Các phương pháp hình thức

Trong ngành khoa học máy tính, các phương pháp hình thức là các kỹ thuật toán học cho việc đặc tả, phát triển và kiểm định các hệ thống phần mềmphần cứng. Cách tiếp cận này đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống cần có tính toàn vẹn cao, chẳng hạn hệ thống điều khiển lò phản ứng hạt nhân hay điều khiển tên lửa, khi an toàn hay an ninh có vai trò quan trọng, để góp phần đảm bảo rằng quá trình phát triển hệ thống sẽ không có lỗi. Các phương pháp hình thức đặc biệt hiệu quả tại giai đoạn đầu của quá trình phát triển (tại các mức yêu cầu và đặc tả hệ thống), nhưng cũng có thể được sử dụng cho một quá trình phát triển hoàn chỉnh của một hệ thống.

Phân loại

Các phương pháp hình thức có thể được sử dụng tại nhiều mức:

Mức 0: Đặc tả hình thức có thể được thực hiện và rồi một chương trình được phát triển từ đặc tả này một cách không hình thức. Trong nhiều trường hợp, cách này có thể là lựa chọn hiệu quả nhất về mặt chi phí.

Mức 1: Sử dụng phát triển và kiểm định hình thức để tạo một chương trình theo một quy trình hình thức hơn. Ví dụ, có thể thực hiện các chứng minh về các tính chất hoặc quá trình tinh chỉnh (refinement) từ đặc tả hình thức tới một chương trình. Đây có thể là lựa chọn phù hợp nhất đối với các hệ thống yêu cầu tính toàn vẹn cao với các tiêu chí về an toàn và an ninh.

Mức 2: Sử dụng các bộ chứng minh định lý (theorem prover) để thực hiện các chứng minh hình thức hoàn toàn và được kiểm chứng bằng máy móc. Việc này có thể đòi hỏi chi phí rất cao và chỉ đáng lựa chọn trong thực tiễn nếu phí tồn cho các lỗi sai là cực kỳ cao (ví dụ, trong các phần quan trọng của thiết kế bộ vi xử lý).

Cùng với ngành con Ngữ nghĩa hình thức của ngôn ngữ lập trình, các phương pháp hình thức có thể được phân loại tương đối như sau:

  • Ngữ nghĩa ký hiệu (Denotational semantics), trong đó ý nghĩa của một hệ thống được biểu diễn bằng lý thuyết toán học về miền xác định. Lợi điểm của những phương pháp này phụ thuộc vào bản chất được hiểu rõ của các miền xác định để từ đó đem lại ý nghĩa cho hệ thống; các phê phán chỉ ra rằng không phải hệ thống nào cũng có thể được nhìn một cách tự nhiên hoặc trực quan dưới dạng một hàm số.
  • Ngữ nghĩ hoạt động (Operational semantics), trong đó, ý nghĩa của một hệ thống được biểu diễn bằng một chuỗi các hành động của một mô hình tính toán (giả thiết là) đơn giản hơn. Lợi điểm của phương pháp này là tính đơn giản của các mô hình tạo nên sự trong sáng của biểu diễn; nhược điểm là phương pháp này đã trì hoãn các vấn đề của ngữ nghĩa (ai định nghĩa ngữ nghĩa của các mô hình đơn giản hơn?)
  • Ngữ nghĩa tiên đề (Axiomatic semantics), trong đó ý nghĩa của hệ thống được biểu diễn theo các tiền điều kiện (precondition) và hậu điều kiện (postcondition), đây lần lượt là các điều kiện phải được thỏa mãn tại các thời điểm trước và sau khi hệ thống thực hiện một nhiệm vụ. Những người ủng hộ phương pháp này nói đến mối quan hệ của nó với lôgic kinh điển; những người phê phán nói rằng những ngữ nghĩa thuộc dạng này không thực sự mô tả xem hệ thống làm cái gì (chỉ là cái gì đúng trước đó và sau đó).

Sử dụng

Các phương pháp hình thức có thể được áp dụng tại nhiều điểm khác nhau trong cả quá trình phát triển phần mềm. (Tuy có thể nói đến một quá trình phát triển bất kỳ, để thuận tiện, ta sẽ dùng các thuật ngữ của mô hình thác nước).

Đặc tả

Các phương pháp hình thức có thể được sử dụng để mô tả về hệ thống cần phát triển, tại bất kỳ mức độ chi tiết nào mà ta muốn. Mô tả hình thức này có thể được sử dụng để hướng dẫn các hoạt động phát triển tiếp theo (xem các mục dưới); ngoài ra, nó có thể được sử dụng để kiểm định xem các yêu cầu cho hệ thống đang được phát triển đã được đặc tả một cách đầy đủ và chính xác hay chưa.

Nhu cầu về các hệ thống đặc tả hình thức đã được nói đến từ nhiều năm. Trong Báo cáo ALGOL 60, John Backus đã trình bày một hệ thống ký hiệu hình thức để mô tả cú pháp ngôn ngữ lập trình (sau này được đặc tên là Backus normal form hay Backus-Naur form (BNF) (Dạng chuẩn tắc Backus));

Phát triển

Khi một đặc tả hình thức đã được phát triển xong, đặc tả đó có thể được sử dụng làm một hướng dẫn trong quá trình hệ thống thực được phát triển (nghĩa là được hiện thực hóa trong phần mềm và/hoặc phần cứng). Ví dụ:

  • Nếu đặc tả hình thức là một ngữ nghĩa hoạt động, hành vi được quan sát của hệ thống thực sẽ có thể được so sánh với hành vi trong đặc tả (chính đặc tả cũng nên chạy được hoặc giả lập được). Thêm vào đó, các lệnh hoạt động của đặc tả có thể thích hợp cho việc dịch thẳng mã chạy được.
  • Nếu đặc tả hình thức là một ngữ nghĩa tiên đề, các tiền điều kiện và hậu điều kiện của đặc tả có thể trở thành các assertion
  • If the formal specification is in an axiomatic semantics, the preconditions and postconditions of the specification may become khẳng định (assertion') trong mã chạy được.

Kiểm định

Khi một đặc tả hình thức đã được phát triển, đặc tả này có thể được dùng làm cơ sở cho việc chứng minh các tính chất của đặc tả.

Chứng minh của con người

Đôi khi, động cơ cho việc chứng minh tính đúng đắn của một hệ thống không phải là nhu cầu đảm bảo tính đúng đắn của hệ thống mà là mong muốn hiểu rõ hơn về hệ thống. Do đó, một số chứng minh được thực hiện dưới hình thức chứng minh toán học: viết tay hoặc đánh máy nội dung bằng ngôn ngữ tự nhiên, với mức độ phi hình thức như các chứng minh toán học thông thường mà con người vẫn thực hiện. Một chứng minh "tốt" là một chứng minh mà những người khác có thể đọc được và hiểu được.

Các phê phán đối với cách tiếp cận này nói rằng tính đa nghĩa cố hữu trong ngôn ngữ tự nhiên cho phép các lỗi sai trong các chứng minh đó có thể không bị phát hiện; nhiều khi, những lỗi tinh vi có thể xuất hiện trong các chi tiết mức thấp mà thường không được để ý đến bởi những chứng minh thuộc kiểu này. Ngoài ra, việc tạo ra các chứng minh tốt đòi hỏi trình độ toán học cao.

Chứng minh tự động

Ngược lại, ngày càng có nhiều quan tâm đến các chứng minh về tính đúng đắn của hệ thống bằng các phương tiện tự động. Các kỹ thuật tự động được phân thành hai loại chính:

  • Chứng minh định lý tự động, trong đó, khi cho trước một mô tả về hệ thống, một tập các tiên đề lôgic và một tập các quy tắc suy luận, một hệ thống sẽ cố gắng tự xây dựng một chứng minh hình thức từ đầu.
  • Kiểm tra mô hình, trong đó, một hệ thống kiểm định các tính chất nhất định bằng cách duyệt trong toàn bộ tất cả các trạng thái mà trong thời gian chạy, hệ thống có thể vào trạng thái đó.

Cả hai kỹ thuật trên đều hoạt động mà không cần đến sự hỗ trợ của con người. Các bộ chứng minh định lý tự động thường yêu cầu định hướng xem các tính chất nào là đáng quan tâm; các bộ kiểm tra mô hình có thể nhanh chóng sa lầy vào việc kiểm tra hàng triệu trạng thái không đáng quan tâm nếu không được cho trước một mô hình đủ trừu tượng.

Những người ủng hộ các hệ thống này cho rằng các kết quả của chúng có độ xác tính toán học cao hơn các chứng minh của con người, do tất cả các chi tiết buồn tẻ đã được kiểm định một cách có thuật toán. Việc huấn luyện cần thiết để có thể sử dụng được các hệ thống này cũng ít hơn đòi hỏi cần thiết cho việc tạo ra các chứng minh toán học tốt bằng tay. Nhờ đó, các kỹ thuật này có thể dùng được cho nhiều người hơn.

Những người phê phán cho rằng các hệ thống kiểu này giống như máy sấm truyền: chúng đưa ra các tuyên bố về sự thật nhưng lại không đưa ra giải thích nào về sự thực đó. Còn có cả vấn đề "kiểm định hệ kiểm định"; nếu chính chương trình tham gia công tác kiểm định không được chứng minh là đúng, thì có thể có lý do để nghi ngờ tính đúng đắn của các kết quả được tạo ra.

Phê phán

Bên cạnh các phê phán nội bộ nói trên, còn có các phê phán dành cho toàn bộ ngành các phương pháp hình thức. Với tầm phát triển hiện nay, các chứng minh về tính đúng đắn, bằng tay hoặc bằng máy tính, đòi hỏi nhiều thời gian (và do đó cả tiền bạc) để được tạo ra, với lợi ích hạn chế ngoài việc đảm bảo tính đúng đắn. Điều đó làm cho các phương pháp hình thức thường chỉ được dùng trong các lĩnh vực thu được lợi ích từ việc có được các chứng minh đó, hoặc sẽ gặp nguy hiểm nếu có các lỗi không được phát hiện. Ví dụ, trong kỹ thuật hàng không, các lỗi không được phát hiện có thể gây chết chóc, do đó các phương pháp hình thức được dùng rộng rãi trong ngành này hơn trong các lĩnh vực ứng dụng khác.

Các phương pháp hình thức và hệ thống ký hiệu

  • Abstract State Machines (ASMs)
  • Alloy
  • B-Method
  • Process calculi
    • CSP
    • π-calculus
  • Actor model
  • Esterel
  • Lustre
  • Petri nets
  • RAISE
  • VDM
  • Z notation

Xem thêm

  • Chứng minh định lý tự động
  • Kiểm tra mô hình (Model checking)
  • Kỹ nghệ phần mềm
  • Các thảm họa kỹ nghệ phần mềm

Tham khảo

  • _ Sten Agerholm and Peter G. Larsen, "A Lightweight Approach to Formal Methods" Lưu trữ 2009-03-19 tại Wayback Machine, In Proceedings of the International Workshop on Current Trends in Applied Formal Methods, Boppard, Germany, Springer-Verlag, tháng 10 năm 1998
  • _ Richard Denney, Succeeding with Use Cases: Working Smart to Deliver Quality, Addison-Wesley Professional Publishing, 2005, ISBN 0-321-31643-6.
  • _ Vinu George and Rayford Vaughn, "Application of Lightweight Formal Methods in Requirement Engineering" Lưu trữ 2010-09-24 tại Wayback Machine, Crosstalk: The Journal of Defense Software Engineering, tháng 1 năm 2003
  • _ Daniel Jackson, "Alloy: A Lightweight Object Modelling Notation", ACM Transactions on Software Engineering and Methodology (TOSEM), Volume 11, Issue 2 (tháng 4 năm 2002), pp. 256–290
  • _ Daniel Jackson and Jeannette Wing, "Lightweight Formal Methods", IEEE Computer, tháng 4 năm 1996

Liên kết ngoài

tiếng Anh:

  • x
  • t
  • s
Các lĩnh vực
Các khái niệm
Mô hình hóa dữ liệu • Kiến trúc doanh nghiệp • Chi tiết hóa chức năng • Ngôn ngữ mô hình hóa • Mô hình lập trìnhPhần mềmKiến trúc phần mềm • Phương pháp học phát triển phần mềm • Quy trình phát triển phần mềmChất lượng phần mềm • Bảo đảm chất lượng phần mềm • Khảo cổ học phần mềm • Phân tích có cấu trúc
Các định hướng
Định hướng khía cạnh • Định hướng đối tượng • Ontology • Định hướng dịch vụ • Vòng đời phát triển hệ thống
Các mô hình
Các mô hình phát triển
Linh hoạt • Mô hình lặp • RUP • Scrum • Mô hình xoắn ốcMô hình thác nướcXP • V-Model • Mô hình tăng tiến • Mô hình nguyên mẫu
Các mô hình khác
Automotive SPICE • CMMI • Mô hình dữ liệu • Mô hình hàm • Mô hình thông tin • Mô hình hóa meta • Mô hình đối tượng • Mô hình hệ thống • Mô hình quan sát
Các ngôn ngữ mô hình hóa
IDEF • UML
Các kỹ sư
phần mềm
Kent Beck • Grady Booch • Fred Brooks • Barry Boehm • Ward Cunningham • Ole-Johan Dahl • Tom DeMarco • Martin Fowler • C. A. R. Hoare • Watts Humphrey • Michael A. Jackson • Ivar Jacobson • Craig Larman • James Martin • Bertrand Meyer • David Parnas • Winston W. Royce • Colette Rolland • James Rumbaugh • Niklaus Wirth • Edward Yourdon • Victor Basili
Các lĩnh vực liên quan
Khoa học máy tínhKỹ nghệ máy tính • Kỹ nghệ doanh nghiệp • Lịch sử • Quản lýToán họcQuản lý dự ánQuản lý chất lượngCông thái học phần mềm • Kỹ nghệ hệ thống
  • x
  • t
  • s
Những lĩnh vực chính của khoa học máy tính
Các nền tảng toán học
Lý thuyết phép tính
Độ phức tạp Kolmogorov · Lý thuyết Automat · Lý thuyết tính được · Lý thuyết độ phức tạp tính toán · Lý thuyết điện toán lượng tử
Các cấu trúc dữ liệu
các giải thuật
Phân tích giải thuật · Thiết kế giải thuật · Hình học tính toán · Tối ưu hóa tổ hợp
Các ngôn ngữ lập trình
Các trình biên dịch
Tính song hành,
Song song,
và các hệ thống phân tán
Công nghệ phần mềm
Phân tích yêu cầu · Thiết kế phần mềm · Các phương pháp hình thức · Kiểm thử phần mềm · Quy trình phát triển phần mềm · Các phép đo phần mềm · Đặc tả chương trình · LISP · Mẫu thiết kế · Tối ưu hóa phần mềm
Kiến trúc hệ thống
Kiến trúc máy tính · Tổ chức máy tính · Các hệ điều hành · Các cấu trúc điều khiển · Cấu trúc bộ nhớ lưu trữ · Vi mạch · Thiết kế ASIC · Vi lập trình · Vào/ra dữ liệu · VLSI design · Xử lý tín hiệu số
Viễn thông
Mạng máy tính
Các cơ sở dữ liệu
Các hệ thống thông tin
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu · Cơ sở dữ liệu quan hệ · SQL · Các giao dịch · Các chỉ số cơ sở dữ liệu · Khai phá dữ liệu · Biểu diễn và giao diện thông tin · Các hệ thống thông tin · Khôi phục dữ liệu · Lưu trữ thông tin · Lý thuyết thông tin · Mã hóa dữ liệu · Nén dữ liệu · Thu thập thông tin
Trí tuệ nhân tạo
Lập luận tự động · Ngôn ngữ học tính toán · Thị giác máy tính · Tính toán tiến hóa · Các hệ chuyên gia  · Học máy · Xử lý ngôn ngữ tự nhiên · Robot học
Đồ họa máy tính
Trực quan hóa · Hoạt họa máy tính · Xử lý ảnh
Giao diện người-máy tính
Khả năng truy cập máy tính · Giao diện người dùng · Điện toán mang được · Điện toán khắp mọi nơi · Thực tế ảo
Khoa học tính toán
Cuộc sống nhân tạo · Tin sinh học · Khoa học nhận thức · Hóa học tính toán · Khoa học thần kinh tính toán · Vật Lý học tính toán · Các giải thuật số · Toán học kí hiệu
Chú ý: khoa học máy tính còn có thể được chia thành nhiều chủ đề hay nhiều lĩnh vực khác dựa theo Hệ thống xếp loại điện toán ACM.
  • x
  • t
  • s
Chuyên ngành chính của Tin học
Công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin
Khoa học máy tính
Kỹ thuật máy tính
Kỹ nghệ phần mềm
Mạng máy tính
Tin học kinh tế
  • x
  • t
  • s
Giám đốc công nghệ thông tin · Tin học kinh tế · Quản lý công nghệ thông tin
Quản lý
Quản lý mạng
Quản trị hệ thống
Hoạt động vận hành
  • Bảo trì thiết bị
  • Bảo vệ hệ thống
  • Đối phó sự cố
  • Kế hoạch dự phòng
Hoạt động kỹ thuật
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Kiểm soát truy cập
  • Kiểm tra hệ thống
  • Xác thực người dùng
Hoạt động an toàn
  • An ninh nhân sự
  • An ninh hệ thống
  • Nhận thức an toàn
  • Rủi ro hệ thống
Quản lý hệ thống
  • Bàn dịch vụ
  • Quản lý cấu hình
  • Quản lý công suất
  • Quản lý dịch vụ
  • Quản lý hạ tầng
  • Quản lý khôi phục
  • Quản lý người dùng
  • Quản lý sự cố
  • Quản lý tính liên tục
  • Quản lý tính sẵn sàng
  • Tổ chức công việc
  • Tổ chức hỗ trợ
Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng cộng tác nhóm
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng gọi thoại
  • Kỹ năng huấn luyện
  • Kỹ năng lắng nghe
  • Kỹ năng phân công ủy thác
  • Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tạo động lực
  • Kỹ năng tư duy
  • Kỹ năng thiết kế quy trình
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng viết tài liệu kỹ thuật
Ứng dụng
Các lĩnh vực liên quan
Quản trị kinh doanh