Darius III

Hình tượng sơ khai Bài viết nhân vật Iran này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Darius III
Shah (Hoàng đế Ba Tư vĩ đại)
Hình Darius trong khảm Alexandros
Tại vị336 TCN - 330 TCN
Tiền nhiệmArses Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmAlexandros Đại đế Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinhkhoảng 380 TCN
Ba Tư
Mất339 TCN
Bactria, Ba Tư
An tángPersepolis
Hoàng tộcNhà Achaemenid

Darayavaush/Darius III (khoảng 380-330 TCN) là vua cuối cùng của nhà Achaemenid của Ba Tư (336-330 TCN). Tên khai sinh của ông ta là Codomannus.

Darius bổ nhiệm một loạt satrap (tổng trấn) bất liêm chính. Nhân dân rất chán ghét các viên quan này. Vì vậy, Ba Tư suy yếu và cuối cùng đã bị đánh bại trong cuộc xâm lăng của Alexandros Đại đế.

Triều đại Darius cho thấy sự suy yếu của nhà Achaemenid, nhưng không phải vì vậy mà các sử gia xem ông là một quân vương kém cỏi. Ông đã cố gắng giành lại quyền hành cai trị đế quốc từ tay kẻ cai trị thực thụ của Ba Tư trong thời gian 338 - 336 TCN - Quan tể tướng Bagoas.

Sự kế vị

Artaxerxes III và tất cả các con trai của ông ngoại trừ một người, Arses,đã bị ám sát bởi một âm mưu đen tối của viên tể tướng Bagoas, người đã tôn Ares lên làm vua bù nhìn. Khi ông ta nhận thấy Ares không còn có thể kiểm soát được nữa, ông ta đã giết Ares vào khoảng năm 336 TCN. Và đưa lên ngai vàng một người tên là Codomannus, người thừa kế hợp pháp cuối cùng còn sót lại. Codomannus là một họ hàng xa với dòng họ hoàng gia. Ông đã làm cho mình nổi bật bởi chiến thắng trước người Cadusii [1] và đang đảm trách nhiệm vụ như là người đưa tin cho hoàng gia.[2] Codomannus là con trai của Arsames, con trai của Ostanes, một trong những anh em của Artaxerxes và Sisygambis, con gái của Artaxerxes II Memnon. Ông đã lên ngôi ở tuổi 45.

Codomannus lấy tên hiệu là Darius III và nhanh chóng chứng tỏ sự độc lập của mình khỏi người bảo trợ sát thủ.Bagoas sau đó đã cố gắng đầu độc ông khi nhận thấy ông không còn kiểm soát được nhưng ông đã được cảnh báo và bắt Bagoas phải tự mình uống thuốc độc.[3] Vị vua mới đã thấy rằng mình đang kiểm soát một đế chế đang bất ổn. Phần lớn các vùng đất được cai quản bởi các vị phó vương đố kị và không đáng tin cậy và là nơi sinh sống của các đối tượng bất mãn và nổi loạn, như Khabash tại Ai Cập. So với tổ tiên của ông và người cầm quyền trước đó bị ám sát, Darius tỏ ra thiếu kinh nghiệm để cai trị một đế quốc và thiếu tham vọng để làm bất cứ điều gì.

Năm 336 TCN Philip II của Macedonia đã được ủy quyền của liên minh Corinth để bắt đầu một cuộc chiến tranh thiêng liêng chống lại người Ba tư và để báo thù cho việc báng bổ và đốt cháy ngôi đền của người Athens trong chiến tranh Ba tư lần II.Ông đã gửi một lực lượng tiến vào Tiểu Á dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh của mình Parmenion và Attalus để "giải phóng" người Hy Lạp sống dưới sự kiểm soát Ba Tư.Sau khi họ chiếm được các thành phố Hy Lạp ở châu Á từ Troy đến sông Maiandros, Philip bị ám sát và chiến dịch của ông bị đình chỉ, trong khi người kế vị của ông củng cố quyền kiểm soát Macedonia và Hy Lạp.

Chiến tranh với Alexander

Darius III portrayed (near middle) battling Alexander the Great in a Greek depiction
Darius’s flight at the Battle of Gaugamela (18th-century ivory relief)

Mùa xuân năm 334 TCN, người thừa kế của Philip, Alexandros đại đế đã tự cho mình là người lãnh đạo của liên minh Corinth, xâm chiếm Tiểu Á.ở vị trí lãnh đạo của một đội quân hỗn hợp gồm người Macedonia và Hy Lạp. Cuộc xâm lược này, đánh dấu sự khởi đầu các cuộc chiến tranh của Alexander Đại đế, được tiếp nối ngay lập tức bởi chiến thắng của Alexander trước người Ba Tư tại Trận Granicus. Darius đã không để ý trận đánh, bởi vì không có lý do để ông ta nghi ngờ rằng Alexander dự định chinh phục toàn bộ châu Á, và Darius cũng có thể có nghĩ rằng các tổng trấn nhỏ có thể đối phó với cuộc khủng hoảng,[4] nên ông đã quyết định thay vì tham chiến mà ở lại cung điện của Persepolis và để cho các tổng trấn của ông xử lý việc đó.

Darius đã không tham gia chống lại quân đội của Alexander cho đến một năm rưỡi sau trận Granicus, trong trận Issus trong năm 333 TCN.Lực lượng của ông nhiều hơn của binh sĩ của Alexander ít nhất là tỉ lệ 2-1, nhưng Darius vẫn bị đánh ngang sườn, đánh bại, và bị buộc phải bỏ chạy. Nó được kể lại bởi Arrian rằng trong trận Issus thời điểm cánh trái Ba Tư đã bị chia làm từng mảnh bởi sự tấn công của Alexander và Darius, đang đứng trong chiến xa của mình, thấy rằng nó đã bị chia cắt, ngay lập tức ông ta bỏ chạy - thực sự, ông ta đã thoát được về an toàn[5] Trên đường đi,. ông ta vứt lại phía chiến xa của mình, cung tên của ông ta, và áo choàng hoàng gia của ông, tất cả đều được sau đó đều được nhặt bởi Alexandros. Các nguồn Hy Lạp như Thư viện Lịch sử của Diodorus Siculus và của Justin là Epitoma Historiarum Philippicarum kể lại rằng Darius chạy trốn khỏi sự sợ hãi ở trận Issus và một lần nữa hai năm sau đó ở trận Gaugamela mặc dù chỉ huy một lực lượng lớn hơn trong vị trí phòng thủ ở mỗi lần.

Chú thích

  1. ^ Justin 10.3; cf. Diod. 17.6.1-2
  2. ^ Plutarch, Life of Alexander 18.7-8, First Oration on the Fortune or the Virtue of Alexander, 326.D.
  3. ^ Diodorus 17.5.6.
  4. ^ George Cawkwell, The Greek Wars: The Failure of Persia, p. 209
  5. ^ Arrian, The Campaigns of Alexander.

Liên kết ngoài

  • Darius 3 Codomannus Lưu trữ 2010-01-31 tại Wayback Machine
  • A detailed biography of Darius Lưu trữ 2003-10-18 tại Wayback Machine
  • A genealogy of Darius
  • Pothos.org: Darius III (Codomannus) Lưu trữ 2011-06-08 tại Wayback Machine
Darius III
Sinh: , khoảng 380 TCN Mất: , 330 TCN
Tiền nhiệm
Artaxerxes IV Arses
Đại đế của Ba Tư
336 TCN – 330 TCN
Kế nhiệm
Artaxerxes V Bessus
Pharaoh
Triều đại XXXI
336 TCN – 330 TCN
  • x
  • t
  • s
Các vị vua của Ba Tư
Đế quốc Mada
Nhà Achaemenes
Thuộc Macedonia
Nhà Seleukos
Nhà Arsaces
Nhà Sassanid
Ardashir I · Shapur I · Hormizd I · Bahram I · Bahram II · Bahram III · Narseh · Hormizd II · Adhur Narseh · Shapur II · Ardashir II · Shapur III · Bahram IV · Yazdegerd I · Bahram V · Yazdegerd II · Hormizd III · Peroz I · Balash · Kavadh I · Djamasp · Khosrau I · Hormizd IV · Khosrau II · Bahram VI Chobin · Bistam · Hormizd V · Khosrau II · Kavadh II · Ardashir III · Peroz II · Shahrbaraz · Purandokht · Hormizd VI · Yazdegerd III
Nhà Ghaznavid
Alptigin · Sebuktigin · Ismail · Mahmud · Mohammed · Mas'ud I · Mohammed · Modud · Mas'ud II · Abu'l-Hasan Ali · Abu Mansur Abder Rashid · Toghril el Malun · Abu Shaja Ferrukhzad · Abu Mozaffer Ibrahim · Mas'ud III · Shirzad · Arslan · Bahram · Khosru I · Khosru II
Nhà Seljuk
Toghrul Beg • Alp Arslan • Malik Shah • Mahmud I • Barkiyaruq • Malik Shah II • Mehmed I • Ahmed Sanjar • Mahmud II • Dawud • Toghrul II • Mesud I • Malik Shah III • Mehmed II • Arslan Shah • Toghrul III
Nhà Khwarezm-Shah
Muhammad I • Atsiz • Il-Arslan • Tekish • Sultan • Muhammad II • Mingburnu
Nhà Y Nhĩ Hãn
Húc Liệt Ngột · A Bát Ha · Thiếp Cổ Điệt Nhi · A Lỗ Hồn · Hải Hợp Đô · Bái Đô · Hợp Tán · Hoàn Giả Đô • Bất Tái Nhân · A Nhân Ba · Mộc Tát · Ma Hợp Mã
Nhà Timur
Timur Lenk · Pir Muhammad · Shah Rukh · Babur Ibn-Baysunkur · Shah Mahmud · Ibrahim · Sultan Sa'id · Yadigar Muhammad · Husayn Bayqarah · Badi' al-Zaman · Muzaffar Husayn
Nhà Safavid
Nhà Afshar
Nader Shah · Adil Shah · Ebrahim Afshar · Shah Rukh
Nhà Zand
Karim Khan · Abol Fath Khan · Ali Murad Khan · Mohammad Ali Khan · Sadiq Khan · Ali Murad Khan · Jafar Khan · Lotf Ali Khan
Nhà Qajar
Nhà Pahlavi
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios
  • Cổng thông tin Lịch sử
  • Cổng thông tin Iran
  • Cổng thông tin Ai Cập cổ đại