Vụng băng

Vụng băng hay fjard (còn viết là fiard) là một dạng vịnh hẹp hình thành do các thung lũng băng cổ chìm xuống biển và do hiện tượng sụt lún trong phạm vi vùng đất thấp phủ đầy băng đá. Fjard có đặc điểm là ngắn hơn, nông hơn và rộng hơn so với fjord.[1] Ngoài ra, fjard khác với fjord ở chỗ fjard không có các vách đá dốc đặc trưng cho rãnh sông băng (chìm một phần để tạo thành fjord). Các ví dụ về vụng băng là Bråviken (bờ biển Thuỵ Điển), Hjortsholm (bờ biển Đan Mạch) và Somes Sound (Công viên Quốc gia Acadia, tiểu bang Maine, Hoa Kỳ). Các fjard dọc theo bờ biển Baltic thuộc nước Đức được gọi là förden.[2][3][4]

So sánh fjard và fjord

Mặc dù fjard và fjord hình thành theo cách thức giống nhau nhưng hai loại vịnh hẹp này vẫn có những điểm khác biệt quan trọng. Fjord được đặc trưng bởi các vách đá dốc do băng hà bào mòn và thường có nhiều lạch nước riêng rẽ. Fjard cũng từng là một thung lũng bị băng hà mài mòn và đã xói mòn nhưng có địa hình thấp hơn nhiều so với fjord. Tại các fjard, có thể tìm thấy những dạng địa hình thấp mà fjord không có, ví dụ bãi lầy triều, đồng lầy ngập mặn và đồng bằng ngập lụt.[5]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “1160 Large shallow inlets and bays” (bằng tiếng Anh). Joint Nature Conservation Committee. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ Bird, E.C.F. (2008). Coastal Geomorphology: An Introduction (ấn bản 2). West Sussex, Anh: John Wiley & Sons. ISBN 978-0-470-51729-1.
  3. ^ Jackson, J.A. (1997). Glossary of Geology. Alexandria, VA, Hoa Kỳ: American Geological Institute. ISBN 0-922152-34-9.
  4. ^ Goudie, A. (2004). Encyclopedia of Geomorphology. Luân Đôn: Routledge. ISBN 0-415-27298-X.
  5. ^ “Understanding and Managing Morphological Change in Estuaries” (PDF) (bằng tiếng Anh). Estuary Guide. 22 tháng 5 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2012.
  • x
  • t
  • s
Địa hình
Bãi bùn  • Bãi lầy triều  • Bán đảo  • Bờ  • Bờ biển  • Bờ biển dốc  • Bờ biển đá  • Bờ biển mài mòn  • Bờ biển phẳng  • Châu thổ  • Châu thổ thụt lùi  • Cửa cắt khía  • Cửa sông  • Doi cát cửa  • Doi cát cửa (chắn) vịnh  • Doi cát nối đảo/bãi nối  • Đảo  • Đảo chắn  • Đảo nhỏ  • Đảo nối/đảo liền bờ  • Đảo triều  • Đồng bằng lấn biển  • Đồng bằng duyên hải  • Đồng lầy mặn  • Đồng lầy nước lợ  • Đồng lầy nước ngọt  • Đụn cát  • Đụn cát trên vách  • Đường bờ dâng (nổi) cao  • Đường bờ đơn điệu  • Eo biển  • Eo đất  • Firth  • Hẻm vực biển  • Kênh biển  • Kênh nước  • Khối đá tàn dư  • Machair  • Mũi đất  • Phá  • Quần đảo  • Rạn (ám tiêu)  • Rạn san hô  • Rạn san hô vòng/a-tôn  • Rìa lục địa  • Thềm biển  • Thềm lục địa  • Vách đá  • Vịnh  • Vịnh hẹp (Fjard/vụng băng hà  • Fjord/vịnh hẹp băng hà)  • Vịnh nhỏ  • Vòm tự nhiên  • Đất ngập nước gian triều  • Vũng gần biển  • Vũng triều  • Khác...


Bãi biển
Bãi biển bão  • Bãi biển hõm  • Bãi cuội bờ biển  • Đá bãi biển  • Gờ bãi biển  • Mũi nhô bãi biển  • Rìa rửa trôi  • Tiến hoá bờ biển
Quá trình
địa chất
Lỗ phun  • Xói mòn ven biển  • Đường bờ biển thuận hướng  • Dòng chảy  • Mũi đất nhọn  • Đường bờ biển trái khớp  • Đường bờ biển nâng  • Dòng chảy dọc bờ  • Biển lùi  • Biển tiến  • Dòng rút  • Hang bờ biển  • Bãi cạn/bãi nông  • Mũi nhô  • Đường bờ chìm  • Cấu tạo cản sóng  • Đới sóng vỗ  • Lạch nước dâng  • Dòng sóng vỗ bờ  • Vòng cung núi lửa  • Nền sóng mài mòn  • Biến dạng sóng  • Sóng biển
Vấn đề
liên quan
Đường ngăn  • Chiều dài bờ biển  • Vùng gian triều  • Cận duyên  • Kích thước hạt (Đá tảng  • Cuội  • Cát  • Đất bùn  • Đất sét)  • Hải dương học vật lý  • Đá dăm  • Khác...


Hình tượng sơ khai Bài viết về thuật ngữ địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s