Fjord

Geirangerfjord, Na Uy

Trong địa lý tự nhiên, fjord hay fiord là một vịnh hẹp dài với các bên là dốc đá cao hoặc gần như thẳng đứng được tạo ra từ sông băng[1]. Fjord được tìm thấy nhiều ở các nơi như Nam Cực, British Columbia, Chile, Đan Mạch, Đức, Greenland, quần đảo Faroe, Iceland, Ireland, bán đảo Kamchatka, quần đảo Kerguelen, Labrador, Newfoundland, New Zealand, Na Uy, Novaya Zemlya, Nunavut, Quebec, vùng Patagonia, Liên Bang Nga, đảo Nam Georgia, Tasmania, Scotlandbang Alaska và bang Washington (Hoa Kỳ). Sự hiện diện của các fjord là làm cho đường bờ biển của một số quốc gia trở nên dài hơn, một trong những nguyên nhân của nghịch lý đường bờ biển (coastline paradox). Đường bờ biển của Na Uy nếu không tính các fjord chỉ dài 2,500 km nhưng nếu tính các fjord thì sẽ dài 29,000 km, gấp 11.6 lần.[2]

Sự hình thành

Một fjord đúng nghĩa được tạo ra bởi sự tan tách một dòng sông băng hình thành trên thung lũng chữ U và bào mòn lớp đất đá bên ngoài lớp đá nền[3]. Quá trình hình thành và tan tách của sông băng đã tạo ra các thung lũng chữ U sâu thẳm. Sau kỷ băng hà, nước biển tràn vào những thung lũng này tạo thành các fjord. Những nơi nước biển không vào được đã trở thành các hồ nước ngọt trên cao[4]. Hầu hết các fjord đều sâu hơn các vùng biển lân cận; fjord Sogn (vua của các fjord) ở Na Uy sâu tới 1,300 mét dưới mực nước biển. Ở cửa ra của các fjord thường có một ngạch ngầm (sill) chắn ngang, làm hạn chế sự trao đổi nước với bên ngoài đại dương[5]. Sự hiện diện của các ngạch ngầm này còn là nguyên nhân gây ra các dòng chảy cực đoan và hiện tượng thủy triều nhanh. Saltstraumen ở Na Uy thường được miêu tả là nơi có dòng thủy triều mạnh nhất thế giới. Những đặc điểm này chỉ ra sự khác biệt giữa các fjord và cửa cắt khía (ví dụ: vịnh Kotos, Montenegro). Sự tái tạo lớp vỏ sau sông băng (Post-glacial rebound) đã hình thành nên sống núi Svelvik (một sa băng tích) cao khoảng 60 mét so với mực nước biển gần như chia đôi fjord Drammen ra hai phần.

Jens Esmark, giáo sư khoáng vật học người Na Uy gốc Đan Mạch, vào thế kỷ 19 đã đưa ra lý thuyết về sự hình thành fjord từ sông băng và phần lớn khu vực Bắc Âu vào thời tiền sử đều được bao phủ bởi lớp băng dầy[6]. Ngạch đá ngầm bên dưới cửa ra của các fjord là bằng chứng thuyết phục cho sự hình thành fjord từ sông băng. Các ngạch ngầm này thường liên quan đến các vịnh hẹp sâu (sound) và các vùng đất thấp, nơi mà băng tuyết có thể trải rộng ra nên chịu ít xói mòn sau khi băng tan. John Walter Gregory, nhà địa chất học người Anh, thì cho rằng các fjord có nguồn gốc từ sự kiến tạo mảng, không liên quan đến sông băng. Giả thuyết của ông sau đó đã bị bác bỏ bởi các nghiên cứu sau này.

Tham khảo

  1. ^ “What is a Fjord, and how is it formed”. 30 tháng 12 năm 2017. tr. Norway Today. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ Gregory, J. W. (1913). The Nature And Origin Of Fiords.
  3. ^ Murton, Julian B.; Peterson, Rorik; Ozouf, Jean-Claude (17 tháng 11 năm 2006). “Bedrock Fracture by Ice Segregation in Cold Regions”. Science (bằng tiếng Anh). 314 (5802): 1127–1129. doi:10.1126/science.1132127. ISSN 0036-8075.
  4. ^ Geological Society of Norway (NGF). Trondheim. 2014. ISBN 978-82-92-39491-5.
  5. ^ Alley, R. B.; Lawson, D. E.; Larson, G. J.; Evenson, E. B.; Baker, G. S. (tháng 8 năm 2003). “Stabilizing feedbacks in glacier-bed erosion”. Nature (bằng tiếng Anh). 424 (6950): 758–760. doi:10.1038/nature01839. ISSN 1476-4687.
  6. ^ Holtedahl, Hans (1 tháng 8 năm 1967). “Notes on the Formation of Fjords and Fjord-Valleys”. Geografiska Annaler: Series A, Physical Geography. 49 (2–4): 188–203. doi:10.1080/04353676.1967.11879749. ISSN 0435-3676.

Liên kết ngoài

  • Use of whales to probe Arctic fjord's secrets
  • Fiordland's Marine Reserves
  • Saguenay River - The Canadian Atlas Online Lưu trữ 2011-06-07 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Địa hình
Bãi bùn  • Bãi lầy triều  • Bán đảo  • Bờ  • Bờ biển  • Bờ biển dốc  • Bờ biển đá  • Bờ biển mài mòn  • Bờ biển phẳng  • Châu thổ  • Châu thổ thụt lùi  • Cửa cắt khía  • Cửa sông  • Doi cát cửa  • Doi cát cửa (chắn) vịnh  • Doi cát nối đảo/bãi nối  • Đảo  • Đảo chắn  • Đảo nhỏ  • Đảo nối/đảo liền bờ  • Đảo triều  • Đồng bằng lấn biển  • Đồng bằng duyên hải  • Đồng lầy mặn  • Đồng lầy nước lợ  • Đồng lầy nước ngọt  • Đụn cát  • Đụn cát trên vách  • Đường bờ dâng (nổi) cao  • Đường bờ đơn điệu  • Eo biển  • Eo đất  • Firth  • Hẻm vực biển  • Kênh biển  • Kênh nước  • Khối đá tàn dư  • Machair  • Mũi đất  • Phá  • Quần đảo  • Rạn (ám tiêu)  • Rạn san hô  • Rạn san hô vòng/a-tôn  • Rìa lục địa  • Thềm biển  • Thềm lục địa  • Vách đá  • Vịnh  • Vịnh hẹp (Fjard/vụng băng hà  • Fjord/vịnh hẹp băng hà)  • Vịnh nhỏ  • Vòm tự nhiên  • Đất ngập nước gian triều  • Vũng gần biển  • Vũng triều  • Khác...


Bãi biển
Bãi biển bão  • Bãi biển hõm  • Bãi cuội bờ biển  • Đá bãi biển  • Gờ bãi biển  • Mũi nhô bãi biển  • Rìa rửa trôi  • Tiến hoá bờ biển
Quá trình
địa chất
Lỗ phun  • Xói mòn ven biển  • Đường bờ biển thuận hướng  • Dòng chảy  • Mũi đất nhọn  • Đường bờ biển trái khớp  • Đường bờ biển nâng  • Dòng chảy dọc bờ  • Biển lùi  • Biển tiến  • Dòng rút  • Hang bờ biển  • Bãi cạn/bãi nông  • Mũi nhô  • Đường bờ chìm  • Cấu tạo cản sóng  • Đới sóng vỗ  • Lạch nước dâng  • Dòng sóng vỗ bờ  • Vòng cung núi lửa  • Nền sóng mài mòn  • Biến dạng sóng  • Sóng biển
Vấn đề
liên quan
Đường ngăn  • Chiều dài bờ biển  • Vùng gian triều  • Cận duyên  • Kích thước hạt (Đá tảng  • Cuội  • Cát  • Đất bùn  • Đất sét)  • Hải dương học vật lý  • Đá dăm  • Khác...