Fiji tại Thế vận hội

Fiji tại
Thế vận hội
Mã IOCFIJ
NOCHiệp hội Thể thao Fiji và Ủy ban Olympic Quốc gia
Trang webwww.fijiolympiccommittee.com
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
1 0 0 1
Tham dự Mùa hè
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2008
  • 2012
  • 2016
  • 2020
Tham dự Mùa đông
  • 1988
  • 1992
  • 1994
  • 1998
  • 2002
  • 2006–2018
  • 2022

Fiji, tham dự Thế vận hội lần đầu năm 1956, đã góp mặt tại 14 kỳ vận hội Mùa hè và 3 kỳ mùa đông. Các vận động viên (VĐV) nước này từng thi đấu các môn bắn cung, điền kinh, quyền Anh, bóng đá, judo, thuyền buồm, bắn súng, bơi lội, cử tạ và bóng bầu dục bảy người.[1]

Tại Thế vận hội Mùa hè 2016, đội bóng bầu dục Fiji giành một huy chương vàng, tấm huy chương vàng Thế vận hội đầu tiên của quốc gia.

Lịch sử

Đạt chuẩn tham gia

Trước khi bóng bầu dục bảy người, môn thể thao quốc gia của Fiji, được đưa vào tại kỳ Olympic 2016,[2] chỉ hai VĐV đã dự Thế vận hội thông qua việc giành được suất đạt chuẩn mà không cần tới vé vớt. Đó là Makelesi Bulikiobo, nội dung nước rút 400 mét nữ kỳ năm 2008 ở Bắc Kinh, và Leslie Copeland, nội dung ném lao nam kỳ năm 2012 ở Luân Đôn.[3][4]

Mời thi đấu

Các VĐV Thế vận hội Mùa đông của Fiji là Rusiate Rogoyawa môn trượt tuyết băng đồng (1988, 1994) và Laurence Thoms môn trượt tuyết đổ đèo (2002), cả hai đều được mời tham dự.

Cá nhân nổi bật

Fiji có hai VĐV góp mặt tại 5 kỳ Thế vận hội Mùa hè. VĐV lướt ván buồm Tony Philp thi đấu tại 5 kỳ đại hội liên tiếp từ Los Angeles năm 1984 (khi mới 15 tuổi) tới Sydney 2000, về thứ 10 hai lần.[5] Tay bơi Carl Probert giành suất thi đấu ở Bắc Kinh 2008, thi đấu lần đầu ở Thế vận hội Mùa hè vào năm 1992 tại Barcelona.[6]

Huy chương

Fiji giành tấm huy chương Olympic đầu tiên tại Thế vận hội Mùa hè 2016 ở Rio, huy chương vàng Bóng bầu dục bảy người nam.[7]

Đội vô địch vỡ òa trong bài hát chiến thắng, thu hút sự chú ý đáng kể trên mạng và Fiji tuyên bố một ngày lễ quốc gia ăn mừng thành tích này.[8]

Bảng huy chương

Thế vận hội Mùa hè

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Úc Melbourne 1956 5 0 0 0 0
Ý Roma 1960 2 0 0 0 0
Nhật Bản Tokyo 1964 không tham dự
México Thành phố México 1968 1 0 0 0 0
Tây Đức München 1972 2 0 0 0 0
Canada Montréal 1976 2 0 0 0 0
Liên Xô Moskva 1980 không tham dự
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 15 0 0 0 0
Hàn Quốc Seoul 1988 24 0 0 0 0
Tây Ban Nha Barcelona 1992 19 0 0 0 0
Hoa Kỳ Atlanta 1996 17 0 0 0 0
Úc Sydney 2000 7 0 0 0 0
Hy Lạp Athens 2004 10 0 0 0 0
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 6 0 0 0 0
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 9 0 0 0 0
Brasil Rio de Janeiro 2016 52 1 0 0 1 54
Nhật Bản Tokyo 2020 chưa diễn ra
Pháp Paris 2024
Hoa Kỳ Los Angeles 2028
Tổng số 1 0 0 898 1

Thế vận hội Mùa đông

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Canada Calgary 1988 1 0 0 0 0
Pháp Albertville 1992 không tham dự
Na Uy Lillehammer 1994 1 0 0 0 0
Nhật Bản Nagano 1998 không tham dự
Hoa Kỳ Thành phố Salt Lake 2002 1 0 0 0 0
Ý Torino 2006 không tham dự
Canada Vancouver 2010
Nga Sochi 2014
Hàn Quốc Pyeongchang 2018
Trung Quốc Bắc Kinh 2022 chưa diễn ra
Ý Milano–Cortina 2026
Tổng số 0 0 0 0

Huy chương theo môn Mùa hè

  Dẫn đầu trong môn thể thao đó
MônVàngBạcĐồngTổng số
Bóng bầu dục bảy người1001
Tổng số (1 đơn vị)1001

VĐV giành huy chương

Mùa hè

HUy chương Tên Thế vận hội Môn thi đấu Sự kiện
Vàng  Domolailai, ApisaiApisai Domolailai
Veremalua, JasaJasa Veremalua
Tuwai, JerryJerry Tuwai
Tuisova, JosuaJosua Tuisova
Taliga, KitioneKitione Taliga
Nakarawa, LeoneLeone Nakarawa
Dakuwaqa, MasivesiMasivesi Dakuwaqa
Kolinisau, OseaOsea Kolinisau
Viriviri, SamisoniSamisoni Viriviri
Rawaca, SavenacaSavenaca Rawaca
Ravouvou, VatemoVatemo Ravouvou
Mata, ViliameViliame Mata
Brasil Rio de Janeiro 2016 Bóng bầu dục bảy người Vòng đấu nam

Xem thêm

  • Cổng thông tin Thế vận hội

Tham khảo

  1. ^ “Fiji”. Sports-reference.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ Brewer, Jerry. “Fiji's rugby sevens team on the verge of making history at Rio Olympics”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ "The London dream" Lưu trữ 2012-09-13 tại Wayback Machine, Fiji Times, ngày 22 tháng 8 năm 2011
  4. ^ Fiji at the Olympics Lưu trữ 2019-01-14 tại Wayback Machine, The Telegraph
  5. ^ “Tony Philp”. sports-reference.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ “Carl Probert”. sports-reference.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ Msallem, Habib (ngày 11 tháng 8 năm 2016). “Fiji storms to first-ever men's rugby sevens gold at Rio 2016”. rio2016.com. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ “The Fijian way: The people's team delivers 1st Olympic gold”. Daily Mail. Associated Press. ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2016.

Liên kết ngoài

  • “Fiji”. International Olympic Committee.
  • “Fiji”. Sports-Reference.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009.
  • x
  • t
  • s
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
  • Albania
  • Andorra
  • Vương quốc Anh
  • Áo
  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Ba Lan
  • Belarus
  • Bỉ
  • Bosna và Hercegovina
  • Bồ Đào Nha
  • Bulgaria
  • Cộng hòa Séc
  • Síp
  • Croatia
  • Đan Mạch
  • Đức
    • Mùa hè
    • Mùa đông
  • Estonia
  • Gruzia
  • Hà Lan
  • Hungary
  • Hy Lạp
  • Iceland
  • Ireland
  • Israel1
  • Ý
  • Kosovo
  • Latvia
  • Liechtenstein
  • Litva
  • Luxembourg
  • Bắc Macedonia
  • Malta
  • Moldova
  • Monaco
  • Montenegro
  • Na Uy
  • Nga
  • Pháp
  • Phần Lan
  • România
  • San Marino
  • Serbia
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Tây Ban Nha
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Ukraina
Châu Đại Dương
Khác
  • Đội tuyển Olympic người tị nạn
  • Vận động viên Olympic độc lập
Trong quá khứ
1 Israel là thành viên của Ủy ban Olympic châu Âu (EOC) từ năm 1994 sau khi tách khỏi Hội đồng Olympic châu Á (OCA) do xung đột Ả Rập-Israel
Cổng thông tin:Thế vận hội