Tiếng Thu Lao

Tiếng Tráng Đại
Tráng Văn Ma (文麻), Thu Lao
Sử dụng tạiTrung Quốc, Việt Nam
Khu vựcchâu tự trị Tráng Miêu Văn Sơn
Tổng số người nói100,000 (2008)
Phân loạiTai-Kadai
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
zhd – Dai Zhuang
tyl – Thu Lao (duplicate code)
Glottologdaiz1235[1]
ELPThu Lao

Tiếng Thu Lao hay tiếng Tráng Đại (Dai Zhuang) là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái được nói ở châu tự trị Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc, ở các huyện, thành phố Diêm Sơn, Văn Sơn, Mã Quan, Ma Lật Pha, Quảng Nam. Nó cũng được nói ở châu Hồng Hà và Việt Nam. Tỉ lệ lớn nhất là ở Yên Sơn (50% tổng dân số Tráng nơi đây) và Diêm Sơn (20% tổng dân số Tráng nơi đây) (Johnson 2011b).

Tên gọi

Dưới đây là các tên gọi khác nhau (cả từ nội danh lẫn ngoại danh) cho người nói tiếng Thu Lao (Johnson 2011a: 43).

  • Pu Dai (Bộc Đại, 濮 岱) IPA: [pʰu˥ ʔdaːi˧˩, pʰu˨ taːi˩]
  • Thu Lao (Thổ Lão, 土僚、土老)
  • Tuzu (Thổ Tộc, 土族)
  • Pulao, Puliao (Bộc Liêu 濮 僚; dân tộc học cổ đại Trung Quốc).

Phân bố

Johnson (2011b) chia Thu Lao ra thành 4 phương ngữ theo cách thức thanh điệu phân tách: Bắc, Trung, Nam và Đông Bắc.

Tại Việt Nam, tiếng Thu Lao (nội danh La Hừ, nghĩa là 'đất đen') được nói ở 7 làng (Nguyễn Hùng Mạnh 2014:14).[2]

  • Huyện Mường Khương, Lào Cai
    • Tả Gia Khâu
      • La Hờ (48 hộ gia đình, 228 nhân khẩu)
      • La Măng (26 hộ gia đình, 123 nhân khẩu)
      • Lũng Thắng (15 hộ gia đình, 71 nhân khẩu)
    • Tào Túng, xã Thanh Bình, Mường Khương, Lào Cai (5 hộ gia đình, 28 nhân khẩu)
  • Huyện Si Ma Cai, Lào Cai
    • Sin Chải, xã Thảo Chư Phìn (42 hộ gia đình, 199 nhân khẩu)
    • Khuốn Pống, xã Bản Mộ (29 hộ gia đình, 138 nhân khẩu)
    • Tả Chải, xã Nàn Sán (71 hộ gia đình, 337 nhân khẩu)

Jerold Edmondson mô tả tiếng Thu Lao ở Việt Nam là một ngôn ngữ Thái Trung Tâm với khoảng 200 người nói giữ lại các phụ âm đầu với thanh điệu thấp, như tiếng Tày của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.[3]

Năm 1979, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) báo cáo rằng có một nhóm người nói tiếng Thái gọi là người Pa Dí (tiếng Hoa: Bài Di 摆彝) sống ở thành phố Văn Sơn, huyện Mã Quan và thị trấn Kiều Đầu (桥头) của huyện tự trị Dao Hà Khẩu. Người ta cho rằng tiếng Pa Dí có thể giống với tiếng Tày Lự.[4] Người Pa Dí được phân loại là người dân tộc Đại ở Hà Khẩu và Tráng ở Yên Sơn và Mã Quan. Năm 1960, dân số Pa Dí là 6.958 người.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Dai Zhuang”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nguyễn Hùng Mạnh. 2014. Tri thúc dân gian trong việc bao vệ rừng thiêng, rừng đầu nguồn của người Thu Lao (Xã Tả Gia Khâu, Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai). Nhà xuất bản văn hóa thông tin. ISBN 978-604-50-1511-7
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ Yunnan minzu shibie zonghe diaocha zubian 云南民族识别综合调查组编 (1979). Yunnan minzu shibie zonghe diaocha baogao (1960 nian) Lưu trữ 2021-04-23 tại Wayback Machine 云南民族识别综合调查报告(1960年). Kunming: Yunnan minzuxue yanjiu suoyin 云南民族学研究所印.

Đọc thêm

  • Johnson, Eric C. 2011a. "The Southern Zhuang Languages of Yunnan Province's Wenshan Prefecture from a Sociolinguistic Perspective." [Working paper]. S.l.: s.n. 49 pages.
  • Johnson, Eric C. 2011b. "A Lexical and Phonological Comparison of the Central Taic Languages of Wenshan Prefecture, China: Getting More Out of Language Survey Wordlists Than Just Lexical Similarity Percentages." SIL Electronic Working Papers 2011-005: 170.
  • L.-Thongkum, Theraphan. 1997. "Implications of the retention of proto-voiced plosives and fricatives in the Dai Tho language of Yunnan Province for a theory of tonal development and Tai language classification." In Comparative Kadai: The Tai branch, Jerold A. Edmondson and David B. Solnit (eds.). pages 191-219. Summer Institute of Linguistics and the University of Texas at Arlington Publications in Linguistics 124. Dallas: Summer Institute of Linguistics and the University of Texas at Arlington.
  • Ngô Đức Thịnh & Chu Thái Sơn (1975). "Mấy ý kiến góp phần xác minh người Thu Lao ở Lào Cai". In trong, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam: Viện dân tộc học. Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền bắc Việt Nam, 256-273. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
  • Maguan County Ethnic Affairs Bureau. 2008. The Dai people of Maguan County [马关傣族]. Kunming: Yunnan People's Press [云南民族出版社].
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến ngôn ngữ này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Chính thức
Ngôn ngữ
bản địa
Nam Á
Bắc Bahnar
Nam Bahnar
Katu
Khơ Mú
Palaung
Việt
Khác
Nam Đảo
H'Mông-Miền
H'Mông
Miền
Hán-Tạng
Tạng-Miến
Hán
Tai-Kadai
Thái
Tày-Nùng
Bố Y-Giáy
Kra
Đồng-Thủy
Tiếng lai
Ngoại ngữ
Ký hiệu

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Trung Quốc