Tháp Hòa Lai

Tháp Hòa Lai
Di tích quốc gia đặc biệt
 Vị trí Tháp Hòa Lai trên bản đồ Việt Nam
Tháp Hòa Lai trên bản đồ Việt Nam
Tháp Hòa Lai
Tháp Hòa Lai
Thông tin tháp
Phong cáchHòa Lai
Xây dựngThế kỷ 9
Địa chỉBắc Phong, huyện Thuận Bắc
Vị tríNinh Thuận Việt Nam
Tọa độ11°40′35″B 109°02′09″Đ / 11,6764625°B 109,0359703°Đ / 11.6764625; 109.0359703
Di tích quốc gia đặc biệt
Tháp Hòa Lai
Phân loạiDi tích kiến trúc nghệ thuậtkhảo cổ
Ngày công nhận22 tháng 12 năm 2016
Quyết định2499/QĐ-TTg[1]
 Cổng thông tin Chăm Pa
  • x
  • t
  • s

Tháp Hòa Lai là một trong những cụm tháp cổ Chăm Pa, gồm có ba tháp hiện nằm ở thôn Ba Tháp, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Được đánh giá là một trong những di tích cổ nhất và đẹp nhất còn tồn tại.

Hiện trạng

Tháp Hòa Lai là một khu di tích lớn, nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng dài và rộng ở phía bắc thành phố Phan Rang–Tháp Chàm, cả khu di tích được xây dựng trong một khoảnh đất chữ nhật kéo dài theo hướng đông – tây, dài 200 mét, rộng 125 mét. Ngoài ba ngôi tháp, còn vết tích của nhiều kiến trúc phụ khác như tường gạch bao phía đông, tháp cổng, gian nhà dài ở khu sân ngoài và nhiều công trình nhỏ khác nhau.

Khu Di tích Ba Tháp

Tháp trung tâm hiện chỉ còn phần thân và một bộ phận của tầng thứ nhất nhỏ hơn hai ngôi tháp hai bên, nhưng lại được xây dựng cẩn thận hơn và còn giữ lại nhiều hình trang trí hơn, theo các nhà nghiên cứu vào cuối thế kỷ 19, người Pháp và quan chức địa phương đã cho phá phần trên của tháp trung tâm để lấy gạch lát con đường cái quan tức là Quốc lộ 1 bây giờ đi qua đó. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tháp trung tâm đã bị sụp đổ luôn tầng thứ nhất chỉ còn lại phần nền.

So với tháp trung tâm, tháp phía bắc cao hơn về mặt bằng và về chiều cao, cũng như tháp trung tâm, phần nền của tháp bắc được trang trí tương tự. Riêng về tháp nam, so với ba ngọn tháp thì đây là tháp lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất, tuy nhiên một số chi tiết trang trí trên mặt tường đang còn ở dạng phác thảo, về cơ bản tháp nam giống với hai tháp kia nhưng lại khác ở điểm trong cách bố cục và trang trí các chi tiết, các trụ ốp được đặt gần nhau hơn và mặt giữa trụ ốp hẹp hơn, cửa giả rộng hơn nhưng lại không có hình người đứng bên trong

Kiến trúc

Hai ngôi tháp còn lại ở Hoà Lai, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, là những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của Chăm Pa. Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương khoẻ nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn. Trang trí hoa văn bên ngoài mặt tháp chỉ giới hạn ở vòm cửa, ở các trụ ốp, ở bộ diềm mái. Trang trí ở tháp Hoà Lai vừa mang tính chức năng - nhấn mạnh ấn tượng cho các thành phần cấu trúc đỡ vừa phô bày vẻ đẹp của các hoa văn

Yếu tố đặc trưng tiêu biểu nhất của tháp Hoà Lai là những vòm cửa tò vò trùm lên trên cửa ra vào, các cửa giả và các ô khám của các tầng, vành của cửa vòm được phủ kín bằng những hoa văn hình là cuộn, vọt ra từ miệng của quái vật Kala trên đỉnh. Khoảng tường giữa hai trụ ốp cũng được phủ bằng các hình chạm khắc hoa lá. Phần trên của từng và bộ diềm mái là một hoa văn tràng hoa chạy dài và hình các thần điểu Garuda đang xoè cánh. Một trong những nét rất đặc biệt của tháp Hoà Lai là tường tháp không thẳng đứng mà lại hơi choãi ra về phía trên

Lịch sử

Tháp được xây dựng ở thế kỷ 9, trong giai đoạn phong cách Hoà Lai, hiện là một trong những cum tháp Chăm cổ nhất hiện còn

Một điểm đặc biệt về cụm tháp này là mặc dù tháp rất đẹp và bề thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã bỏ không thờ cúng tại cum tháp này từ rất lâu, thậm chí là sau khi xây dựng xong, người Chăm chưa từng thờ cúng tại đây. Một trong các giả thuyết lý giải việc này là khu tháp đã bị người Khmer chiếm trong một cuộc chiến giữa hai vương quốc Khmer và Champa, vì thế cụm tháp đã bị ô uế.

Nguồn gốc tên gọi

Thời nhà Nguyễn, cách cụm tháp này khoảng 3 km về phía Bắc có dịch trạm (trạm thông tin liên lạc) tên là Thuận Lai. Trước năm 1988, phủ Ninh Thuận thuộc tỉnh Bình Thuận, các dịch trạm trên đất Bình Thuận đều có tiền tố "Thuận". Năm 1888, phủ Ninh Thuận chuyển về thuộc vào tỉnh Khánh Hòa, dịch trạm Thuận Lai đổi thành Hòa Lai, cùng tiền tố "Hòa" như các dịch trạm của Khánh Hòa. Vào thập kỷ cuối của thế kỷ 19, các nhà khảo cổ đã lấy địa danh dịch trạm Hòa Lai đặt tên cho cụm di tích Ba Tháp. Năm 1901, phủ Ninh Thuận trở thành tỉnh Ninh Thuận, dịch trạm Hòa Lai được đổi thành dịch trạm Ninh Lai nhưng tên gọi tháp Hòa Lai vẫn giữ đến ngày nay.[2]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Quyết định số 2499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”. Cổng thông tin Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ Nguyễn Văn Nghệ (ngày 22 tháng 12 năm 2016). “Nguồn gốc địa danh Hòa Lai ở tỉnh Ninh Thuận”. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.

Tham khảo

  • Dữ liệu liên quan tới Tháp Hòa Lai tại Wikispecies
  • Tháp cổ Chăm Pa, huyền thoại và sự thật - Nhà xuất bản Trẻ 1996, Ngô Văn Doanh
  • x
  • t
  • s
Danh sách các cụm tháp Chăm Pa
Thứ tự từ Bắc vào Nam
Di tích
hiện còn

Bằng An  • Mỹ Sơn  • Chiên Đàn  • Khương Mỹ  • Phú Lốc  • Cánh Tiên  • Bánh Ít  • Bình Lâm  • Thủ Thiện  • Dương Long  • Tháp Đôi  • Tháp Nhạn  • Yang Prong  • Po Nagar  • Hòa Lai  • Po Klong Garai  • Po Rome  • Po Dam  • Po Sah Inư

Phế tích

Liễu Cốc  • Phú Diên  • Phong Lệ  • Cấm Mít  • Trà Kiệu  • Đồng Dương  • Chánh Lộ  • Tháp Mắm

  • Di tích đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du và
miền núi phía Bắc
(29 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Bạch Đằng · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Cửa Ông · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Đình Trà Cổ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử



Thủ đô Hà Nội
(21 di tích)
Đồng bằng sông Hồng
(trừ Hà Nội,
26 di tích)
Bắc Trung Bộ
(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam
(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm