Mentuhotep IV

Mentuhotep IV
Mentuhotep IV (phải) dâng lễ vật lên cho thần Min. Từ Wadi Hammamat
Mentuhotep IV (phải) dâng lễ vật lên cho thần Min. Từ Wadi Hammamat
Pharaon
Vương triều1998–1991 TCN (Vương triều thứ 11)
Tiên vươngMentuhotep III
Kế vịAmenemhat I
Tên ngai (Praenomen)
Nebtawyre
Nb-t3.w(j)-Rˁ
Lord of the Two Lands is Ra[1]
M23L2
ra
nb
N16
N16
Tên riêng
Mentuhotep
Mn-ṯw-ḥtp
Montu is Content[2]
G39N5
mn
n
T
wHtp
t p
Tên Horus
Nebtawy
Nb-t3.w(j)
Lord of the Two Lands[3]
G5
nbN16
N16
Tên Nebty
(hai quý bà)
Nebtawy
Nb-t3.w(j)
Lord of the Two Lands
G16
nbN16
N16
Tên Horus Vàng
Neteru Nebu
NTrw-nbw
Gold of the gods
G8
R8A
S12
Mất1991 TCN

Nebtawyre Mentuhotep IV là vị pharaon cuối cùng thuộc Vương triều thứ 11 của Ai Cập cổ đại thuộc thời kì Trung Vương quốc (cai trị: 1998-1991 TCN), ông chỉ ở ngôi vua được 7 năm.

Những dòng chữ khắc đá

Ông chỉ được biết đến từ một vài chữ khắc ở Wadi Hammamat ghi lại cuộc viễn chinh khu vực ven bờ Biển Đỏ và việc khai thác mỏ đá cho các lăng tẩm của hoàng gia. Có vẻ như ông là một người con của vị vua tiền nhiệm.

Ngoài ra, ông còn được chứng thực bởi những dòng chữ khắc ở Wadi el-Hudi, dưới sự lãnh đạo của tể tướng Antef.[4] Một dòng chữ khác có liên quan cũng được tìm thấy ở Ayn Souchna.[5] Những địa điểm này là bến cảng được xây dựng cho các cuộc viễn chinh đến Sinai.

Mặc dù vương triều của Mentuhotep khá mịt mù (ông vắng mặt trong các danh sách các vua chính thức tại Abydos), những dòng chữ khắc lại cho thấy quá trình tổ chức và chuẩn bị cho một chuyến viễn chinh lớn dưới vương triều của ông. Người lãnh đạo cuộc viễn chinh đến Wadi Hammamat trong năm thứ hai dưới vương triều Mentuhotep IV là vị tể tướng Amenemhat, người được cho là vị vua tương lai Amenemhat I, vị vua đầu tiên của vương triều thứ 12, và cũng là người kế vị trực tiếp của Mentuhotep.

Một mảnh của chiếc bát đá được tìm thấy ở phía Bắc Lisht có mặt ngoài được chạm tước hiệu chính thức của Mentuhotep IV, và ở mặt trong là tước hiệu của vua Amenemhat I, người kế tục ông. Bởi vì hai chữ khắc được chạm khắc theo cách viết khác nhau, theo Dorothea Arnold, điều này chỉ ra rằng Amenemhat có thêm tên mình vào sau khi mà nó đã được mang tên của Mentuhotep IV.[6]

Kết thúc vương triều

Một số nhà Ai Cập học đã có giả thuyết cho rằng Amenemhat đã cướp ngôi vua hoặc là lên nối ngôi sau khi Mentuhotep IV qua đời vì không có con cái. Hiện nay không có bằng chứng khảo cổ học hoặc văn bản nào chứng minh rằng Mentuhotep đã bị viên tể tướng của ông lật đổ hoặc rằng ông đã chọn Amenemhat là người kế vị của mình. Xác ướp của ông cũng như nơi chôn cất của ông vẫn chưa được tìm thấy.

Chú thích

  1. ^ King List (chronological)
  2. ^ Clayton, Peter A.Chronicle of the pharaon s: The Reign-by-Reign Record of the Rulers and Dynasties of Ancient Egypt. Thames & Hudson. p72. 2006. ISBN 0-500-28628-0
  3. ^ en/inhalt/kings/mentuhotep4/steckbrief.html Mentuhotep IV's titulary on Eglyphica.de[liên kết hỏng]
  4. ^ A. Fakhry: The Inscriptions of the Amethyst Quarries at Wadi el Hudi. #1 to 4.
  5. ^ M. Abd el-Raziq et al.: Les Inscriptions d'Ayn Soukhna. # 4a und 4b.
  6. ^ Dorothea Arnold, Amenemhat I and the Early Twelfth Dynasty at Thebes. Metropolitan Museum Journal, v. 26 (1991)

Tham khảo

  • W. Grajetzki, The Middle Kingdom of Ancient Egypt: History,Archaeology and Society, Duckworth, London 2006 ISBN 0-7156-3435-6, 25-26
Tiền nhiệm
Mentuhotep III
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 11
1998 TCN – 1991 TCN
Kế nhiệm
Amenemhat I
  • Cổng thông tin Ai Cập cổ đại
  • Cổng thông tin Lịch sử
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios