Ái nhi

Mục từ này liên quan đến chủ đề giáo dục giới tínhtình dục. Thông tin ở đây có thể không phù hợp với một số đối tượng độc giả hoặc khi truy cập ở những nơi công cộng. Wikipedia không chịu trách nhiệm về những nội dung có thể không phù hợp cho một số người xem, xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Ái nhi (tiếng Anh: pedophilia hoặc paedophilia) là bản năng hay ham muốn tình dục đối với trẻ em chưa đến tuổi thành niên, thông thường ở dưới tuổi 12.[1][2] Trong chẩn đoán y học, độ tuổi chính xác để tính là ái nhi là ở độ tuổi từ trước dậy thì cho tới 13.[1] Một người được coi là ái nhi phải ở độ tuổi ít nhất là 16, và phải lớn hơn đối tượng bị hại ít nhất 5 tuổi.[1][2]

Trong phân loại DSM,[3] ái nhi thuộc nhóm lệch lạc tình dục, người có biểu hiện ái nhi được gọi là người ái nhi (tiếng Anh: pedophile). Hành vi lạm dụng tình dục trẻ em hay còn gọi là tình dục huyễn nhi, ấu dâm có liên quan đến hiện tượng này. Ngược lại với hiện tượng này là ái lão, khi người bị lệch lạc tình dục hướng đến người già.

Thuật ngữ pedophilia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: παιδοφιλια, phiên âm: paidofilia, trong đó pais (παις) nghĩa là trẻ em hay bé trai, filia (φιλια) là tình yêu, tình bạn. Thuật ngữ nguyên thủy của Hy Lạp cổ đại này được nhà tâm thần học người Áo Richard von Krafft-Ebing bắt đầu sử dụng trong thuật ngữ tâm thần học "paedophilia erotica"[4] năm 1886.

Trong các lĩnh vực không chuyên môn, nhất là trong truyền thông đại chúng, ái nhi được dùng để chỉ quan hệ tình dục với trẻ em chưa đến tuổi thành niên hoặc các hoạt động liên quan đến phim ảnh kích dục với trẻ em (sản xuất, lưu trữ, phân phối, sử dụng). Vì chưa có định nghĩa thống nhất về ái nhi, việc xác định mức độ tồn tại của hiện tượng này trong xã hội gặp nhiều khó khăn. Các phương pháp điều tra hiện nay đều có những hạn chế nhất định và không thể vượt ra ngoài phạm vi của từng phương pháp.

Định nghĩa

Tuổi trẻ em

Trong một vài định nghĩa, ái nhi chỉ bó hẹp trong phạm vi ham muốn tình dục đối với cá nhân chưa có những biểu hiện phát triển tình dục thứ cấp.[5] Nhưng theo những định nghĩa khác (ví dụ Krafft-Ebing), ngoài khoảng tuổi kề cận dậy thì, hiện tượng ái nhi còn hướng vào các cháu ở thời kì chớm dậy thì, trong một ít trường hợp cả các cháu gần hết tuổi dậy thì hay người mới trưởng thành nhưng vẫn còn những nét dáng hoặc cung cách trẻ con. Trẻ mới lớn thường hấp dẫn không chỉ đối với những người ái nhi, mà còn cả đối với những người trong nhóm lệch lạc tình dục với người mới lớn (tiếng Anh: teleiophilia).

Hoàn toàn hay phần lớn

Thông thường, khi bản năng ham muốn tình dục của một người, hoàn toàn hay phần lớn, chỉ có đối với trẻ em thì mới coi là hiện tượng ái nhi. Khả năng con người yêu thương trẻ em, được trẻ em lôi cuốn, khả năng cơ quan sinh dục có thể bị trẻ em kích thích ở một giới hạn nhỏ là khả năng của phần đáng kể của con người. Trong quá trình nghiên cứu sự thay đổi thể tích dương vật (tiếng Anh: phallography), số người cảm thấy bị kích thích đối với các tác động "trẻ em" mạnh hơn phản ứng đối với các tác động "người lớn" khoảng vài chục phần trăm,[6] trong khi tỉ lệ này ở nhóm người được coi là ái nhi chỉ vài phần trăm.[7]

Xem thêm

Nhầm lẫn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chúng ta thường dùng chung từ "ấu dâm" để chỉ cả những người "ái nhi" và những kẻ phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em (tiếng Anh gọi là child molestation). Nhưng theo nhiều ý kiến chuyên gia, cần phân biệt giữa 2 khái niệm này, vì không phải người "ái nhi" nào cũng có những hành vi xâm hại trẻ em. Tức là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được coi ái nhi, nhưng thứ đưa những kẻ này vào tù là hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Nếu không có những hành vi như vậy, những kẻ đó vẫn sẽ là một công dân bình thường, dù tư tưởng có nghĩ gì đi chăng nữa. Giống như việc đàn ông có thể... nghĩ bậy thoải mái về nữ giới, nhưng nếu anh ta không có hành vi cưỡng ép, quấy rối hay làm điều gì đó vi phạm pháp luật, anh ta vẫn sẽ tự do.[8]

Chú thích

  1. ^ a b c “Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th Edition”. American Psychiatric Publishing. 2013. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ a b See section F65.4 Paedophilia. “The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders Diagnostic criteria for research World” (PDF). World Health Organization/ICD-10. 1993. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012. B. A persistent or a predominant preference for sexual activity with a prepubescent child or children. C. The person is at least 16 years old and at least five years older than the child or children in B.
  3. ^ Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders.
  4. ^ Psychopathia Sexualis, xuất bản 1886, tác giả Richard von Krafft-Ebing.
  5. ^ Biểu hiện phát triển tình dục thứ cấp trong giai đoạn dậy thì bao gồm: đổi giọng, phát triến ngực, lông, cơ v.v... do tác động của hóc-môn sinh dục.
  6. ^ Wogan, Michael (2002). [1]Wogan, Michael (2002)
  7. ^ Rüdiger Lautmann [2] Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine.
  8. ^ “Ấu dâm là gì và hình phạt với tội ấu dâm như thế nào? - Luật Nhân Dân”. luatnhandan.vn. 4 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2021.
  • x
  • t
  • s
Lịch sử
Hành vi tình dục
Sinh lý
Sức khỏe sinh sản
Giáo dục giới tính
Nhận thức
Luật pháp
Các mối quan hệ
và xã hội
Công nghệ tình dục
Sách tình dục
Tôn giáo và
tình dục
Khác
  • x
  • t
  • s
Rối loạn tâm thần và hành vi (tham khảo ICD-10 • ICD-9)
Rối loạn tâm thần thực thể
bao gồm rối loạn tâm thần
triệu chứng
(F00-F09)
Suy giảm trí nhớ (Bệnh Alzheimer • Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch • Bệnh Pick • Bệnh Creutzfeldt-Jakob • Bệnh Huntington • Bệnh Parkinson • Sa sút trí tuệ do bệnh AIDS • Sa sút trí tuệ trán-thái dương • Wandering (dementia) • Sundowning • Wandering (dementia)) • Mê sảng • Post-concussion syndrome • Hội chứng não thực tổn
Do sử dụng các
chất tác động
tâm thần
(F10-F19)
Alcohol (Ngộ độc rượu cấp tính • Say rượu • Chứng nghiện rượu • Ảo giác do rượu • Hội chứng cai rượu • Sảng rượu • Hội chứng Korsakoff • Lạm dụng rượu) • Thuốc giảm đau nhóm opioids (Quá liều opioid • Rối loạn sử dụng opioid) • Thuốc an thần/Thuốc ngủ (Dùng benzodiazepine quá liều • Nghiện benzodiazepine • Cai benzodiazepine) • Cocain (Nghiện cocain) • Các chất gây nghiện (Ngộ độc/Dùng thuốc quá liều • Lạm dụng chất • Phụ thuộc thể chất • Cai)
Tâm thần phân liệt,
rối loạn loại phân liệt
và các rối loạn hoang tưởng
(F20-F29)
Tâm thần phân liệt  • Rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD)  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (STPD)  • Rối loạn hoang tưởng • Chứng điên tay đôi (Folie à deux) • Rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn khí sắc
(Rối loạn cảm xúc)
(F30-F39)
Hưng cảm (Hưng cảm nhẹ)  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực  • Trầm cảm • Trầm cảm theo mùa • Khí sắc chu kỳ • Dysthymia
Các rối loạn bệnh tâm căn
có liên quan đến stress
và rối loạn dạng cơ thể
(F40-F48)
Rối loạn lo âu
Sợ khoảng trống • Rối loạn hoảng sợ • Cơn hoảng loạn • Rối loạn lo âu lan tỏa • Lo hãi xã hội • Ám ảnh sợ xã hội
Rối loạn dạng cơ thể
Rối loạn cơ thể hóa • Mặc cảm ngoại hình (Mặc cảm thiếu cơ bắp • Hội chứng dương vật nhỏ) • Bệnh tưởng • Ám ảnh sợ bệnh • Hội chứng Da Costa • Đau do căn nguyên tâm lý
Khác
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế • Phản ứng stress cấp tính • Rối loạn stress sau sang chấn • Rối loạn thích ứng • Rối loạn chuyển hóa ( Hội chứng Ganser) • Suy nhược thần kinh
Hội chứng hành vi kết
hợp với rối loạn sinh lý
và nhân tố cơ thể
(F50-F59)
Rối loạn ăn uống
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ (Ngủ lịm • Mất ngủ) • Rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (Rối loạn hành vi giấc ngủ REM • Hoảng sợ khi ngủ) • Ác mộng
Rối loạn chức
năng tình dục
Liệt dương (rối loạn cương dương)  • Xuất tinh sớm • Chứng co đau âm đạo • Giao hợp đau • Chứng cuồng dâm • Lãnh cảm (Rối loạn hưng phấn tình dục ở phụ nữ)
Sau sinh
Trầm cảm sau sinh • Loạn thần sau sinh
Rối loạn nhân cách
và hành vi ở
người trưởng thành
(F60-F69)
Rối loạn nhân cách • Hành vi hung hãn thụ động • Chứng ăn cắp vặt • Chứng giật râu tóc • Rối loạn nhân tạo • Hội chứng Munchausen • Định hướng giới tính loạn trương lực bản thân • Lệch lạc tình dục • Thị dâm • Ái vật • Phô dâm • Ái nhi • Khổ dâm • Bạo dâm • Ái lão • Loạn dục cọ xát • Loạn dục với súc vật • Loạn dục cải trang
Chậm phát triển tâm thần
(F70-F79)
Chậm phát triển tâm thần
Rối loạn phát triển tâm lý
(F80-F89)
Rối loạn
phát triển
đặc hiệu
Rối loạn phát âm và ngôn ngữ (Rối loạn ngôn ngữ biểu hiện • Chứng mất ngôn ngữ • Mất khả năng biểu đạt cảm xúc qua ngôn ngữ • Nghe nhưng không hiểu nhiều • Hội chứng Landau-Kleffner, Vong ngôn) • Chứng khó học (Chứng khó đọc • Chứng khó viết • Hội chứng Gerstmann) • Mất ngôn ngữ vận động (Rối loạn phát triển về phối hợp)
Rối loạn
phát triển
lan tỏa
Rối loạn hành vi
và cảm xúc ở trẻ
em và thiếu niên
(F90-F98)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (AHDH) • Rối loạn cư xử (một số nơi gọi là Rối loạn hành vi) • Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng xã hội • Rối loạn lo âu khi xa cách • Câm tùy lúc • Rối loạn gắn bó ở trẻ • Rối loạn Tic • Hội chứng Tourette • Rối loạn khả năng nói (Nói lắp • Nói lúng búng)  • Rối loạn hành vi cảm xúc biệt định khác, thường khởi phát trong tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (Rối loạn thiếu sót chú ý không tăng hoạt động • Thủ dâm quá mức • Cắn móng tay • Ngoáy lỗ mũi • Mút móng tay)