Tiếng Mantsi

Tiếng Mantsi
53 tsi53
Sử dụng tạiViệt Nam, Trung Quốc
Tổng số người nói37.000
Dân tộcLô Lô
Phân loạiHán-Tạng
Hệ chữ viếtChữ Yi
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
nty – Mantsi
yso – Nisi
Glottologmant1265  Mantsi[1]
nisi1238  Nisi[2]

Tiếng Mantsi (còn được gọi là tiếng Lô Lô, tiếng Lô Lô Hoa hoặc tiếng Lô Lô Đỏ), là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Lô Lô-Miến nói bởi người Di ở Trung Quốc và người Lô Lô ở Việt Nam.

Tiếng Mantsi có 40 khởi âm, 27 nguyên âm (11 nguyên âm đơn và 13 nguyên âm kép) và 6 thanh điệu (Lama 2012).

Phân loại

Tiếng Mantsi có thể liên quan đến tiếng Kathu (Kasu, Gasu) và tiếng Mo'ang (mɯaŋ51) của châu Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc (Edmondson 2003). Lama (2012) kết luận rằng tiếng Mantsi (Mondzi) và tiếng Mo'ang tạo thành nhánh khác biệt nhất của nhóm ngôn ngữ Lô Lô-Miến.

Phân bố

Người Lô Lô Đỏ và Lô Lô Hoa sống ở tỉnh Hà Giang của Việt Nam. Cả hai đều nói ngôn ngữ tương tự nhau. Ngôn ngữ người Lô Lô Đỏ nói đã được Jerold A. Edmondson nghiên cứu vào cuối những năm 1990. Tại huyện Phú Ninh, Vân Nam, Trung Quốc, các ngôn ngữ liên quan khác được sử dụng bởi tộc người được gọi là Lô Lô Trắng (Edmondson 2003).

Dân tộc Lô Lô ở miền bắc Việt Nam gồm 3.134 người ở Hà Giang, Cao Bằng và huyện Mường Khương của tỉnh Lào Cai. Họ còn được gọi là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, và Lu Lộc Màn.[3]

Lô Lô Hoa
Lô Lô Đỏ
Lô Lô Trắng

Người Lô Lô Đen sống ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, ngay phía đông của tỉnh Hà Giang. Người Lô Lô Đen (Ma Ndzi) của Cao Bằng được đề cập trong Iwasa (2003).

Lô Lô Đen
  • Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
    • Hồng Tri (bao gồm làng Nà Van [4])
    • Đức Hạnh (Bảo Lạc)
    • Nghàm Lồm, xã Cô Ba

Quốc (2011)

Quốc (2011) liệt kê các làng dân tộc Lô Lô sau đây ở miền bắc Việt Nam.

  • Huyện Mèo Vạc, Hà Giang
    • xã Thượng Phùng
      • bản Mỏ Phàng
      • bản Hoa Cà
    • xã Tân Cái
      • Cờ Tẳng
      • Cờ Lẳng
      • Mè Lẳng
    • bản Sắng Pả A / B, Mèo Vạc
  • Huyện Đồng Văn, Hà Giang
    • bản Lô Lô, xã Lũng Cú
    • bản Mã Là, xã Lũng Táo
    • khu Đoàn Kết, xã Sủng Là
  • Huyện Bảo Lạc, Cao Bằng
    • xã Hồng Trị
      • Cốc Xả Trên/Dưới
      • Khau Cà
      • Khau Trang
      • Nà Van
      • Khuổi Khon
      • Khuổi Pao
    • bản Ngàm Lầm, xã Cô Ba
  • Huyện Bảo Lâm, Cao Bằng
    • xã Đức Hạnh

Tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mantsi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Nisi (China)”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2012.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  4. ^ Iwasa Kazue. 2003. "A Wordlist of the Ma Ndzi Language". Descriptive and Theoretical Studies in Minority Languages of East and Southeast Asia, 69-76. ELPR Publications A3-016.
  • Edmondson, Jerold A. 2003. Three Tibeto-Burman Languages of Vietnam[liên kết hỏng]. m.s.
  • Hsiu, Andrew. 2014. "Mondzish: a new subgroup of Lolo-Burmese Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine". In Proceedings of the 14th International Symposium on Chinese Languages and Linguistics (IsCLL-14). Taipei: Academia Sinica.
  • Quốc Khánh Vũ. 2011. Người Lô Lô ở Việt Nam [The Lo Lo in Vietnam]. Hanoi: VNA Publishing House [Nhà xuất bản thông tấn].
  • x
  • t
  • s
Chính thức
Ngôn ngữ
bản địa
Nam Á
Bắc Bahnar
Nam Bahnar
Katu
Khơ Mú
Palaung
Việt
Khác
Nam Đảo
H'Mông-Miền
H'Mông
Miền
Hán-Tạng
Tạng-Miến
Hán
Tai-Kadai
Thái
Tày-Nùng
Bố Y-Giáy
Kra
Đồng-Thủy
Tiếng lai
Ngoại ngữ
Ký hiệu