Mạch máu

hệ thống mạch có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín, dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể và rồi trở về lại tim, là một phần của hệ tuần hoànBản mẫu:SHORTDESC:hệ thống mạch có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín, dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể và rồi trở về lại tim, là một phần của hệ tuần hoàn
Mạch máu
Blood vessel
Hệ tuần hoàn của người. Màu đỏ là động mạch, màu lam là tĩnh mạch.
Chi tiết
Định danh
Latinhvas sanguineum
MeSHD001808
TAA12.0.00.001
FMA63183
Thuật ngữ giải phẫu
[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]
Cấu tạo mạch máu: động mạch (màu đỏ tươi), tĩnh mạch (màu đỏ sẫm) và mao mạch (màu đỏ tươi và đỏ sẫm)

Các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín, dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể và rồi trở về lại tim. Cùng với tim, mạch máu là một phần của hệ tuần hoàn. Có ba loại mạch máu chính: động mạch mang máu đi từ trái tim, các mao mạch (Capillary) giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô, và các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch trở về tim.

Phân loại

Mạch máu bao gồm có ba loại mạch là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Động mạch

Động mạch có chức năng đưa máu từ tim đến các mao mạch toàn cơ thể. Động mạch chủ rời tim và phân thành những động mạch nhỏ hơn đến các vùng khác nhau của cơ thể. Các động mạch này lại phân thành những động mạch nhỏ hơn nữa, gọi là tiểu động mạch. Các tiểu động mạch đến mô, điều hòa phân phối máu vào mao mạch theo nhu cầu các bộ phận.[1]

Thành động mạch bao gồm ba lớp áo chính:

  • Lớp áo trong nằm trong cùng được cấu tạo bởi lớp nội mô ở trong cùng, kế đến là màng đáy, bên ngoài có lớp dưới nội mô và màng chun trong.
  • Lớp áo giữa gồm các sợi cơ trơn và các sợi chun, áo giữa phân cách với áo ngoài qua màng chun ngoài.
  • Lớp áo ngoài do các tổ chức liên kết sợi tạo nên. Phía ngoài chứa nhiều mạch của mạch và một ít hạch bạch huyết.

Tĩnh mạch

Từ mao mạch, máu đổ vào những mạch máu với thành mỏng gọi là tiểu tĩnh mạch. Tiểu tĩnh mạch tập trung thành những tĩnh mạch lớn. Từ đó máu được dẫn trở về tim.Thành của tĩnh mạch cũng gồm ba lớp như ở động mạch, nhưng có một số điểm khác sau:

  • Thành tĩnh mạch mỏng hơn và có độ đàn hồi kém hơn do lớp áo giữa mỏng hơn (ít cơ trơn).
  • Ở tĩnh mạch, lớp áo trong có các van tĩnh mạch. Đó là những nếp chập đôi của lớp áo trong, có tác dụng cho máu chảy theo một chiều.

Mao mạch

Mao mạch là một hệ thống gồm những mạch máu nhỏ. Thành mao mạch chỉ có một lớp tế bào nội mô, giữa các tế bào này có những lỗ nhỏ để cho quá trình trao đổi chất giữa các tế bào và máu được thực hiện.

Các mao mạch là nơi xảy ra sự trao đổi O2, CO2, chất dinh dưỡng giữa máu và các bộ phận. Để đảm bảo chức năng này, máu lưu thông chậm lại trong mạng lưới mao mạch. Có khoảng 10.000 triệu mao mạch và tổng diện tích trao đổi khoảng 500-700m2.[1]

Tham khảo

  1. ^ a b Sinh lý hệ mạch máu Lưu trữ 2016-05-04 tại Wayback Machine, dieutri
  • W.D. Phillips and T.J. Chilton, Biology, Oxford University Press, 1991
  • Hệ tuần hoà Lưu trữ 2010-03-06 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến giải phẫu học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Các hệ cơ quan trong cơ thể người
Vận
động
Bộ xương
Khối xương sọ
Xương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm, xương đỉnh, xương thái dương
Khối xương mặt
xương lá mía, xương hàm dưới, xương lệ, xương mũi, xương xoăn mũi dưới, xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái
Xương thân mình
Xương chi trên
Xương đòn, xương vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương quay, xương trụ, xương cổ tay, khớp vai
Xương chi dưới
Xương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, xương bàn chân, khớp hông
Hệ
Cơ đầu mặt cổ
Cơ vùng đầu, cơ vùng cổ
Cơ thân mình
Cơ thành ngực, cơ thành bụng, cơ hoành
Cơ tứ chi
Cơ chi trên, cơ chi dưới

Tuần
hoàn
Tim
Tâm thất, tâm nhĩ, nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, van tim
Mạch máu
Động mạch
Động mạch chủ, động mạch đầu mặt cổ
Tĩnh mạch
 
Mao mạch
 
Máu
Vòng tuần hoàn
Miễn
dịch
Bạch cầu
Cơ chế
Thực bào, tiết kháng thể, phá hủy tế bào nhiễm
Bạch
huyết
Phân hệ
phân hệ lớn, phân hệ nhỏ
Đường dẫn bạch huyết
ống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết

hấp
Đường dẫn khí
Phổi
Hai lá phổi, phế nang
Hô hấp
Sự thở, sự trao đổi khí
Tiêu
hóa
Ống tiêu hóa
Tuyến tiêu hóa
Tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy, gan
Bài
tiết
Hệ tiết niệu
Hệ bài tiết mồ hôi
Hệ bài tiết Carbon dioxide (CO2)
Mũi, đường dẫn khí, phổi
Vỏ
bọc
Da
Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da
Cấu trúc đi kèm
Lông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay
Thần
kinh
Thần kinh trung ương
Thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh
Phân loại
Hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)
Giác
quan
Mắt  • thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới)
Mũi  • khứu giác (lông niêm mạc)
Lưỡi  • vị giác (gai vị giác)
Da  • xúc giác (thụ quan)
Nội
tiết
Nội tiết não
Nội tiết ngực
Nội tiết bụng
Sinh
dục
Cơ quan sinh dục nam
Cơ quan sinh dục nữ