Kavadh II

Kavadh II
Đại đế (Shah) của Ērānshahr
Tiền xu của Kavadh II.
Tại vị25 tháng 2 năm 628 –
6 tháng 9 năm 628
Tiền nhiệmKhosrau II
Kế nhiệmArdashir III
Thông tin chung
Sinh590
Mất6 tháng 9 năm 628
Ctesiphon
Phối ngẫuAnzoy người La Mã
Hậu duệArdashir III
Thân phụKhosrau II
Thân mẫuMaria
Tôn giáoHỏa giáo

Kavadh II (tiếng Ba Tư: قباد Qobād hoặc Qabād), còn được gọi là Sheroya hoặc Shiruya (Siroes, Shiroye), là vua của đế quốc Sassanid, ông chỉ trị vì vài tháng trong năm 628. Ông là con trai của vua Khosrau II (năm 590-628). Ông trở thành vua sau khi nổi loạn chống lại cha mình. Triều đại của Kavad được coi là một bước ngoặt trong lịch sử Sassanid, và một số học giả cho rằng ông đóng vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của đế quốc.

Tiểu sử

Kavadh II là con trai của Khosrau II, vua của đế quốc Sassanid, với Maria, con gái của Maurice, hoàng đế của đế quốc Byzantine. Kavadh đã bị cha mình tống vào ngục, bởi vì ông ta muốn đảm bảo cho người con trai mà ông ta yêu quý là Mardanshah, người con với người vợ được ông ta sủng ái,Shirin, có thể lên ngôi vua sau này. Danh tiếng của cha ông đã bị hủy hoại trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh Byzantine-Sassanid từ năm 602-628. Năm 627, tướng Rhahzadh đã tử trận và Dastgerd, nơi cư ngụ ưa thích của nhà vua, đã bị Heraclius cướp phá, ông ta tiếp đó tiến quân về Ctesiphon. Năm 628, Kavadh đã được các gia tộc phong kiến ​​của đế quốc Sassanid giải thoát khỏi ngục tù, trong đó bao gồm: gia tộc Ispahbudhan của viên spahbed Farrukh Hormizd và hai con trai của ông ta Rostam Farrokhzad và Farrukhzad. Shahrbaraz của gia tộc Mihran, phe Armenia đại diện bởi Varaztirots II Bagratuni và cuối cùng là Kanarang.[1]

Vào tháng 2 năm đó, Kavadh cùng với Aspad Gushnasp, đã chiếm được thành Ctesiphon và giam cầm vua cha Khosrau II. Kavadh II sau đó tuyên bố mình là vua của đế quốc Sassanid vào ngày 25 tháng Hai, và ra lệnh hành quyết tất cả các anh em của mình, trong đó bao gồm cảMardanshah, người con mà Khosrau II yêu quý. Ba ngày sau, ông ra lệnh cho Mihr Hormozd xử tử vua cha. Với sự đồng ý của các quý tộc Ba Tư, Kavadh sau đó đã ký kết hiệp ước hòa bình với hoàng đế Byzantine Heraclius, trong đó Byzantine được nhận lại tất cả các vùng lãnh thổ bị mất của họ, tug binh bị bắt, cùng với một khoản bồi thường chiến phí, cây Thập Tự Thánh và các thánh tích khác đã bị cướp khỏi Jerusalem vào năm 614.[2][3]

Kavadh cũng bổ nhiệm Varaztirots II Bagratuni làm Marzban của vùng đất Armenia thuộc Ba Tư, và bổ nhiệm Ishoyahb II làm thượng phụ mới của Giáo hội phương Đông.[4] Kavadh II sau đó qua đời vì bệnh dịch hạch chỉ sau một vài tháng cai trị vào ngày 6 tháng 9 năm 628. Ông đã được kế vị bởi người con trai mới 7 tuổi của mình, Ardashir III.

Chú thích

  1. ^ Pourshariati (2008), p. 173
  2. ^ Oman 1893, tr. 212Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFOman1893 (trợ giúp)
  3. ^ Kaegi 2003, tr. 178, 189–190Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFKaegi2003 (trợ giúp)
  4. ^ Nahal Tajadod, Les Porteurs de Lumière, Plon, Paris, 1993, 323-324.

Nguồn

  • Martindale, John R.; Jones, A.H.M.; Morris, John (1992), The Prosopography of the Later Roman Empire, Volume III: AD 527–641, Cambridge University Press, ISBN 0-521-20160-8
  • Pourshariati, Parvaneh (2008). Decline and Fall of the Sasanian Empire: The Sasanian-Parthian Confederacy and the Arab Conquest of Iran. London and New York: I.B. Tauris. ISBN 978-1-84511-645-3.
  • Shapur Shahbazi, A. (2005). “SASANIAN DYNASTY”. Encyclopaedia Iranica, Online Edition. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2014.

Liên kết ngoài

Kavadh II
Tiền nhiệm
Khosrau II
Đại đế (Shah) của Ērānshahr
25,tháng 2 năm 628 – 6 tháng 9 năm 628
Kế nhiệm
Ardashir III
  • x
  • t
  • s
Vua nhà Sassanid (224–651)

Vua Ba Tư  • Đế quốc Media  • Nhà Achaemenes  • Thuộc Macedonia  • Nhà Seleukos  • Nhà Arsaces  • Nhà Sassanid  • Nhà Ghaznavi  • Nhà Seljuk  • Nhà Khwarezm Shah  • Y Nhi hãn quốc  • Nhà Timur  • Nhà Safavid  • Nhà Afshar  • Nhà Zand  • Nhà Qajar  • Nhà Pahlavi
§ vua tiếm vị
  • x
  • t
  • s
Các vị vua của Ba Tư
Đế quốc Mada
Nhà Achaemenes
Thuộc Macedonia
Nhà Seleukos
Nhà Arsaces
Nhà Sassanid
Ardashir I · Shapur I · Hormizd I · Bahram I · Bahram II · Bahram III · Narseh · Hormizd II · Adhur Narseh · Shapur II · Ardashir II · Shapur III · Bahram IV · Yazdegerd I · Bahram V · Yazdegerd II · Hormizd III · Peroz I · Balash · Kavadh I · Djamasp · Khosrau I · Hormizd IV · Khosrau II · Bahram VI Chobin · Bistam · Hormizd V · Khosrau II · Kavadh II · Ardashir III · Peroz II · Shahrbaraz · Purandokht · Hormizd VI · Yazdegerd III
Nhà Ghaznavid
Alptigin · Sebuktigin · Ismail · Mahmud · Mohammed · Mas'ud I · Mohammed · Modud · Mas'ud II · Abu'l-Hasan Ali · Abu Mansur Abder Rashid · Toghril el Malun · Abu Shaja Ferrukhzad · Abu Mozaffer Ibrahim · Mas'ud III · Shirzad · Arslan · Bahram · Khosru I · Khosru II
Nhà Seljuk
Toghrul Beg • Alp Arslan • Malik Shah • Mahmud I • Barkiyaruq • Malik Shah II • Mehmed I • Ahmed Sanjar • Mahmud II • Dawud • Toghrul II • Mesud I • Malik Shah III • Mehmed II • Arslan Shah • Toghrul III
Nhà Khwarezm-Shah
Muhammad I • Atsiz • Il-Arslan • Tekish • Sultan • Muhammad II • Mingburnu
Nhà Y Nhĩ Hãn
Húc Liệt Ngột · A Bát Ha · Thiếp Cổ Điệt Nhi · A Lỗ Hồn · Hải Hợp Đô · Bái Đô · Hợp Tán · Hoàn Giả Đô • Bất Tái Nhân · A Nhân Ba · Mộc Tát · Ma Hợp Mã
Nhà Timur
Timur Lenk · Pir Muhammad · Shah Rukh · Babur Ibn-Baysunkur · Shah Mahmud · Ibrahim · Sultan Sa'id · Yadigar Muhammad · Husayn Bayqarah · Badi' al-Zaman · Muzaffar Husayn
Nhà Safavid
Nhà Afshar
Nader Shah · Adil Shah · Ebrahim Afshar · Shah Rukh
Nhà Zand
Karim Khan · Abol Fath Khan · Ali Murad Khan · Mohammad Ali Khan · Sadiq Khan · Ali Murad Khan · Jafar Khan · Lotf Ali Khan
Nhà Qajar
Nhà Pahlavi
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata