Quần đảo

Quần đảo Ksamili thuộc Albania
Quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam

Quần đảo là một dãy, chuỗi hoặc một nhóm đảo nằm gần nhau. Điều 46 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển định nghĩa: ""Quần đảo" là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử."[1]

Các quần đảo thường có ở các biển hở, thông với đại dương. Quần đảo có thể nằm sát đất liền tuy vậy không nhiều bằng các quần đảo ngoài khơi. Các quần đảo hình thành chủ yếu do hoạt động núi lửa, nằm dọc theo các lằn đáy biển trồi lên bởi hoạt động của vỏ Trái Đất hoặc các vùng biển có các dòng nham thạch sát dưới vỏ này. Rất nhiều quần đảo vẫn đang trong quá trình thay đổi do bào mòn hoặc bồi đắp.

Các quốc gia lớn mà lãnh thổ nằm chủ yếu trên các quần đảo là Indonesia, Nhật Bản, Philippines và New Zealand. Trong đó, quần đảo Indonesia là quần đảo lớn nhất thế giới với 17.508 đảo lớn nhỏ nhưng chỉ khoảng 6.000 đảo là có người ở.[2][3]

Từ nguyên

Trong tiếng Việt, thuật ngữ "quần đảo" là một từ Hán-Việt. Trong tiếng Anh, thuật ngữ "archipelago" có thể bắt nguồn từ: (1) từ cổ "Egeopelago"; (2) từ tiếng Hy Lạp, Ἀγιο πέλαγο, nghĩa là "biển Thánh"; (3) bắt nguồn từ thời Đế chế Latinh, có nghĩa là "Biển của Vương quốc" (Archè); (4) dịch từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Ak Denghiz, Argon Pelagos, "biển Trắng"; (5) từ tiếng Ý, arcipelago, "biển chính".[4]

Xem thêm

  • Danh sách quần đảo

Tham khảo

  1. ^ “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [bản dịch tiếng Việt]” (PDF). Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2012.Lưu trữ bởi WebCite® tại.
  2. ^ “About Indonesia” (bằng tiếng Anh). UNDP. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  3. ^ “Indonesia” (bằng tiếng Anh). CIA World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Archipelago” . Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). Cambridge University Press.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Địa hình
Bãi bùn  • Bãi lầy triều  • Bán đảo  • Bờ  • Bờ biển  • Bờ biển dốc  • Bờ biển đá  • Bờ biển mài mòn  • Bờ biển phẳng  • Châu thổ  • Châu thổ thụt lùi  • Cửa cắt khía  • Cửa sông  • Doi cát cửa  • Doi cát cửa (chắn) vịnh  • Doi cát nối đảo/bãi nối  • Đảo  • Đảo chắn  • Đảo nhỏ  • Đảo nối/đảo liền bờ  • Đảo triều  • Đồng bằng lấn biển  • Đồng bằng duyên hải  • Đồng lầy mặn  • Đồng lầy nước lợ  • Đồng lầy nước ngọt  • Đụn cát  • Đụn cát trên vách  • Đường bờ dâng (nổi) cao  • Đường bờ đơn điệu  • Eo biển  • Eo đất  • Firth  • Hẻm vực biển  • Kênh biển  • Kênh nước  • Khối đá tàn dư  • Machair  • Mũi đất  • Phá  • Quần đảo  • Rạn (ám tiêu)  • Rạn san hô  • Rạn san hô vòng/a-tôn  • Rìa lục địa  • Thềm biển  • Thềm lục địa  • Vách đá  • Vịnh  • Vịnh hẹp (Fjard/vụng băng hà  • Fjord/vịnh hẹp băng hà)  • Vịnh nhỏ  • Vòm tự nhiên  • Đất ngập nước gian triều  • Vũng gần biển  • Vũng triều  • Khác...


Bãi biển
Bãi biển bão  • Bãi biển hõm  • Bãi cuội bờ biển  • Đá bãi biển  • Gờ bãi biển  • Mũi nhô bãi biển  • Rìa rửa trôi  • Tiến hoá bờ biển
Quá trình
địa chất
Lỗ phun  • Xói mòn ven biển  • Đường bờ biển thuận hướng  • Dòng chảy  • Mũi đất nhọn  • Đường bờ biển trái khớp  • Đường bờ biển nâng  • Dòng chảy dọc bờ  • Biển lùi  • Biển tiến  • Dòng rút  • Hang bờ biển  • Bãi cạn/bãi nông  • Mũi nhô  • Đường bờ chìm  • Cấu tạo cản sóng  • Đới sóng vỗ  • Lạch nước dâng  • Dòng sóng vỗ bờ  • Vòng cung núi lửa  • Nền sóng mài mòn  • Biến dạng sóng  • Sóng biển
Vấn đề
liên quan
Đường ngăn  • Chiều dài bờ biển  • Vùng gian triều  • Cận duyên  • Kích thước hạt (Đá tảng  • Cuội  • Cát  • Đất bùn  • Đất sét)  • Hải dương học vật lý  • Đá dăm  • Khác...
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s