Mặc cảm thiếu cơ bắp

Mặc cảm thiếu cơ bắp (tiếng Anh: muscle dysmorphia) là một dạng của bệnh mặc cảm ngoại hình liên quan đến việc một người luôn bị ám ảnh rằng cơ thể của mình chưa đủ cơ bắp. Trong tiếng Anh bệnh còn có tên là bigorexia, nó là một đối xứng với bệnh anorexia nervosa (chán ăn tâm thần), nếu như mặc cảm thiếu cơ bắp thường gặp ở nam giới với ám ảnh là mình quá nhỏ thì ngược lại chán ăn tâm thần lại hay gặp ở phụ nữ với ám ảnh là mình quá béo[1], ngoài ra mặc cảm thiếu cơ bắp còn có một tên khác nữa là phức cảm Adonis (Adonis Complex, theo truyền thuyết Adonis là vị thần có ngoại hình rất đẹp)[2]. Người có mặc cảm này này dễ gặp chấn thương do tập luyện quá độ và mắc các bệnh liên quan đến rối loạn ăn uống trong đó chủ yếu là ăn vô độ.

Đặc điểm

Sự thật thì mặc cảm thiếu cơ bắp lại hay gặp ở những người có cơ thể bình thường, thậm chí cả những người được xếp vào dạng có cơ bắp, đặc biệt căn bệnh có tỷ lệ tương đối cao ở các vận động viên thể thao những người mà thể hình đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp. Nhưng dù trên đối tượng nào mặc cảm này đều gây ra phiền phức nghiêm trọng, nó làm giảm sự tự tin của người mắc và gây ra các bệnh thể chất. Ngoài ra khi có điều kiện họ còn sử dụng thêm chất steroid - một hóa chất có khả năng kích thích tiết hooc môn testosterone khi đi vào cơ thể. Steroid làm cho cơ thể to khỏe và giảm mệt mỏi khi luyện tập nhưng đồng thời nó cũng tạo ra nhiều nguy cơ trong đó có ngộ độc gan và biến đổi ngoại hình theo giới tính ngược (ở nam ngực nở ra như nữ, giọng the thé, ở nữ mọc râu…) và nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân

Dưới góc độ tiến hóa người nam to khỏe được kỳ vọng là đối tượng có khả năng cạnh tranh cao và do vậy đem lại sự bảo đảm cho cuộc sống tốt hơn, tương tự một ông bố khỏe mạnh cũng được kỳ vọng là sẽ cho ra những đứa con có cơ hội sống sót lớn do vậy nữ giới bị hấp dẫn với người nam có cơ bắp[3]. Việc nam giới mong muốn mình có thể hình rắn chắc là hệ quả tất nhiên của sự việc trên để lôi cuốn bạn tình và được cho là hợp lý, tuy nhiên ám ảnh thì lại khác hẳn. Giống như ở người nữ mắc chán ăn tâm thần, nam giới cũng bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn sắc đẹp của các phương tiện truyền thông đại chúng và sự mong chờ của xã hội nói chung về vóc dáng nên có. Một nghiên cứu còn cho thấy nhiều game thủ không cảm thấy thoải mái với ngoại hình của mình do ảnh hưởng từ những nhân vật có thân hình cơ bắp trong trò chơi[4][5]. Thêm vào đó không ai thỏa mãn với những gì mình có ngay cả khi đã có cơ thể rất ổn điều hay gặp ở những người cầu toàn[6][7], thoạt đầu tưởng như sự không bằng lòng này là động lực tiến bộ nhưng nó là con dao hai lưỡi khi không biết dừng đúng lúc, bởi vì mỗi người đều có giới hạn trong phát triển hệ thống bắp thịt được quy định bởi nhiều yếu tố như gien, chế độ dinh dưỡng và điều kiện tập luyện.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Eating disorders: Bigorexia, www.healthyplace.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ Xu hướng thích cơ bắp thái quá ở đàn ông, vnexpress.net
  3. ^ “Phụ nữ thích đàn ông cơ bắp - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 30 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Game thủ tự ti về ngoại hình không "đô" bằng nhân vật game, gamek.channelvn.net bản dịch tham khảo của Gamers Self-Conscious To "Extreme" Body-Types”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ “Study: Gamers Self-Conscious To "Extreme" Body-Types, www.endsights.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ “Are You an Exercise Perfectionist?, exercise.about.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ “Quiz: Are You an Exercise Perfectionist?, exercise.about.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  • x
  • t
  • s
Rối loạn tâm thần và hành vi (tham khảo ICD-10 • ICD-9)
Rối loạn tâm thần thực thể
bao gồm rối loạn tâm thần
triệu chứng
(F00-F09)
Suy giảm trí nhớ (Bệnh Alzheimer • Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch • Bệnh Pick • Bệnh Creutzfeldt-Jakob • Bệnh Huntington • Bệnh Parkinson • Sa sút trí tuệ do bệnh AIDS • Sa sút trí tuệ trán-thái dương • Wandering (dementia) • Sundowning • Wandering (dementia)) • Mê sảng • Post-concussion syndrome • Hội chứng não thực tổn
Do sử dụng các
chất tác động
tâm thần
(F10-F19)
Alcohol (Ngộ độc rượu cấp tính • Say rượu • Chứng nghiện rượu • Ảo giác do rượu • Hội chứng cai rượu • Sảng rượu • Hội chứng Korsakoff • Lạm dụng rượu) • Thuốc giảm đau nhóm opioids (Quá liều opioid • Rối loạn sử dụng opioid) • Thuốc an thần/Thuốc ngủ (Dùng benzodiazepine quá liều • Nghiện benzodiazepine • Cai benzodiazepine) • Cocain (Nghiện cocain) • Các chất gây nghiện (Ngộ độc/Dùng thuốc quá liều • Lạm dụng chất • Phụ thuộc thể chất • Cai)
Tâm thần phân liệt,
rối loạn loại phân liệt
và các rối loạn hoang tưởng
(F20-F29)
Tâm thần phân liệt  • Rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD)  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (STPD)  • Rối loạn hoang tưởng • Chứng điên tay đôi (Folie à deux) • Rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn khí sắc
(Rối loạn cảm xúc)
(F30-F39)
Hưng cảm (Hưng cảm nhẹ)  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực  • Trầm cảm • Trầm cảm theo mùa • Khí sắc chu kỳ • Dysthymia
Các rối loạn bệnh tâm căn
có liên quan đến stress
và rối loạn dạng cơ thể
(F40-F48)
Rối loạn lo âu
Sợ khoảng trống • Rối loạn hoảng sợ • Cơn hoảng loạn • Rối loạn lo âu lan tỏa • Lo hãi xã hội • Ám ảnh sợ xã hội
Rối loạn dạng cơ thể
Rối loạn cơ thể hóa • Mặc cảm ngoại hình (Mặc cảm thiếu cơ bắp • Hội chứng dương vật nhỏ) • Bệnh tưởng • Ám ảnh sợ bệnh • Hội chứng Da Costa • Đau do căn nguyên tâm lý
Khác
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế • Phản ứng stress cấp tính • Rối loạn stress sau sang chấn • Rối loạn thích ứng • Rối loạn chuyển hóa ( Hội chứng Ganser) • Suy nhược thần kinh
Hội chứng hành vi kết
hợp với rối loạn sinh lý
và nhân tố cơ thể
(F50-F59)
Rối loạn ăn uống
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ (Ngủ lịm • Mất ngủ) • Rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (Rối loạn hành vi giấc ngủ REM • Hoảng sợ khi ngủ) • Ác mộng
Rối loạn chức
năng tình dục
Liệt dương (rối loạn cương dương)  • Xuất tinh sớm • Chứng co đau âm đạo • Giao hợp đau • Chứng cuồng dâm • Lãnh cảm (Rối loạn hưng phấn tình dục ở phụ nữ)
Sau sinh
Trầm cảm sau sinh • Loạn thần sau sinh
Rối loạn nhân cách
và hành vi ở
người trưởng thành
(F60-F69)
Rối loạn nhân cách • Hành vi hung hãn thụ động • Chứng ăn cắp vặt • Chứng giật râu tóc • Rối loạn nhân tạo • Hội chứng Munchausen • Định hướng giới tính loạn trương lực bản thân • Lệch lạc tình dục • Thị dâm • Ái vật • Phô dâm • Ái nhi • Khổ dâm • Bạo dâm • Ái lão • Loạn dục cọ xát • Loạn dục với súc vật • Loạn dục cải trang
Chậm phát triển tâm thần
(F70-F79)
Chậm phát triển tâm thần
Rối loạn phát triển tâm lý
(F80-F89)
Rối loạn
phát triển
đặc hiệu
Rối loạn phát âm và ngôn ngữ (Rối loạn ngôn ngữ biểu hiện • Chứng mất ngôn ngữ • Mất khả năng biểu đạt cảm xúc qua ngôn ngữ • Nghe nhưng không hiểu nhiều • Hội chứng Landau-Kleffner, Vong ngôn) • Chứng khó học (Chứng khó đọc • Chứng khó viết • Hội chứng Gerstmann) • Mất ngôn ngữ vận động (Rối loạn phát triển về phối hợp)
Rối loạn
phát triển
lan tỏa
Rối loạn hành vi
và cảm xúc ở trẻ
em và thiếu niên
(F90-F98)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (AHDH) • Rối loạn cư xử (một số nơi gọi là Rối loạn hành vi) • Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng xã hội • Rối loạn lo âu khi xa cách • Câm tùy lúc • Rối loạn gắn bó ở trẻ • Rối loạn Tic • Hội chứng Tourette • Rối loạn khả năng nói (Nói lắp • Nói lúng búng)  • Rối loạn hành vi cảm xúc biệt định khác, thường khởi phát trong tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (Rối loạn thiếu sót chú ý không tăng hoạt động • Thủ dâm quá mức • Cắn móng tay • Ngoáy lỗ mũi • Mút móng tay)