Lý Tiên Niệm

Lý Tiên Niệm
李先念
Chức vụ
Nhiệm kỳ18 tháng 6 năm 1983 – 8 tháng 4 năm 1988
4 năm, 295 ngày
Tiền nhiệmLưu Thiếu Kỳ
Diệp Kiếm Anh
Kế nhiệmDương Thượng Côn
Nhiệm kỳ6 tháng 4 năm 1988 – 21 tháng 6 năm 1992
4 năm, 76 ngày
Tiền nhiệmĐặng Dĩnh Siêu
Kế nhiệmLý Thụy Hoàn
Nhiệm kỳ19 tháng 8 năm 1977 – 15 tháng 6 năm 1982
4 năm, 300 ngày
Đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc
Nhiệm kỳ15 tháng 9 năm 1954 – 25 tháng 3 năm 1988
33 năm, 192 ngày
Nhiệm kỳ1976 – 1977
Nhiệm kỳtháng 6 năm 1954 – tháng 6 năm 1970
Tiền nhiệmĐặng Tiểu Bình
Kế nhiệmÂn Thừa Trinh
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Bắc
Nhiệm kỳtháng 5 năm 1949 – tháng 5 năm 1954
Nhiệm kỳtháng 5 năm 1949 – tháng 9 năm 1954
Thông tin chung
Quốc tịchTrung Quốc
Sinh(1909-06-23)23 tháng 6 năm 1909
Hoàng Cương, Hồ Bắc, Nhà Thanh
Mất21 tháng 6 năm 1992(1992-06-21) (82 tuổi)
Bắc Kinh, Trung Quốc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
VợThượng Tiểu Bình (ly hôn) Lâm Giai My

Lý Tiên Niệm (tiếng Trung Quốc: 李先念; Bính âm Hán ngữ: Lǐ Xiānniàn; Wade-Giles: Li Hsien-nien) (23 tháng 6 năm 190921 tháng 6 năm 1992) là Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữa năm 19831988 và sau đó là chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc cho đến khi mất.

Lý Tiên Niệm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1927, và làm một chỉ huy quân đội và chính ủy của Hồng quân trong thời kỳ Trường Chinh. Ông là một nhân vật chính trị có ảnh hưởng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ năm 1956, từng là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 12, 13.

Thời gian 1949 - 1954 ông được cử làm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Bắc (chức vụ nay là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân), Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Bắc kiêm Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự và Chính ủy, Phó bí thư Trung ương cục Trung Nam.

Năm 1954 ông được giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung QuốcPhó Tổng lý Quốc vụ viện cho đến khi xảy ra Cách mạng Văn hóa. Thời kỳ Cách mạng văn hóa ông thất sủng, sau đó mới được phục hồi, cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Ông được coi là kiến trúc sư chính trong việc phục hồi kinh tế sau thời kỳ Văn cách. Năm 1978 ông tham dự vào việc bắt giữ bè lũ bốn tên. Năm 1983 khi Hiến pháp mới được ban hành, ông được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ bị bỏ trống kể từ năm 1969. Tháng 7 năm 1985, Lý Tiên Niệm sang thăm Mỹ, đây là lần đầu tiên nguyên thủ Trung Quốc sang thăm Mỹ, đây cũng là thời điểm bắt đầu quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Năm 1988, khi 79 tuổi, ông thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước, người kế nhiệm là Dương Thượng Côn. Chức vụ sau đó của ông là Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cho đến khi mất năm 1992.

Ông được xem là một trong những Bát đại nguyên lão của Trung Quốc.[1]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ "History Beckons Again" Lưu trữ 2019-01-06 tại Wayback Machine Kurt Anderson Time Magazine, (7/5/1984).
Tiền nhiệm:
Lưu Thiếu Kỳ
Diệp Kiếm Anh
Chủ tịch Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc
Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
1983–1988
Kế nhiệm:
Dương Thượng Côn
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Hồ Bắc
Bí thư Tỉnh ủy
Lý Tiên Niệm • Vương Nhiệm Trọng • Trương Thể Học • Tằng Tứ Ngọc • Triệu Tân Sơ • Trần Phi Hiển • Quan Quảng Phú • Cổ Chí Kiệt • Tưởng Túc Bình • Du Chính Thanh • La Thanh Toàn • Lý Hồng Trung • Tưởng Siêu Lương • Ứng Dũng • Vương Mông Huy
Chủ nhiệm Nhân Đại
Trần Phi Hiển • Hàn Ninh Phu • Hoàng Trí Chân • Quan Quảng Phú • Du Chính Thanh • Dương Vĩnh Lương • La Thanh Toàn • Lý Hồng Trung • Tưởng Siêu Lương • Ứng Dũng • Vương Mông Huy
Tỉnh trưởng Chính phủ
Lý Tiên Niệm • Lưu Tử Hậu • Trương Thể Học • Tằng Tứ Ngọc • Triệu Tân Sơ • Trần Phi Hiển • Hàn Ninh Phu • Hoàng Trí Chân • Quách Chấn Kiền • Quách Thụ Ngôn • Cổ Chí Kiệt • Tưởng Túc Bình • Trương Quốc Quang • La Thanh Toàn • Lý Hồng Trung • Vương Quốc Sinh • Vương Hiểu Đông • Vương Trung Lâm
Chủ tịch Chính Hiệp
Vương Nhiệm Trọng • Triệu Tân Sơ • Hàn Ninh Phu • Hứa Đạo Kỳ • Lê Vy • Thẩm Nhân Lạc • Hồi Lương Ngọc • Tiền Vận Lục • Dương Vĩnh Lương • Vương Sinh Thiết • Tống Dục Anh • Dương Tùng • Trương Xương Nhĩ • Từ Lập Toàn • Hoàng Sở Bình • Tôn Vĩ
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử nhân vật Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s