Ngôn ngữ học tính toán

Toán học
Mối quan hệ với
các môn khoa học khác
Cổng thông tin
  • x
  • t
  • s
Một phần của loạt bài viết về
Ngôn ngữ học
  • Đại cương
  • Lịch sử
  • Chỉ mục
Ngôn ngữ học đại cương
Ngôn ngữ học ứng dụng
Cơ sở lý thuyết
  • Thuyết hình thức
  • Ngôn ngữ học chức năng
    • Trường phái Prague
    • Ngữ pháp diễn ngôn chức năng
    • Nhận thức
    • Dựa trên ứng dụng
    • Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
  • Thuyết cấu trúc
Các chủ đề
Cổng thông tin Cổng thông tin
  • x
  • t
  • s

Ngôn ngữ học tính toán là một lĩnh vực liên ngành liên quan đến mô hình thống kê hoặc dựa theo luật của ngôn ngữ tự nhiên từ góc độ tính toán cũng như nghiên cứu các cách tiếp cận với các câu hỏi về ngôn ngữ. Nói chung, ngôn ngữ học tính toán dựa trên ngôn ngữ học, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, toán học, logic, triết học, khoa học nhận thức, tâm lý học nhận thức, ngôn ngữ học tâm lý (psycholinguistics), nhân chủng họckhoa học thần kinh, cùng với những chuyên ngành khác.

Chuyên ngành và các lĩnh vực liên quan

Theo truyền thống, ngôn ngữ học tính toán đã nổi lên dưới dạng là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo, được các nhà khoa học máy tính thực thi, và là những người có kỹ năng chuyên về ứng dụng máy tính để xử lý một ngôn ngữ tự nhiên. Cùng với sự hình thành tổ chức Hiệp hội Ngôn ngữ học Tính toán (Association for Computational Linguistics - (ACL)[1] và thiết lập các chuỗi hội thảo độc lập, lĩnh vực này được củng cố trong suốt thập niên 70 và 80.

ACL định nghĩa ngôn ngữ học tính toán là:

...nghiên cứu khoa học của ngôn ngữ từ một quan điểm tính toán. Các nhà ngôn ngữ học tính toán quan tâm đến việc cung cấp các mô hình tính toán của các loại khác nhau của hiện tượng ngôn ngữ.[2]

Thuật ngữ "ngôn ngữ học tính toán" ngày nay (2020) được coi là từ gần đồng nghĩa với xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và công nghệ ngôn ngữ con người (HTL). Từ những năm 2000, những thuật ngữ này nhấn mạnh hơn vào các khía cạnh ứng dụng thực tế hơn là các nghiên cứu lý thuyết suông. Trên thực tế, những thuật ngữ này (NLP & HLT) đã thay thế phần lớn thuật ngữ "ngôn ngữ học tính toán" trong cộng đồng NLP/ACL, [3] mặc dù chúng chỉ đặc biệt đề cập đến lĩnh vực con của ngôn ngữ học tính toán ứng dụng.

Ngôn ngữ học tính toán chứa các thành phần lý thuyết lẫn ứng dụng. Ngôn ngữ học tính toán lý thuyết tập trung vào các vấn đề trong ngôn ngữ học lý thuyết (theoretical linguistics) và khoa học nhận thức.[4] Trong khi đó, ngôn ngữ học tính toán ứng dụng lại tập trung vào các kết quả thực tế từ việc mô hình cách sử dụng ngôn ngữ con người.[4]

Ứng dụng

Ngôn ngữ học tính toán ứng dụng phần lớn tương đương với xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Một vài ứng dụng dành cho người dùng cuối bao gồm phần mềm nhận dạng giọng nói, chẳng hạn như tính năng Siri của Apple, các công cụ kiểm tra lỗi chính tả, các chương trình tổng hợp giọng nói. Đây là những công cụ thường được dùng để biểu đạt khả năng phát âm hoặc trợ giúp người khuyết tật, cũng như các chương trình và trang web dịch máy, chẳng hạn như Google Dịch.[5]

Ngôn ngữ học tính toán cũng hữu ích trong các tình huống liên quan đến phương tiện truyền thông mạng xã hộiInternet, chẳng hạn, cung cấp các bộ lọc nội dung ở các chat room hoặc các website tìm kiếm,[5], gom nhóm và sắp xếp nội dung thông qua khai thác phương tiện truyền thông xã hội,[6] truy xuất và phân nhóm tài liệu. Ví dụ, nếu một người tìm kiếm từ khóa "chiếc xe bốn bánh có màu đỏ", để tìm các hình ảnh của một chiếc xe tải màu đỏ, cơ chế tìm kiếm sẽ tìm thông tin theo yêu cầu bằng cách khớp các cụm từ như "bốn bánh", "xe", "màu đỏ".[7]

Tham khảo

  1. ^ “ACL Member Portal | The Association for Computational Linguistics Member Portal”. www.aclweb.org. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ “What is Computational Linguistics?”. The Association for Computational Linguistics. tháng 2 năm 2005.
  3. ^ Như đã chỉ ra trong ví dụ bởi Ido Dagan tại buổi nói chuyện ở đại tiệc ACL 2010 tại Uppsala, Thụy Điển.
  4. ^ a b Uszkoreit, Hans. “What Is Computational Linguistics?”. Department of Computational Linguistics and Phonetics of Saarland University.
  5. ^ a b “Careers in Computational Linguistics”. California State University. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2016.
  6. ^ Marujo, Lu i ´ {\displaystyle {\acute {i}}} s et al. "Automatic Keyword Extraction on Twitter." Language Technologies Institute, Carnegie Mellon University, n.d. Web. 19 Sept. 2016.
  7. ^ “Computational Linguistics”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Metaphysics Research Lab, Stanford University. 26 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2017.

Đọc thêm

  • Bates, M (1995). “Models of natural language understanding”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 92 (22): 9977–9982. Bibcode:1995PNAS...92.9977B. doi:10.1073/pnas.92.22.9977. PMC 40721. PMID 7479812.
  • Steven Bird, Ewan Klein, and Edward Loper (2009). Natural Language Processing with Python. O'Reilly Media. ISBN 978-0-596-51649-9.
  • Daniel Jurafsky and James H. Martin (2008). Speech and Language Processing, 2nd edition. Pearson Prentice Hall. ISBN 978-0-13-187321-6.
  • Mohamed Zakaria KURDI (2016). Natural Language Processing and Computational Linguistics: speech, morphology, and syntax, Volume 1. ISTE-Wiley. ISBN 978-1848218482.
  • Mohamed Zakaria KURDI (2017). Natural Language Processing and Computational Linguistics: semantics, discourse, and applications, Volume 2. ISTE-Wiley. ISBN 978-1848219212.

Liên kết ngoài

  • Association for Computational Linguistics (ACL)
    • ACL Anthology of research papers
    • ACL Wiki for Computational Linguistics
  • CICLing annual conferences on Computational Linguistics Lưu trữ 2019-02-06 tại Wayback Machine
  • Computational Linguistics – Applications workshop
  • Free online introductory book on Computational Linguistics tại Wayback Machine (lưu trữ 2008-01-25)
  • Language Technology World
  • Resources for Text, Speech and Language Processing Lưu trữ 2019-10-25 tại Wayback Machine
  • The Research Group in Computational Linguistics Lưu trữ 2013-08-01 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Những lĩnh vực chính của khoa học máy tính
Các nền tảng toán học
Lý thuyết phép tính
Độ phức tạp Kolmogorov · Lý thuyết Automat · Lý thuyết tính được · Lý thuyết độ phức tạp tính toán · Lý thuyết điện toán lượng tử
Các cấu trúc dữ liệu
các giải thuật
Phân tích giải thuật · Thiết kế giải thuật · Hình học tính toán · Tối ưu hóa tổ hợp
Các ngôn ngữ lập trình
Các trình biên dịch
Tính song hành,
Song song,
và các hệ thống phân tán
Công nghệ phần mềm
Phân tích yêu cầu · Thiết kế phần mềm · Các phương pháp hình thức · Kiểm thử phần mềm · Quy trình phát triển phần mềm · Các phép đo phần mềm · Đặc tả chương trình · LISP · Mẫu thiết kế · Tối ưu hóa phần mềm
Kiến trúc hệ thống
Kiến trúc máy tính · Tổ chức máy tính · Các hệ điều hành · Các cấu trúc điều khiển · Cấu trúc bộ nhớ lưu trữ · Vi mạch · Thiết kế ASIC · Vi lập trình · Vào/ra dữ liệu · VLSI design · Xử lý tín hiệu số
Viễn thông
Mạng máy tính
Các cơ sở dữ liệu
Các hệ thống thông tin
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu · Cơ sở dữ liệu quan hệ · SQL · Các giao dịch · Các chỉ số cơ sở dữ liệu · Khai phá dữ liệu · Biểu diễn và giao diện thông tin · Các hệ thống thông tin · Khôi phục dữ liệu · Lưu trữ thông tin · Lý thuyết thông tin · Mã hóa dữ liệu · Nén dữ liệu · Thu thập thông tin
Trí tuệ nhân tạo
Lập luận tự động · Ngôn ngữ học tính toán · Thị giác máy tính · Tính toán tiến hóa · Các hệ chuyên gia  · Học máy · Xử lý ngôn ngữ tự nhiên · Robot học
Đồ họa máy tính
Trực quan hóa · Hoạt họa máy tính · Xử lý ảnh
Giao diện người-máy tính
Khả năng truy cập máy tính · Giao diện người dùng · Điện toán mang được · Điện toán khắp mọi nơi · Thực tế ảo
Khoa học tính toán
Cuộc sống nhân tạo · Tin sinh học · Khoa học nhận thức · Hóa học tính toán · Khoa học thần kinh tính toán · Vật Lý học tính toán · Các giải thuật số · Toán học kí hiệu
Chú ý: khoa học máy tính còn có thể được chia thành nhiều chủ đề hay nhiều lĩnh vực khác dựa theo Hệ thống xếp loại điện toán ACM.
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb11939297d (data)
  • GND: 4035843-4
  • LCCN: sh85077224
  • LNB: 000078167
  • NKC: ph115862