài

  • Đồng chí Trương Quốc Thanh, Mạng Kinh tế nhân dân.
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • x
  • t
  • s
 Trung Quốc: Lãnh đạo Đảng khóa XX và Nhà nước khóa XIV
Đảng Cộng sản
Trung Quốc
Ủy ban
Trung ương
Khóa XX
Bộ Chính trị
Tổng Bí thư
Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao
7 Thường vụ
24 Ủy viên ☆
Ban Bí thư
7 Bí thư
Quân ủy
Chủ tịch ★
2 Phó Chủ tịch
Kiểm Kỷ
Bí thư
Nhân Đại
Khóa XIII
Ủy viên trưởng
14 Phó Ủy viên trưởng
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch
  • Hàn Chính
Quốc vụ viện
Khóa XIV
Tổng lý
4 Phó Tổng lý
5 Ủy viên
Chính Hiệp
Khóa XIV
Chủ tịch
23 Phó Chủ tịch
Quân ủy
Chủ tịch ★
Phó Chủ tịch ☆
Giám sát
Chủ nhiệm ☆
Pháp viện
Viện trưởng ☆
Kiểm Viện
Kiểm sát trưởng ☆
Danh sách lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo vị trí tổ chức; ★: Lãnh đạo cấp Quốc gia; ☆: Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia
Khóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 2022–27; khóa XIV của Nhân Đại, Quốc vụ viện, Chính Hiệp nhiệm kỳ 2023–28.
  • x
  • t
  • s
Chính phủ Lý Cường (2023–2028)
Tổng lý Quốc vụ viện

Tổng lý Quốc vụ viện Lý Cường


Phó Tổng lý thứ Nhất Đinh Tiết Tường
Phó Tổng lý
  1. Đinh Tiết Tường Thường vụ Bộ Chính trị, Lãnh đạo thứ Sáu
  2. Hà Lập Phong Ủy viên Bộ Chính trị
  3. Trương Quốc Thanh Ủy viên Bộ Chính trị
  4. Lưu Quốc Trung Ủy viên Bộ Chính trị
Ủy viên Quốc vụ
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Quốc phòng
02. Bộ Công an
03. Bộ Ngoại giao
Tần Cương – Vương Nghị
04. Bộ Giáo dục
05. Bộ Khoa học và Công nghệ
06. Bộ Công nghiệp và Thông tin
07. Bộ Dân chính
08. Bộ Quốc an
09. Bộ Tư pháp
10. Bộ Tài chính
Lưu Côn
11. Bộ Nhân lực và Xã hội
12. Bộ Tài nguyên thiên nhiên
13. Bộ Môi trường và Sinh thái
14. Bộ Kiến Trú
15. Bộ Giao thông Vận tải
16. Bộ Thủy lợi
17. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn
18. Bộ Thương mại
19. Bộ Văn hóa và Du lịch
Hồ Hòa Bình
20. Bộ Quản lý khẩn cấp
21. Bộ Cựu chiến binh
Cơ quan ngang bộ
22. Ủy ban Cải cách và Phát triển
23. Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc gia
Phan Nhạc
24. Ủy ban Y tế Quốc gia
25. Ngân hàng Nhân dân
26. Kiểm toán Nhà nước
Tên in nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ.
« Quốc vụ viện khóa XIII → Khóa XIV → Quốc vụ viện khóa XV »
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Liêu Ninh
Bí thư Tỉnh ủy
Hoàng Âu Đông • Hoàng Hỏa Thanh • Trần Tích Liên • Tằng Thiệu Sơn • Nhâm Trọng Di • Quách Phong • Lý Quý Tiên • Toàn Thụ Nhân • Cố Kim Trì • Văn Thế Thần • Lý Khắc Cường • Trương Văn Nhạc • Vương Mân • Lý Hi • Trần Cầu Phát • Trương Quốc Thanh
Chủ nhiệm Nhân Đại
Vạn Đạt • Trương Chính Đức • Vương Quang Trung • Vương Hoài Viễn • Vương Mậu Lâm • Văn Thế Thần • Lý Khắc Cường • Trương Văn Nhạc • Vương Mân • Lý Hi • Trần Cầu Phát • Trương Quốc Thanh
Tỉnh trưởng Chính phủ
Đỗ Giả Hành • Hoàng Âu Đông • Trần Tích Liên • Tằng Thiệu Sơn • Nhâm Trọng Di • Trần Phác Như • Toàn Thụ Nhân • Lý Trường Xuân • Nhạc Kỳ Phong • Văn Thế Thần • Trương Quốc Quang • Bạc Hy Lai • Trương Văn Nhạc • Trần Chính Cao • Lí Hi • Trần Cầu Phát • Đường Nhất Quân • Lưu Ninh • Lý Nhạc Thành
Chủ tịch Chính Hiệp
Hoàng Âu Đông • Hoàng Hỏa Thanh • Hoàng Âu Đông • Lý Hoang • Tống Lê • Từ Thiếu Phủ • Tông Kỳ • Tiêu Tác Phúc • Trương Văn Nhạc • Quách Đình Phiêu • Lạc Lâm • Nhạc Phúc Hồng • Hạ Đức Nhân • Chu Ba
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Thiên Tân
Thành phố trực thuộc trung ương, giai đoạn 1958–67 là cấp phó tỉnh
Bí thư Thành ủy
Hoàng Khắc Thành • Hoàng Kính • Hoàng Hỏa Thanh • Vạn Hiểu Đường • Giới Học Cung • Lâm Hồ Gia • Trần Vĩ Đạt • Nghê Chí Phúc • Lý Thụy Hoàn • Đàm Thiệu Văn • Nhiếp Bích Sơ (quyền) • Cao Đức Chiêm • Trương Lập Xương • Trương Cao Lệ • Tôn Xuân Lan • Hoàng Hưng Quốc (quyền) • Lý Hồng Trung • Trần Mẫn Nhĩ
Chủ nhiệm Nhân Đại
Diêm Đạt Khai • Trương Tái Vượng • Ngô Chấn • Nhiếp Bích Sơ (quyền) • Bàng Phượng Hữu • Lưu Thắng Ngọc • Tiêu Hoài Viễn • Đoàn Xuân Hoa
Thị trưởng Chính phủ
Hoàng Kính • Ngô Đức • Hoàng Hỏa Thanh • Lý Canh Đào (thành phố phó tỉnh) • Hồ Chiêu Hoành (thành phố phó tỉnh) • Giải Học Cung • Lâm Hồ Gia • Trần Vĩ Đạt • Hồ Khải Lập • Lý Thụy Hoàn • Nhiếp Bích Sơ • Trương Lập Xương • Lý Thịnh Lâm • Đới Tương Long • Hoàng Hưng Quốc • Vương Đông Phong • Trương Quốc Thanh • Liêu Quốc Huân • Trương Công
Chủ tịch Chính Hiệp
Hoàng Hỏa Thanh • Vạn Hiểu Đường • Giải Học Cung • Diêm Đạt Khai • Hoàng Chí Cương • Trần Băng • Ngô Chấn • Đàm Thiệu Văn • Lưu Tấn Phong • Bàng Phượng Hữu • Tống Bình Thuận • Hình Nguyên Mẫn • Hà Lập Phong • Tang Hiến Phủ • Thịnh Mậu Lâm
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Trùng Khánh
Thành phố trực thuộc trung ương từ 1997
Bí thư Thành ủy
Trương Đức Lân • Hạ Quốc Cường • Hoàng Trấn Đông • Uông Dương • Bạc Hy Lai • Trương Đức Giang • Tôn Chính Tài • Trần Mẫn Nhĩ • Viên Gia Quân
Chủ nhiệm Nhân Đại
Vương Vân Long • Hoàng Trấn Đông • Uông Dương • Trần Quang Quốc • Trần Tồn Căn • Trương Hiên
Thị trưởng Chính phủ
Bồ Hải Thanh • Bao Tự Định • Vương Hồng Cử • Hoàng Kì Phàm • Trương Quốc Thanh • Đường Lương Trí • Hồ Hành Hoa
Chủ tịch Chính Hiệp
Trương Văn Bân • Lưu Chí Trung • Hình Nguyên Mẫn • Từ Kính Nghiệp • Từ Tùng Nam • Vương Quýnh
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.
  • x
  • t
  • s
Bí thư Tỉnh ủy Trung Quốc (2017–22)
Bí thư Trực hạt thịBí thư Tỉnh ủyBí thư Khu ủy khu tự trịBí thư Công tác

Bắc KinhThái Kỳ
Thượng HảiLý Cường
Thiên Tân: Lý Hồng Trung
Trùng KhánhTrần Mẫn Nhĩ

Hà BắcVương Đông PhongNghê Nhạc PhongSơn TâyLạc Huệ NinhLâu Dương Sinh – Lâm Vũ • Giang Tô: Lâu Cần KiệmNgô Chính LongChiết GiangXa TuấnViên Gia QuânAn HuyLý Cẩm BânTrịnh Sách KhiếtPhúc Kiến: Vu Vĩ QuốcDoãn LựcGiang TâyLưu KỳDịch Luyện HồngSơn ĐôngLưu Gia NghĩaLý Cán KiệtHà NamVương Quốc SinhLâu Dương SinhHồ Bắc: Tưởng Siêu LươngỨng DũngVương Mông HuyHồ Nam: Đỗ Gia HàoHứa Đạt TriếtTrương Khánh VĩQuảng ĐôngLý HiHải NamLưu Tứ QuýThẩm Hiểu MinhTứ XuyênBành Thanh HoaVương Hiểu HuyQuý ChâuTôn Chí CươngThầm Di CầmVân NamTrần HàoNguyễn Thành Phát – Vương Ninh • Thiểm TâyHồ Hòa BìnhLưu Quốc TrungCam TúcLâm ĐạcDoãn HoằngThanh HảiVương Kiến QuânTín Trường TinhLiêu NinhTrần Cầu Phát – Trương Quốc Thanh • Cát LâmBayanqoluCảnh Tuấn HảiHắc Long GiangTrương Khánh VĩHứa Cần

Hồng KôngLạc Huệ Ninh
Ma CaoPhó Tự Ứng

In đậm: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIXIn nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ. Ghi chú: Kiện toàn địa phương cho nhiệm kỳ khóa XIX.
Liên quan: Danh sách Tỉnh trưởng Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Bí thư Tỉnh ủy
« XVIII → XIX → XX »
  • x
  • t
  • s
Thị trưởng
trực hạt thị (4)




Tỉnh trưởng (22)

An Huy: Lý Quốc AnhVương Thanh Hiến  · Cam Túc: Đường Nhân KiệnNhậm Chấn Hạc  · Cát Lâm: Cảnh Tuấn HảiHàn Tuấn  · Chiết Giang: Viên Gia QuânTrịnh Sách Khiết – Vương Hạo  · Giang Tây: Dịch Luyện HồngDiệp Kiến Xuân  · Giang Tô: Ngô Chính LongHứa Côn Lâm  · Hà Bắc: Hứa CầnVương Chính Phổ  · Hà Nam: Doãn Hoằng – Vương Khải  · Hải Nam: Thẩm Hiểu MinhPhùng Phi  · Hắc Long Giang: Vương Văn ĐàoHồ Xương Thăng  · Hồ Bắc: Vương Hiểu ĐôngVương Trung Lâm  · Hồ Nam: Hứa Đạt TriếtMao Vĩ Minh  · Liêu Ninh: Đường Nhất QuânLưu NinhLý Nhạc Thành  · Phúc Kiến: Đường Đăng KiệtVương Ninh – Triệu Long  · Quảng Đông: Mã Hưng ThụyVương Vĩ Trung  · Quý Châu: Kham Di CầmLý Bỉnh Quân  · Sơn Đông: Cung ChínhLý Cán KiệtChu Nãi Tường  · Sơn Tây: Lâm VũLam Phật An  · Thanh Hải: Lưu NinhTín Trường TinhNgô Hiểu Quân  · Thiểm Tây: Lưu Quốc TrungTriệu Nhất Đức  · Tứ Xuyên: Doãn LựcHoàng Cường  · Vân Nam: Nguyễn Thành PhátVương Dữ Ba

Chủ tịch
khu tự trị (5)
Đặc khu trưởng
Đặc khu hành chính (2)
In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ.
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata