Cấu trúc liên kết mạng

Các cấu trúc liên kết mạng khác nhau.

Cấu trúc liên kết mạng là sự sắp xếp các phần tử khác nhau (liên kết, nút mạng, vân vân.) của một mạng máy tính.[1][2] Chủ yếu, đó là cấu trúc tô pô[3] của một mạng máy tính, và có thể mô tả theo tính vật lý và lôgíc. Cấu trúc liên kết vật lý (tô pô vật lý) là sự sắp đặt các thành phần mạng khác nhau, bao gồm nơi chứa thiết bị và cài đặt dây cáp nối, trong khi cấu trúc liên kết lôgíc (tô pô lôgíc) chỉ ra cách hoạt động của dòng dữ liệu trong mạng. Khoảng cách giữa các nút mạng, điểm giao vật lý, tỉ lệ truyền tải, và/hoặc dạng tín hiệu có thể khác nhau giữa hai mạng cho dù cấu trúc tô pô của chúng có thể giống hệt nhau.

Cấu trúc liên kết

Có hai cấu trúc liên kết mạng cơ bản:[4]

  1. Cấu trúc liên kết vật lý
  2. Cấu trúc liên kết lôgíc

Mạng hình sao (Star)

Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Phụ thuộc vào yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị trung tâm có thể là switch, router, hub hay máy chủ trung tâm. Vai trò của thiết bị trung tâm là thiết lập các liên kết Point to Point.

Việc thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng (thêm, bớt các trạm) và có thể kiểm soát và khắc phục sự cố nhanh, đồng thời tận dụng được tối đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý. Tuy nhiên, độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m, với công nghệ hiện nay).

Mạng trục tuyến (Bus)

Cấu trúc liên kết mạng trục tuyến.

Tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung (bus). Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là điểm đầu cuối. Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T hoặc một thiết bị thu phát. Cụ thể hình mạng Bus hoạt động theo các liên kết Point to Multipoint hay Broadcast. Mạng trục tuyến dễ thiết kế và có chi phí thấp, tuy nhiên nó có tính ổn định kém,khi hỏng khó phát hiện, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng bị ngừng hoạt động.

Mạng hình vòng (Ring)

Trên mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với nhau qua một bộ chuyển tiếp có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiếp các liên kết Point to Point giữa các bộ chuyển tiếp. Mạng hình vòng có ưu, nhược điểm tương tự như mạng hình sao, tuy nhiên mạng hình vòng đòi hỏi giao thức truy nhập mạng phức tạp hơn mạng hình sao. Ngoài ra còn có các kết nối hỗn hợp giữa các kiến trúc mạng trên như Star Bus hay Star Ring.

Tham khảo

  1. ^ David Groth & Toby Skandier (2005). Network+ Study Guide, Fourth Edition'. Sybex, Inc. ISBN 0-7821-4406-3.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ ATIS committee PRQC. “mesh topology”. ATIS Telecom Glossary 2007. Alliance for Telecommunications Industry Solutions. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ Chiang, Mung; Yang, Michael (2004). “Towards Network X-ities From a Topological Point of View: Evolvability and Scalability” (PDF). Proc. 42nd Allerton Conference. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ Inc, S., (2002). Networking Complete. Third Edition. San Francisco: Sybex

Liên kết ngoài

  • Application of a tetrahedral structure to create resilient partial-mesh data network
  • Experimentation kit for different network topologies Lưu trữ 2012-05-09 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Những lĩnh vực chính của khoa học máy tính
Các nền tảng toán học
Lý thuyết phép tính
Độ phức tạp Kolmogorov · Lý thuyết Automat · Lý thuyết tính được · Lý thuyết độ phức tạp tính toán · Lý thuyết điện toán lượng tử
Các cấu trúc dữ liệu
các giải thuật
Phân tích giải thuật · Thiết kế giải thuật · Hình học tính toán · Tối ưu hóa tổ hợp
Các ngôn ngữ lập trình
Các trình biên dịch
Tính song hành,
Song song,
và các hệ thống phân tán
Công nghệ phần mềm
Phân tích yêu cầu · Thiết kế phần mềm · Các phương pháp hình thức · Kiểm thử phần mềm · Quy trình phát triển phần mềm · Các phép đo phần mềm · Đặc tả chương trình · LISP · Mẫu thiết kế · Tối ưu hóa phần mềm
Kiến trúc hệ thống
Kiến trúc máy tính · Tổ chức máy tính · Các hệ điều hành · Các cấu trúc điều khiển · Cấu trúc bộ nhớ lưu trữ · Vi mạch · Thiết kế ASIC · Vi lập trình · Vào/ra dữ liệu · VLSI design · Xử lý tín hiệu số
Viễn thông
Mạng máy tính
Audio máy tính · Chọn tuyến · Cấu trúc liên kết mạng · Mật mã học
Các cơ sở dữ liệu
Các hệ thống thông tin
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu · Cơ sở dữ liệu quan hệ · SQL · Các giao dịch · Các chỉ số cơ sở dữ liệu · Khai phá dữ liệu · Biểu diễn và giao diện thông tin · Các hệ thống thông tin · Khôi phục dữ liệu · Lưu trữ thông tin · Lý thuyết thông tin · Mã hóa dữ liệu · Nén dữ liệu · Thu thập thông tin
Trí tuệ nhân tạo
Lập luận tự động · Ngôn ngữ học tính toán · Thị giác máy tính · Tính toán tiến hóa · Các hệ chuyên gia  · Học máy · Xử lý ngôn ngữ tự nhiên · Robot học
Đồ họa máy tính
Trực quan hóa · Hoạt họa máy tính · Xử lý ảnh
Giao diện người-máy tính
Khả năng truy cập máy tính · Giao diện người dùng · Điện toán mang được · Điện toán khắp mọi nơi · Thực tế ảo
Khoa học tính toán
Cuộc sống nhân tạo · Tin sinh học · Khoa học nhận thức · Hóa học tính toán · Khoa học thần kinh tính toán · Vật Lý học tính toán · Các giải thuật số · Toán học kí hiệu
Chú ý: khoa học máy tính còn có thể được chia thành nhiều chủ đề hay nhiều lĩnh vực khác dựa theo Hệ thống xếp loại điện toán ACM.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến mạng máy tính này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s