Chu Cường

Chu Cường
Chức vụ
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc
Nhiệm kỳ15 tháng 3 năm 2013 – 11 tháng 3 năm 2023
9 năm, 361 ngày
Tiền nhiệmVương Thắng Tuấn
Kế nhiệmTrương Quân
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2010 – 20 tháng 3 năm 2013
2 năm, 329 ngày
Tiền nhiệmTrương Xuân Hiền
Kế nhiệmTừ Thủ Thịnh
Nhiệm kỳ30 tháng 9 năm 2006 – 5 tháng 6 năm 2013
3 năm, 248 ngày
Tiền nhiệmChu Bá Hoa
Kế nhiệmTừ Thủ Thịnh
Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc
Nhiệm kỳTháng 6 năm 1998 – Tháng 11 năm 2006
Tiền nhiệmLý Khắc Cường
Kế nhiệmHồ Xuân Hoa
Thông tin chung
Sinh25 tháng 4, 1960 (64 tuổi)
Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc

Chu Cường (tiếng Trung: 周强; bính âm: Zhōu Qiáng; sinh tháng 4 năm 1960) là thạc sĩ luật học, chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, khóa XIX, khoá XVIII, khóa XVII, khóa XVI, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Ông từng là Thủ tịch Đại pháp quan, Viện trưởng Pháp viện Nhân dân Tối cao; Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nam; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Hồ Nam; và Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục

Chu Cường là người Hán sinh ngày 25 tháng 4 năm 1960, người Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc.[1] Tháng 9 năm 1978 đến tháng 9 năm 1982, Chu Cường theo học khoa pháp luật tại Học viện Chính trị Pháp luật Tây Nam nay thuộc Đại học Chính trị Pháp luật Tây Nam. Tháng 9 năm 1982 đến tháng 8 năm 1985, ông nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành luật dân sự, Viện Nghiên cứu sinh thuộc Học viện Chính trị Pháp luật Tây Nam. Tháng 11 năm 2005 đến tháng 1 năm 2006, ông theo học lớp nghiên cứu chuyên đề cải cách thể chế kinh tế cán bộ cấp tỉnh bộ tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sự nghiệp

Thời kỳ đầu và công tác thanh niên

Tháng 8 năm 1976, Chu Cường là thanh niên trí thức tham gia đội sản xuất ở nông thôn tại đại đội Chu Biên, công xã Độc Sơn, huyện Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc. Tháng 9 năm 1978, Chu Cường gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.[2] Tháng 8 năm 1985, sau khi tốt nghiệp nghiên cứu sinh, Chu Cường được phân phối về làm cán bộ phòng pháp quy thuộc phòng chính sách, Bộ Tư pháp Trung Quốc. Tháng 12 năm 1989, ông được bổ nhiệm làm Phó phòng Pháp quy pháp luật, Vụ Pháp quy, Bộ Tư pháp. Tháng 7 năm 1991, ông được bổ nhiệm giữ chức Trưởng phòng Pháp quy pháp luật, Vụ Pháp quy, Bộ Tư pháp. Tháng 9 năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Tư pháp kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tháng 4 năm 1995, ông được luân chuyển làm Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tư pháp.

Tháng 10 năm 1995, Chu Cường chuyển sang hoạt động trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản và được bầu làm Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (CYL). Tháng 11 năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, hàm Thứ trưởng. Tháng 6 năm 1998, Chu Cường được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, hàm Bộ trưởng, kế nhiệm ông Lý Khắc Cường. Ngày 14 tháng 11 năm 2002, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI.[2] Tháng 7 năm 2003, ông được bầu lại là Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

Hồ Nam

Tháng 9 năm 2006, Chu Cường được luân chuyển làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nam, quyền Tỉnh trưởng Chính phủ nhân dân tỉnh Hồ Nam kiêm Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Tháng 11 năm 2006, ông thôi giữ chức vụ Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Ngày 3 tháng 2 năm 2007, tại Hội nghị lần thứ năm của Đại hội đại biểu nhân dân khóa X tỉnh Hồ Nam, ông chính thức được bầu làm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam. Ngày 21 tháng 10 năm 2007, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII.[2] Ngày 24 tháng 1 năm 2008, ông được bầu tái đắc cử Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam. Ngày 25 tháng 4 năm 2010, sau khi Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nam Trương Xuân Hiền được bổ nhiệm làm Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Chu Cường được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nam kế nhiệm.[3][4] Tháng 9 năm 2010, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hồ Nam.

Trung ương

Ngày 14 tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Chu Cường được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII.[5] Sáng 15 tháng 3 năm 2013, tại kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc – NPC) khóa XII nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018, Chu Cường được bầu làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc.[6] Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, ông được bầu lại là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[7] Sáng ngày 18 tháng 3 năm 2018, kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XIII nhiệm kỳ 2018 đến năm 2023 họp phiên toàn thể lần thứ 6 bầu ông làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc.[8] Ngày 11 tháng 3 năm 2023, Chu Cường được miễn nhiệm chức vụ Viện trưởng Pháp viện, kế nhiệm bởi Trương Quân,[9] được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.[10]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Chu Cường được bầu là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Tào Kiến Minh được bầu là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ a b c “Tiểu sử Chu Cường” (bằng tiếng Trung). Baidu Baike. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2010.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  4. ^ Cui, Jia (ngày 23 tháng 4 năm 2010). “Young official named Hunan Party chief”. China Daily. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2010.
  5. ^ “List of members of the 18th CPC Central Committee”. Xinhua. ngày 14 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ “Chu Cường được bầu làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ “List of members of the 19th CPC Central Committee”. Xinhua News Agency. ngày 24 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ “Quốc hội Trung Quốc họp bầu Thủ tướng”. VietNamNet. 18 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  9. ^ Nhạc Hoằng Bân; Triệu Hân Duyệt (ngày 11 tháng 3 năm 2023). “快讯:张军当选为最高人民法院院长” [Trương Quân được bầu làm Viện trưởng Pháp viện Nhân dân Tối cao]. Lưỡng hội Nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ Hồ Vĩnh Thu; Bạch Vũ (ngày 11 tháng 3 năm 2023). “中国人民政治协商会议第十四届全国委员会副主席简历周强” [Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Chu Cường]. Lưỡng hội Nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
  • x
  • t
  • s
 Trung Quốc: Lãnh đạo Đảng khóa XX và Nhà nước khóa XIV
Đảng Cộng sản
Trung Quốc
Ủy ban
Trung ương
Khóa XX
Bộ Chính trị
Tổng Bí thư
Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao
7 Thường vụ
24 Ủy viên ☆
Ban Bí thư
7 Bí thư
Quân ủy
Chủ tịch ★
2 Phó Chủ tịch
Kiểm Kỷ
Bí thư
Nhân Đại
Khóa XIII
Ủy viên trưởng
14 Phó Ủy viên trưởng
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch
  • Hàn Chính
Quốc vụ viện
Khóa XIV
Tổng lý
4 Phó Tổng lý
5 Ủy viên
Chính Hiệp
Khóa XIV
Chủ tịch
23 Phó Chủ tịch
Quân ủy
Chủ tịch ★
Phó Chủ tịch ☆
Giám sát
Chủ nhiệm ☆
Pháp viện
Viện trưởng ☆
Kiểm Viện
Kiểm sát trưởng ☆
Danh sách lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo vị trí tổ chức; ★: Lãnh đạo cấp Quốc gia; ☆: Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia
Khóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 2022–27; khóa XIV của Nhân Đại, Quốc vụ viện, Chính Hiệp nhiệm kỳ 2023–28.
  • x
  • t
  • s
 Trung Quốc: Lãnh đạo Đảng khóa XIX và Nhà nước khóa XIII
Đảng Cộng sản
Trung Quốc
Ủy ban
Trung ương
Khóa XIX
Tổng Bí thư
Bộ Chính trị
Thường vụ (7) ★
Ủy viên (25) ☆
Ban Bí thư
Bí thư (7) ☆
Quân ủy
Chủ tịch ★
Phó Chủ tịch
Kiểm Kỷ
Bí thư
Nhân Đại
Khóa XIII
Ủy viên trưởng
Phó Ủy viên trưởng (14) ☆
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch
Quốc vụ viện
Khóa XIII
Tổng lý
Phó Tổng lý (4) ☆
Ủy viên (5) ☆
Chính Hiệp
Khóa XIII
Chủ tịch
Phó Chủ tịch (24) ☆
Quân ủy
Chủ tịch ★
Phó Chủ tịch ☆
Giám sát
Chủ nhiệm ☆
Tòa án
Viện trưởng ☆
Chu Cường
Kiểm Viện
Kiểm sát trưởng ☆
Danh sách lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo vị trí tổ chức; ★: Lãnh đạo cấp Quốc gia; ☆: Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia
Khóa XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 2017–22; khóa XIII của Nhân Đại, Quốc vụ viện, Chính Hiệp nhiệm kỳ 2018–23.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Hồ Nam
Bí thư Tỉnh ủy
Hoàng Khắc Thành • Kim Minh • Chu Tiểu Chu • Chu Huệ (quyền) • Trương Bình Hoa • Vương Diên Xuân • Lê Nguyên • Hoa Quốc Phong • Mao Trí Dụng • Hùng Thanh Toàn • Vương Mậu Lâm • Dương Chính Ngọ • Trương Xuân Hiền • Chu Cường • Từ Thủ Thịnh • Đỗ Gia Hào • Hứa Đạt Triết • Trương Khánh Vĩ
Chủ nhiệm Nhân Đại
Vạn Đạt • Tôn Quốc Trị • Tiêu Lâm Nghĩa • Lưu Phu Sinh • Vương Mậu Lâm • Dương Chính Ngọ • Trương Xuân Hiền • Chu Cường • Từ Thủ Thịnh • Đỗ Gia Hào • Hứa Đạt Triết • Trương Khánh Vĩ
Tỉnh trưởng Chính phủ
Trần Minh Nhân • Trình Tiềm • Vương Thủ Đạo • Trình Tiềm • Lê Nguyên • Hoa Quốc Phong • Mao Trí Dụng • Tôn Quốc Trị • Lưu Chính • Hùng Thanh Toàn • Trần Bang Trụ • Dương Chính Ngọ • Trữ Ba • Trương Vân Xuyên • Chu Bá Hoa • Chu Cường • Từ Thủ Thịnh • Đỗ Gia Hào • Hứa Đạt Triết • Mao Vĩ Minh
Chủ tịch Chính Hiệp
Chu Tiểu Chu • Trương Bình Hoa • Mao Trí Dụng • Chu Lý • Trình Tinh Linh • Lưu Chính • Lưu Phu Sinh • Vương Khắc Anh • Hồ Bưu • Trần Cầu Phát • Lý Vi Vi
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
  • x
  • t
  • s