Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Khẩu hiệuKhông có gì quý hơn độc lập tự do
Các nhánh
phục vụ
Sở chỉ huyHà Nội, Việt Nam
Lãnh đạo
Thống lĩnh Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Bộ trưởng Bộ Công an

Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam People's Armed Forces) là lực lượng được trang bị vũ khí để chiến đấu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ Việt Nam.[1][2]

Nguyên tắc hoạt động

- Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

- Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Lãnh đạo chỉ huy

Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.[3]

Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh.[4]

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.[3]

Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.[3]

Tổ chức

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ Việt Nam.[5]

Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương. Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy bao gồm các lực lượng nhưː Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Tác chiến Không gian mạng, Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công an nhân dân Việt Nam

Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1945.

Công an nhân dân có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng. Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.

Công an Nhân dân việt Nam chính quy bao gồm các lực lượng nhưː An ninh Nhân dân, Cảnh sát Nhân dân.

Dân quân tự vệ Việt Nam

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Luật Quốc phòng Việt Nam năm 2018, Chương IV.
  2. ^ “Luật Quốc phòng Việt Nam năm 2018”.
  3. ^ a b c Điều 28, Luật Quốc phòng năm 2018
  4. ^ Khoản 5, Điều 88, Hiến pháp năm 2013
  5. ^ Luật Quốc phòng Việt Nam năm 2018, Chương IV, Điều 23
  • x
  • t
  • s
Tướng lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
  • Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh - Tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang Việt Nam
    Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

Tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam
  • [1] Phó Đô đốc/Trung tướng Không quân là bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân/Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân.
    [2] Đô đốc/Thượng tướng Không quân chỉ được phong khi là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng hoặc Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm nhiệm Tư lệnh Quân chủng Hải quân/Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân.
    [3] Trong Hải quân nhân dân Việt Nam, các cấp hàm tướng lĩnh Hải quân được gọi lần lượt là: Chuẩn Đô đốc (Thiếu tướng Hải quân), Phó Đô đốc (Trung tướng Hải quân), và Đô đốc (Thượng tướng Hải quân).
  • x
  • t
  • s
Tổng quan
Lịch sử
Vũ khí
Trang bị
  • Trang bị
  • Lục quân
  • Hải quân
  • Không quân
  • Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Cấp bậc
Quân hàm
Khác
Đảng
Quân ủy Trung ương
Nhà nước
Quốc hội
Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủ
Bộ Quốc phòng
Cơ quan tư pháp
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Chính trị-đoàn thể
Khối cơ quan
Khối cơ sở
Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam
Lãnh đạo (6)
Tổng cục (6)
Quân chủng (4)
Binh chủng (6)
Quân khu (7)
Quân đoàn (3)
Bộ Tư lệnh (3)
Học viện (6)
Trường Sĩ quan (3)
Cục và tương đương
trực thuộc Bộ (14)
Bệnh viện (3)
Viện nghiên cứu (5)
Trung tâm (2)
Doanh nghiệp (14)
Tổ chức chi tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu
Tổng cục Chính trị
Tổng cục Kỹ thuật
Tổng cục Hậu cần
Tổng cục Tình báo
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Cục 11
  • Cục 12
  • Cục 16
  • Cục 25
  • Cục 71
  • Cục 72
  • Cục 80
  • Viện 26
  • Viện 70
  • Viện 78
  • Viện Cơ cấu chiến lược
  • Trung tâm 72
  • Trung tâm 75
  • Trung tâm 501
  • Lữ đoàn 74
  • Lữ đoàn 94
  • Đoàn K3
Tổng cục CNQP
Quân chủng Hải quân
Quân chủng PK-KQ
Bộ đội Biên phòng
Cảnh sát biển
Học viện Quốc phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần-Kỹ thuật
  • Cục Huấn luyện Đào tạo
  • Tạp chí Nghệ thuật Quân sự
  • Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự
  • Các Khoa (Chiến lược, Chiến dịch, CTĐ-CTCT, Lý luận Mác-Lê nin)
Học viện Chính trị
Học viện Kỹ thuật QS
Học viện Quân y
Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Chính trị-Tổ chức
  • Cục Chứng thực số và Bảo mật Thông tin
  • Cục Cơ yếu 893
  • Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã
  • Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã
  • Viện Khoa học Công nghệ Mật mã
  • x
  • t
  • s
Công an nhân dân Việt Nam – Bộ Công an Việt Nam
Tổng quan
Lịch sử
Vũ khí
Trang bị
Cấp bậc
Quân hàm
Khác
Tổ chức Công an nhân dân Việt Nam
Đảng
Đảng ủy Công an Trung ương
Nhà nước
Quốc hội
Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủ
Bộ Công an
Khối cơ quan
Khối cơ sở
Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an Việt Nam
Lãnh đạo (2)
  • Bộ trưởng
  • Thứ trưởng
Khối Nghiệp vụ
Khối Chính trị
Khối An ninh
Khối Cảnh sát
Khối Tình báo
  • Cục Tình báo kinh tế, khoa học, kỹ thuật
  • Cục Xử lý tin và hỗ trợ tình báo
  • Cục Tình báo Châu Á
  • Cục Tình báo Mỹ Âu Phi
Khối Hậu cần
Kỹ thuật
  • Cục Hậu cần
  • Cục Y tế
  • Cục Công nghệ thông tin
  • Cục Ngoại tuyến
  • Cục Kỹ thuật nghiệp vụ
  • Cục Hồ sơ nghiệp vụ
  • Cục Viễn thông và cơ yếu
  • Cục Trang bị và kho vận
  • Cục Công nghiệp an ninh
  • Cục Quản lý xuất nhập cảnh
  • Cục Quản lý xây dựng và doanh trại
Bộ Tư lệnh
  • Bộ Tư lệnh Cảnh vệ
  • Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động
Nhà trường
  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
  • Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân III
  • Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI
  • Trường Trung cấp Cảnh sát Giao thông
  • Trường Trung cấp Cảnh sát Cơ động
  • Trường Văn hóa I
  • Trường Văn hóa II
  • Trường Văn hóa III
Bệnh viện
  • Bệnh viện 19-8
  • Bệnh viện 199
  • Bệnh viện 30-4
  • Bệnh viện Y học cổ truyền
Viện nghiên cứu
  • Viện Khoa học hình sự
  • Viện Khoa học và công nghệ
Công an Tỉnh
Khối Tổng cục (6) (cũ)
  • Tổng cục An ninh
  • Tổng cục Cảnh sát
  • Tổng cục Chính trị
  • Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật
  • Tổng cục Tình báo
  • Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp
  • x
  • t
  • s
Quốc gia có chủ quyền
Quốc gia được công nhận hạn chế
  • Abkhazia
  • Artsakh
  • Bắc Síp
  • Nam Ossetia
  • Đài Loan
Lãnh thổ phụ thuộc