Tin học kinh tế

Tin học kinh tế là một ngành khoa học nghiên cứu, thiết kế, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống truyền thông trong các doanh nghiệp.[1][2] Với danh nghĩa một ngành khoa học hỗn hợp, tin học kinh tế đặt nền tảng trên kinh tế học, mà đặc biệt là kinh tế quản trị, cùng với ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra, trong nghiên cứu, giảng dạy cũng như ứng dụng thực tế, tin học kinh tế còn liên quan tới lý thuyết cũng như phương thức của các ngành khoa học xã hội, mà đặc biệt là nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học, cũng như các lý thuyết điều khiển học, lý thuyết hệ thống và điện tử viễn thông.

Tin học kinh tế với tư cách một ngành khoa học

Mặc dù có nhiều đặc điểm của một ngành giao thoa, tin học kinh tế vẫn có một phạm vi nghiên cứu riêng biệt, đó là hướng vào lý thuyết, phương cách, công cụ và kiến thức về hệ thống công nghệ thông tin cũng như điện tử viễn thông. Nhiệm vụ của ngành này là tạo ra những hệ thống ngày càng phức hợp hơn, đồng thời phát triển và vận hành chúng. Tin học kinh tế là một môn khoa học ứng dụng, tuy nhiên nó cũng chứa đựng vài yếu tố của một môn khoa học thuần tuý, vì một mặt tin học kinh tế tập trung vào việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin, mặt khác nó cũng là một môn khoa học kỹ thuật. Ngoài việc khai thác những hệ thống công nghệ thông tin và điện tử viễn thông, tin học kinh tế còn hướng vào phát triển trên thực tế những hệ thống kinh tế và xã hội để qua đó xác định những hệ thống công nghệ thông tin thiết yếu, đồng thời tạo ra những mô hình công nghệ thông tin mới.

Tin học kinh tế còn có thể được coi như một ngành khoa học xã hội. Để phát triển các hệ thống công nghệ thông tin, tin học kinh tế cần sử dụng lý thuyết hệ thống. Những hệ thống công nghệ thông tin này trước hết tập trung vào phương diện kinh tế. Do đó, tại nhiều trường đại học, tin học kinh tế được liệt vào danh mục những ngành khoa học kinh tế, hoặc những ngành khoa học kinh tế - xã hội.

Ở CHLB Đức, trong những trường đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule - FH), tin học kinh tế bao gồm một nửa là công nghệ thông tin, nửa còn lại là khoa học kinh tế.

Tháp tri thức

Ngoài ra, tin học kinh tế, với tư cách là một ngành khoa học, còn có nhiệm vụ nghiên cứu cách thu thập những dữ liệu, thông tin cũng như kiến thức kinh tế hữu dụng từ những hệ thống trên, cộng với phương cách tạo những nguyên liệu đó. Tháp tri thức bên cạnh thể hiện mối tương quan giữa những thành phần kể trên. Hệ thống quản lý tri thức trong những năm trở lại đây đã đóng một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp và trường đại học. Trên hết là những tiến trình, phương thức tạo lập tri thức, quản lý và mở rộng vốn tri thức đã góp công lớn cho sự phát triển hệ thống mạng 2.0, đặc biệt là hệ thống giáo dục trực tuyến cũng như bách khoa toàn thư mở trực tuyến.

Trong trường đại học, tin học kinh tế là một ngành học riêng biệt hoặc đóng vai trò là một trọng tâm đối với một số ngành học khác, còn tại các viện nghiên cứu tư nhân cũng như quốc lập, tin học kinh tế là một phạm vi nghiên cứu độc lập.

Lĩnh vực nghề nghiệp của tin học kinh tế

Tin học kinh tế hướng vào hoạch định kế hoạch, phát triển, bổ sung, vận hành, cải tiến và sử dụng các hệ thống thông tin cũng như điện tử viễn thông, qua đó hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế, các quyết định chiến lược mang tính hệ thống trong doanh nghiệp cũng như quản lý công cộng.

Business-Intelligence Quản lý thông tin Hệ thống thông tin/Hệ thống viễn thông Kinh tế mạng Quản lý quy trình
  • Quản lý quy trình thương mại
  • Luồng làm việc và Quản lý luồng làm việc
  • Kỹ sư dịch vụ

Các công cụ

Các công cụ lấy từ các ngành khoa học khác, và được tiếp tục phát triển trong ngành tin học kinh tế.

  • Mô hình hoá
    • Mô hình dữ liệu
    • Mô hình thông tin
    • Mô hình tham khảo

Những lĩnh vực khác

Một số lĩnh vực trên đây vẫn chưa hình thành rõ rệt một nhánh nghiên cứu thực sự, và tên của chúng mới chỉ được hiểu như một từ khoá khoa học.

Ảnh hưởng từ những ngành khoa học khác

Ngay từ tên ngành mình, tin học kinh tế đã thể hiện nó chịu ảnh hưởng lớn từ hai ngành tin họckinh tế. Dưới đây đề cập chi tiết hơn về sự ảnh hưởng này.

Công nghệ thông tin

Nền tảng của công nghệ thông tin là tin học lý thuyết. Đối với tin học kinh tế, những lĩnh vực quan tâm chính trong tin học lý thuyết bao gồm: Lý thuyết đồ thị, Lý thuyết trò chơi, Trí tuệ nhân tạo và Lý thuyết tự động hoá. Logic cũng mang ý nghĩa trung tâm trong vai trò phân tích và giải đáp các vấn đề phức tạp.

Những lĩnh vực quan tâm chính lấy từ tin học ứng dụng: Hệ điều hành, mạng máy tính, thuật toáncấu trúc dữ liệu. Các ứng dụng của tin học kinh tế hoạt động trên môi trường hệ điều hành và mạng máy tính, trong khi để tạo ra các ứng dụng đó tin học kinh tế cần các lý thuyết về thuật toán và cấu trúc dữ liệu để làm việc với các ngôn ngữ lập trình. Ngoài ra, để lập kế hoạch, phân tích và thiết kế các phần mềm, tin học kinh tế còn cần tới lý thuyết kỹ thuật phần mềm. Để lưu trữ các dữ liệu dài hạn, tin học kinh tế, tin học cần tới các lý thuyết về cơ sở dữ liệu.

Kinh tế quản trị

Dưới góc độ kinh tế quản trị, tin học kinh tế đóng một vài trò quan trọng trong nhiệm vụ hỗ trợ chức năng và ra quyết định chiên lược. Bài toán đặt ra cho tin học kinh tế là, một mặt hỗ trợ các quá trình hoạt động tốt nhất có thể, mặt khác, phải thu thập xử lý nhiều nhất có thể các dữ liệu cho việc quyết định chiến lược.

Về tính ứng dụng thực tiến, tin học kinh tế đáp ứng các nhiệm vụ sau:

Hỗ trợ các quá trình hoạt động Hỗ trợ các quyết định chiến lược

Những lĩnh vực ảnh hưởng khác

Tin học kinh tế còn sử dụng một số lý thuyết của các ngành khoa học kỹ thuật, truyền thông, khoa học hệ thống, cũng như tâm lý học, xã hội học.[3]

Ảnh hưởng lên các ngành khoa học khác

Trong ngành kinh tế quốc dân có một nhánh tin học kinh tế quốc dân đang được phát triển. Nhánh ngành này chỉ là một phần của hệ thống những phương pháp tin học kinh tế, được dùng để hỗ trợ các phương pháp của kinh tế quốc dân.

Lưu chú

  1. ^ vgl. Heinrich, Lutz J.: Wirtschaftsinformatik: Einführung und Grundlegung, S. 14
  2. ^ “Informatik für Wirtschaftswissenschaftler und Wirtschaftsinformatiker”. Google Books. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ Alice Robbin: Rob Kling In Search of One Good Theory: The Origins of Computerization Movements.

Tham khảo

  • Alpar, Paul; Grob, Heinz L.; Weimann, Peter; Winter, Robert: Anwendungsorientierte Wirtschaftsinformatik, 5. Aufl., Vieweg, Wiesbaden 2008. ISBN 3-834-80438-X
  • Ferstl, Otto K.; Sinz, Elmar J.: Grundlagen der Wirtschaftsinformatik, 5. Aufl.; Oldenbourg, München/Wien 2006. ISBN 3-486-57942-8
  • Fischer, Joachim; Dangelmaier, Wilhelm; Nastansky, Ludwig; Suhl, Leena: Bausteine der Wirtschaftsinformatik, 4. Aufl., Erich Schmidt, Berlin 2008. ISBN 3-503-06610-1
  • Hansen, Hans R.; Neumann Gustaf: Wirtschaftsinformatik 1, 9. Aufl., Utb, 2005. ISBN 3-825-22669-7
  • Heinrich, Lutz J. et al.: Wirtschaftsinformatik - Einführung und Grundlegung, 3. Aufl., Oldenbourg, München/Wien 2007. ISBN 978-3-486-57968-0
  • Mertens, Peter et al.: Grundzüge der Wirtschaftsinformatik, 9. Aufl., Springer, Berlin 2005. ISBN 3-540-23411-X

Liên kết ngoài

  • WIGE - Wirtschaftsinformatik-Genealogie Lưu trữ 2010-08-08 tại Wayback Machine (Entwicklungsgeschichte der Wirtschaftsinformatik als Wissenschaftsdisziplin)
  • CHE-Hochschulranking Wirtschaftsinformatik
  • Suche nach Grundständigen Studiengängen an Hochschulen und Universitäten in Deutschland
  • Suche nach Weiterbildungsstudiengängen an Hochschulen und Universitäten in Deutschland
  • Wirtschaftsinformatik an Fachhochschulen
  • Informationen zur modularen IT-Fortbildung der Handwerkskammern Lưu trữ 2017-06-14 tại Wayback Machine
  • Wirtschaftsinformatik trên DMOZ
  • Historie der Wirtschaftsinformatiktagungen
  • Enzyklopädie der Wirtschaftsinformatik
  • Wirtschaftsinformatik-24.de - Portal für Studenten
  • x
  • t
  • s
  • Phác thảo của công nghệ
  • Phác thảo của khoa học ứng dụng
Lĩnh vực
Nông nghiệp
Công nghệ y
sinh học
Xây dựng
Công nghệ
giáo dục
Công nghệ
năng lượng
Công nghệ
môi trường
Công nghệ
công nghiệp
CNTT và
truyền thông
Công nghệ
quân sự
Giao thông
Vận tải
Khoa học
ứng dụng
khác
Khoa học
kỹ thuật
khác
Thành phần
Thang đo
Lịch sử
công nghệ
Các lý thuyết
công nghệ,
các khái niệm
  • Appropriate technology
  • Critique of technology
  • Diffusion of innovations
  • Disruptive innovation
  • Dual-use technology
  • Ephemeralization
  • Ethics of technology
  • Công nghệ cao
  • Hype cycle
  • Inevitability thesis
  • Low-technology
  • Mature technology
  • Philosophy of technology
  • Strategy of Technology
  • Technicism
  • Techno-progressivism
  • Technocapitalism
  • Technocentrism
  • Technocracy
  • Technocriticism
  • Technoetic
  • Technoethics
  • Technological change
  • Technological convergence
  • Technological determinism
  • Technological escalation
  • Technological evolution
  • Technological fix
  • Technological innovation system
  • Technological momentum
  • Technological nationalism
  • Technological rationality
  • Technological revival
  • Điểm kỳ dị công nghệ
  • Technological somnambulism
  • Technological utopianism
  • Technology lifecycle
    • Technology acceptance model
    • Technology adoption lifecycle
  • Technomancy
  • Technorealism
  • Triết học siêu nhân học
Khác
  • Công nghệ mới nổi
  • Công nghệ hư cấu
  • Technopaganism
  • Khu thương mại công nghệ cao
  • Thang Kardashev
  • Danh mục công nghệ
  • Khoa học, Công nghệ và xã hội
    • Technology dynamics
  • Khoa học và công nghệ theo quốc gia
  • Technology alignment
  • Technology assessment
  • Technology brokering
  • Công ty công nghệ
  • Technology demonstration
  • Technology education
    • Đại học Kỹ thuật
  • Công nghệ truyền giáo
  • Công nghệ tổng hợp
  • Quản trị công nghệ
  • Tích hợp công nghệ
  • Công nghệ báo chí
  • Quản lý công nghệ
  • Bảo tàng công nghệ
  • Chính sách công nghệ
  • Công nghệ sốc
  • Công nghệ và xã hội
  • Chiến lược công nghệ
  • Chuyển giao công nghệ
  • Vũ khí
  • Sách Wikipedia Sách
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons
  • Cổng thông tin Chủ đề
  • Trang Wikiquote Wikiquote
  • x
  • t
  • s
Chuyên ngành chính của Tin học
Công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin
Khoa học máy tính
Kỹ thuật máy tính
Kỹ nghệ phần mềm
Mạng máy tính
Tin học kinh tế
  • x
  • t
  • s
Giám đốc công nghệ thông tin · Tin học kinh tế · Quản lý công nghệ thông tin
Quản lý
Quản lý mạng
Quản trị hệ thống
Hoạt động vận hành
  • Bảo trì thiết bị
  • Bảo vệ hệ thống
  • Đối phó sự cố
  • Kế hoạch dự phòng
Hoạt động kỹ thuật
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Kiểm soát truy cập
  • Kiểm tra hệ thống
  • Xác thực người dùng
Hoạt động an toàn
  • An ninh nhân sự
  • An ninh hệ thống
  • Nhận thức an toàn
  • Rủi ro hệ thống
Quản lý hệ thống
  • Bàn dịch vụ
  • Quản lý cấu hình
  • Quản lý công suất
  • Quản lý dịch vụ
  • Quản lý hạ tầng
  • Quản lý khôi phục
  • Quản lý người dùng
  • Quản lý sự cố
  • Quản lý tính liên tục
  • Quản lý tính sẵn sàng
  • Tổ chức công việc
  • Tổ chức hỗ trợ
Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng cộng tác nhóm
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng gọi thoại
  • Kỹ năng huấn luyện
  • Kỹ năng lắng nghe
  • Kỹ năng phân công ủy thác
  • Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tạo động lực
  • Kỹ năng tư duy
  • Kỹ năng thiết kế quy trình
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng viết tài liệu kỹ thuật
Ứng dụng
Các lĩnh vực liên quan
Quản trị kinh doanh