Hoài Tiến Bằng

Hoài Tiến Bằng
潘岳
Chức vụ
Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Nhiệm kỳ20 tháng 8 năm 2021 – nay
2 năm, 255 ngày
Tổng lýLý Khắc Cường
Tiền nhiệmTrần Bảo Sinh
Kế nhiệmđương nhiệm
Hiệu trưởng Bắc Hàng
Nhiệm kỳ12 tháng 12 năm 2016 – 1 tháng 9 năm 2017
Bộ trưởngTrần Bảo Sinh
Tiền nhiệmLý Vị
Kế nhiệmTừ Huệ Bân
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng
Nhiệm kỳ24 tháng 10 năm 2017 – nay
6 năm, 190 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin chung
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 12, 1962 (61 tuổi)
Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang, Trung Quốc
Nghề nghiệpNhà khoa học
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnTiến sĩ Kỹ thuật
Giáo sư Hàng không vũ trụ
Trường lớpĐại học Công nghiệp Cát Lâm
Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân
Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh
Quê quánTế Nam, Sơn Đông

Hoài Tiến Bằng (tiếng Trung giản thể怀进鹏, bính âm Hán ngữ: Huái Jìn Péng, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1962) là chuyên gia phần mềm máy tính, nhà khoa học máy tính, hàng không vũ trụ và chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, khóa XIX, hiện là Bí thư Đảng tổ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc. Ông nguyên là Bí thư Đảng tổ Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc và Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc.

Tiểu sử

Thân thế

Hoài Tiến Bằng là người Hán sinh tháng 12 năm 1962, nguyên quán Tế Nam, tỉnh Sơn Đông và sinh ra ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang.[1]

Giáo dục

Tháng 9 năm 1980 đến tháng 9 năm 1984, Hoài Tiến Bằng theo học chuyên ngành ứng dụng máy tính khoa khoa học và kỹ thuật máy tính ở Đại học Công nghiệp Cát Lâm (nay là Đại học Cát Lâm).[2]

Tháng 9 năm 1984 đến tháng 9 năm 1987, ông nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành nhận dạng mẫuđiều khiển thông minh khoa kỹ thuật điện tại Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân.[2]

Tháng 9 năm 1990 đến tháng 12 năm 1993, ông theo học chuyên ngành phần mềm máy tính khoa khoa học và kỹ thuật máy tính tại Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh và được trao học vị tiến sĩ kỹ thuật.[2]

Tháng 9 đến tháng 11 năm 2011, ông theo học lớp nâng cao cán bộ cấp tỉnh bộ kỳ thứ 50 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[2]

Sự nghiệp

Các giai đoạn

Tháng 1 năm 1986, Hoài Tiến Bằng gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.[2]

Tháng 9 năm 1987, ông tham gia công tác làm giáo viên khoa máy tính của Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh.[2]

Tháng 6 năm 1994, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm khoa máy tính, Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh.[2]

Tháng 9 năm 1995 đến tháng 9 năm 1996, ông là học giả mời đến cao cấp Đại học Columbia, Hoa Kỳ.[2]

Tháng 6 năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm khoa máy tính, Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh.[2]

Tháng 12 năm 2000, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng ủy Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh kiêm Phó Hiệu trưởng Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh.[2] Tháng 1 năm 2003, ông được bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Hành không vũ trụ Bắc Kinh, Phó Hiệu trưởng Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh.

Tháng 4 năm 2003, ông nhậm chức Phó Hiệu trưởng Thường trực Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Hành không vũ trụ Bắc Kinh.[2]

Tháng 5 năm 2009, Hoài Tiến Bằng được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng ủy Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, Hiệu trưởng Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, hàm Thứ trưởng.[3]

Tháng 11 năm 2009, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc.[4]

Năm 2013, ông được bầu làm Đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) khóa XII (2013 - 2018).[5]

Tháng 2 năm 2015, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, thành viên Ban Cán sự Đảng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.[3]

Tháng 12 năm 2016, Hoài Tiến Bằng được luân chuyển làm Phó Bí thư Thành ủy Thiên Tân, một trong bốn thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc.[3][6]

Tháng 9 năm 2017, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc.[7][8]

Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[9] Ngày 20 tháng 8 năm 2021, Hoài Tiến Bằng được bổ nhiệm làm Bộ Giáo dục Trung Quốc.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Giới thiệu nhân vật Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc
  2. ^ a b c d e f g h i j k Người Tế Nam Hoài Tiến Bằng làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc
  3. ^ a b c Hoài Tiến Bằng nhậm chức Phó Bí thư Thành ủy Thiên Tân(图/简历)
  4. ^ 中国科学院学部与院士·院士信息·信息技术科学部·怀进鹏 Lưu trữ 2012-04-25 tại Wayback Machine
  5. ^ “Thông tin Đại biểu Nhân đại toàn quốc - Hoài Tiến Bằng”. 全国人大网. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  6. ^ “Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn: Hoài Tiến Bằng nhậm chức Phó Bí thư Thành ủy Thiên Tân”. 澎湃新闻. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Hoài Tiến Bằng làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, Thượng Dũng có sự bổ nhiệm khác”. 澎湃新闻. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ Hoài Tiến Bằng nhậm chức Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc (图|简历)
  9. ^ “List of members of the 19th CPC Central Committee”. Xinhua News Agency. ngày 24 tháng 10 năm 2017.
  • x
  • t
  • s
Chính phủ Lý Cường (2023–2028)
Tổng lý Quốc vụ viện

Tổng lý Quốc vụ viện Lý Cường


Phó Tổng lý thứ Nhất Đinh Tiết Tường
Phó Tổng lý
  1. Đinh Tiết Tường Thường vụ Bộ Chính trị, Lãnh đạo thứ Sáu
  2. Hà Lập Phong Ủy viên Bộ Chính trị
  3. Trương Quốc Thanh Ủy viên Bộ Chính trị
  4. Lưu Quốc Trung Ủy viên Bộ Chính trị
Ủy viên Quốc vụ
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Quốc phòng
02. Bộ Công an
03. Bộ Ngoại giao
Tần Cương – Vương Nghị
04. Bộ Giáo dục
Hoài Tiến Bằng
05. Bộ Khoa học và Công nghệ
06. Bộ Công nghiệp và Thông tin
07. Bộ Dân chính
08. Bộ Quốc an
09. Bộ Tư pháp
10. Bộ Tài chính
Lưu Côn
11. Bộ Nhân lực và Xã hội
12. Bộ Tài nguyên thiên nhiên
13. Bộ Môi trường và Sinh thái
14. Bộ Kiến Trú
15. Bộ Giao thông Vận tải
16. Bộ Thủy lợi
17. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn
18. Bộ Thương mại
19. Bộ Văn hóa và Du lịch
Hồ Hòa Bình
20. Bộ Quản lý khẩn cấp
21. Bộ Cựu chiến binh
Cơ quan ngang bộ
22. Ủy ban Cải cách và Phát triển
23. Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc gia
Phan Nhạc
24. Ủy ban Y tế Quốc gia
25. Ngân hàng Nhân dân
26. Kiểm toán Nhà nước
Tên in nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ.
« Quốc vụ viện khóa XIII → Khóa XIV → Quốc vụ viện khóa XV »
  • x
  • t
  • s
Tổng lý Quốc vụ viện

Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường


Phó Tổng lý thứ Nhất Hàn Chính
Phó Tổng lý
  1. Hàn Chính Lãnh đạo thứ Bảy
  2. Tôn Xuân Lan ♀ Ủy viên Bộ Chính trị
  3. Hồ Xuân Hoa Ủy viên Bộ Chính trị
  4. Lưu Hạc Ủy viên Bộ Chính trị
Ủy viên Quốc vụ
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Ngoại giao
Vương Nghị
02. Bộ Quốc phòng
03. Bộ Công An
04. Bộ Giáo dục
Trần Bảo Sinh • Hoài Tiến Bằng
05. Bộ Khoa học và Công nghệ
06. Bộ Công nghiệp và Thông tin
07. Bộ Dân chính
08. Bộ Quốc an
Trần Văn Thanh
09. Bộ Tư pháp
10. Bộ Tài chính
Lưu Côn
11. Bộ Nhân lực và Xã hội
12. Bộ Tài nguyên thiên nhiên
13. Bộ Môi trường và Sinh thái
14. Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, nông thôn
15. Bộ Giao thông Vận tải
16. Bộ Thủy lợi
Ngạc Cánh BìnhLý Quốc Anh
17. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn
18. Bộ Thương mại
Chung SơnVương Văn Đào
19. Bộ Văn hóa và Du lịch
Lạc Thụ Cương • Hồ Hòa Bình
20. Bộ Quản lý khẩn cấp
Vương Ngọc PhổHoàng MinhVương Tường Hỉ
21. Bộ Cựu chiến binh
Các cơ quan ngang bộ
22. Ủy ban Cải cách và Phát triển
23. Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc gia
24. Ủy ban Y tế Quốc gia
25. Ngân hàng Nhân dân
Bí thư Quách Thụ ThanhThống đốc Dịch Cương
26. Kiểm toán Nhà nước
Tên in nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ.
« Quốc vụ viện khóa XII → Khóa XIII → Quốc vụ viện khóa XIV »
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata