María Luisa Josefina của Tây Ban Nha

María Luisa Josefina của Tây Ban Nha
Chân dung họa bởi François-Xavier Fabre
Vương hậu Etruria
Tại vị21 tháng 3 năm 1801 – 27 tháng 5 năm 1803
(−97 năm, 298 ngày)
Nữ Công tước xứ Lucca
Tại vị9 tháng 6 năm 1815 – 13 tháng 3 năm 1824 br> (8 năm, 278 ngày)
Tiền nhiệmÉlisa Bonaparte
Kế nhiệmCarlo I
Thông tin chung
Sinh(1782-07-06)6 tháng 7 năm 1782
Cung điện San Ildefonso, Segovia, Tây Ban Nha
Mất13 tháng 3 năm 1824(1824-03-13) (41 tuổi)
Roma, Lãnh địa Giáo hoàng
An tángEl Escorial, Madrid
Phối ngẫuLudovico I của Etruria Vua hoặc hoàng đế
Hậu duệ
Tên đầy đủ
tiếng Tây Ban Nha: María Luisa Josefina Antonieta Vicenta de Borbón y Borbón-Parma
Vương tộcNhà Borbón
Thân phụCarlos IV của Tây Ban Nha Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMaría Luisa của Parma
Tôn giáoCông giáo La Mã

María Luisa Josefina của Tây Ban Nha (phát âm tiếng Tây Ban Nha[maˈɾi.a ˈlwisa], 6 tháng 7 năm 1782 – 13 tháng 3 năm 1824) là InfantaTây Ban Nha, con gái của Carlos IV của Tây Ban Nha và María Luisa của Parma. Năm 1795, María Luisa Josefina kết hôn với người em họ đời đầu của mình là Ludovico, Thế tử xứ Parma. María Luisa trải qua những năm đầu tiên của cuộc hôn nhân tại triều đình Tây Ban Nha, nơi đứa con đầu lòng của hai vợ chồng là Công tôn Carlo Ludovico chào đời.

Năm 1801, Hiệp ước Aranjuez đã đưa chồng của María Luisa Jossefina lên ngai vàng Vương quốc Etruria, một vương quốc được thành lập từ Đại công quốc Toscana trước đây để đổi lấy việc từ bỏ Công quốc Parma, do đó Ludovico trở thành Ludovico I của Etruria. Hai vợ chồng đến Firenze, thủ đô của vương quốc vào tháng 8 năm 1801. Trong một chuyến thăm ngắn đến Tây Ban Nha vào năm 1802, María Luisa sinh đứa con thứ hai. Triều đại của chồng vương nữ ở Etruria không được thuận lợi bởi tình hình sức khoẻ của Ludovico I. Ludovico I mất năm 1803 ở tuổi 30, sau một cơn động kinh. María Luisa làm nhiếp chính cho con trai Ludovico II. Trong thời gian cầm quyền ở Firenze, Thái hậu María Luisa Jossefina đã cố gắng giành được sự ủng hộ của thần dân, nhưng việc cai trị Etruria của thái hậu đã bị chấm dứt bởi Napoléon Bonaparte, người đã buộc Thái hậu phải rời đi cùng các con của mình vào tháng 12 năm 1807. Theo một phần của Hiệp ước Fontainebleau, Napoléon đã hợp nhất Etruria dưới quyền cai trị của Đệ Nhất Đế chế Pháp.

Sau một cuộc gặp mặt vô ích với Napoléon ở Milano, María Luisa sống lưu vong cùng gia đình ở Tây Ban Nha. Triều đình Tây Ban Nha bị chia rẽ sâu sắc và một tháng sau khi María Luisa đến, đất nước rơi vào tình trạng bất ổn khi một cuộc nổi dậy của quần chúng nổ ra, được gọi là Cuộc binh biến Aranjuez, buộc cha của María Luisa phải thoái vị để ủng hộ con trai là Fernando VII lên ngôi. Napoléon mời hai cha con đến Bayonne, Đệ Nhất Đế chế Pháp, với lý do làm trung gian hòa giải, nhưng lại trao vương quốc Tây Ban Nha cho em trai của mình là Joseph Bonaparte lúc đó đang làm Quốc vương của Vương quốc Napoli và Sicilia. Napoléon cho gọi các thành viên còn lại của vương thất Tây Ban Nha đến Pháp và khi vương thất rời đi vào ngày 2 tháng 5 năm 1808, người dân Madrid đã nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Pháp. Tại Pháp, María Luisa được đoàn tụ với cha mẹ khi lưu vong. María Luisa Jossefina là thành viên duy nhất của vương thất Tây Ban Nha trực tiếp chống đối Napoléon. Sau khi kế hoạch trốn thoát bí mật của María Luisa bị phát hiện, thái hậu bị tách khỏi con trai và bị giam cùng con gái như tù nhân trong một tu viện ở Roma.

María Luisa, được biết đến là Vương hậu Etruria trong suốt cuộc đời của mình, đã giành lại tự do vào năm 1814 khi Đế chế của Napoléon sụp đổ. Trong những năm tiếp theo, thái hậu tiếp tục sống ở Roma với hy vọng khôi phục lại các lãnh thổ cũ của con trai mình. Để đưa ra yêu sách của mình, María Luisa Josefina đã viết một quyển hồi ký, nhưng thất vọng khi Đại hội Viên (1814–15) đã không trả Công quốc Parma cho gia đình thái hậu, mà bằng Công quốc Lucca có diện tích nhỏ hơn nhiều, được tạo ra bằng cách tách một phần lãnh thổ của Đại công quốc Toscana trước đây. Như một sự an ủi, María Luisa được phép giữ lại danh hiệu Vương hậu của mình. Ban đầu miễn cưỡng chấp nhận thỏa thuận này, María Luisa đã không nắm chính quyền Lucca cho đến tháng 12 năm 1817. Với tư cách là một Nữ Công tước trị vì của Công quốc Lucca, Nữ Công tước đã coi thường hiến pháp do Đại hội Viên đặt ra. Trong thời gian ở trong cung điện của mình ở Roma, María Luía Josefina qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 41.

Gia phả

Gia phả của María Luisa Josefina của Tây Ban Nha [1]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
16. Louis của Pháp (= 24)
 
 
 
 
 
 
 
8. Felipe V của Tây Ban Nha (= 12)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
17. Maria Anna Victoria xứ Bayern (= 25)
 
 
 
 
 
 
 
4. Carlos III của Tây Ban Nha
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
18. Odoardo II xứ Parma (= 26)
 
 
 
 
 
 
 
9. Elisabetta xứ Parma (= 13)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
19. Dorothea Sophie xứ Pfalz (= 27)
 
 
 
 
 
 
 
2. Carlos IV của Tây Ban Nha
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
20. August II của Ba Lan
 
 
 
 
 
 
 
10. August III của Ba Lan
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
21. Christiane Eberhardine xứ Brandenburg-Bayreuth
 
 
 
 
 
 
 
5. Maria Amalia của Ba Lan
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
22. Joseph I của Thánh chế La Mã
 
 
 
 
 
 
 
11. Maria Josepha Benedikta của Áo
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
23. Wilhelmine Amalie xứ Braunschweig-Lüneburg
 
 
 
 
 
 
 
1. María Luisa Josefina của Tây Ban Nha
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
24. Louis của Pháp (= 16)
 
 
 
 
 
 
 
12. Felipe V của Tây Ban Nha (= 8)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
25. Maria Anna Victoria xứ Bayern (= 17)
 
 
 
 
 
 
 
6. Filippo I xứ Parma
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
26. Odoardo II xứ Parma (=18)
 
 
 
 
 
 
 
13. Elisabetta xứ Parma (= 9)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
27. Dorothea Sophie xứ Pfalz (=19)
 
 
 
 
 
 
 
3. María Luisa của Parma
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
28. Louis của Pháp
 
 
 
 
 
 
 
14. Louis XV của Pháp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
29. Maria Adelaide của Savoia
 
 
 
 
 
 
 
7. Louise Elisabeth của Pháp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
30. Stanisław I của Ba Lan
 
 
 
 
 
 
 
15. Maria Leszczyńska của Ba Lan
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
31. Katarzyna Opalińskich
 
 
 
 
 
 

Chú thích

  1. ^ Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive of all the Kings and Princes of sovereign houses of Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 9, 96.

Tham khảo

  • Balansó, Juan. La Familia Rival. Barcelona, Planeta, 1994. ISBN 978-8408012474
  • Balansó, Juan. Las Perlas de la Corona. Barcelona, Plaza & Janés, 1999. ISBN 978-8401540714
  • Bearne, Catherine Mary Charlton. A Royal Quartette: Maria Luisa, Infanta of Spain. Brentano's, 1908. ASIN: B07R12B4NQ
  • Davies, Norman. Vanished Kingdoms: The Rise and fall of States and Nations. New York, Viking, 2011. ISBN 978-0-670-02273-1
  • Maria Luisa of Spain, Duchess of Lucca. Memoir of the Queen of Etruria. London, John Murray, 1814. ISBN 978-1247377858
  • Mateos Sainz de Medrano, Ricardo. Los desconocidos infantes de España. Thassalia, 1996. ISBN 8482370545
  • Sixtus, Prince of Bourbon-Parma. La Reine d'Étrurie. Paris, Calmann-Levy, 1928. ASIN: B003UAFSSG
  • Smerdou Altoaguirre, Luis. Carlos IV en el Exilio. Pamplona, Ediciones Universidad de Navarra, 2000. ISBN 978-8431318314
  • Villa-Urrutia, W. R Marques de. La Reina de Etruria: Doña Maria Luisa de Borbón Infanta de España. Madrid, Francisco Beltrán, 1923. ASIN: B072FJ4VJ6
  • x
  • t
  • s
Thế hệ được tính từ hậu duệ của Isabel I của CastillaFerrando II của Aragón, khi Liên hiệp Vương triều được thiết lập bởi hai vị Quân chủ Công giáo. [1]
Thế hệ thứ 1
Thế hệ thứ 2
Thế hệ thứ 3
Thế hệ thứ 4
Thế hệ thứ 5
Thế hệ thứ 6
Thế hệ thứ 7
  • Không có
Thế hệ thứ 8
  • Không có
Thế hệ thứ 9
Thế hệ thứ 10
Thế hệ thứ 11
Thế hệ thứ 12
Thế hệ thứ 13
Thế hệ thứ 14
Thế hệ thứ 15
Thế hệ thứ 16
Thế hệ thứ 17
Thế hệ thứ 18
*tước hiệu được ban bởi Sắc lệnh Vương thất
Tham khảo:
  1. ^ Carlos Robles do Campo. “LOS INFANTES DE ESPAÑA-EN LOS SIGLOS XVI Y XVII” (PDF). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)