Thành Điện Hải

Một khẩu súng thần công trong khuôn viên Thành Điện Hải
Bản vẽ thành Điện Hải
Map
Bản đồ

Thành Điện Hải là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Đây là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858–1860.[1]

Lịch sử

Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, được xây dựng năm 1813 (năm Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Đến năm 1823 (năm Minh Mạng thứ 4), đồn được dời vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao và được xây dựng bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15), đồn đổi tên là thành Điện Hải.

Năm 1847 (năm Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng, có hình vuông chu vi 556 m, thành cao hơn 5 m, xung quanh là hào sâu 3 m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía nam (cửa chính), một cửa mở về phía đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành có kiến trúc kiểu Vauban.

Ngày 16 tháng 11 năm 1988, thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2082/QĐ-TTg công nhận Thành Điện Hải là di tích quốc gia đặc biệt.[2][3]

Tham khảo

  1. ^ “Thành Điện Hải”. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.
  2. ^ “Thành Điện Hải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng. 27 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ “Quyết định số 2082/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài

  • Cận cảnh di tích thành Điện Hải trước cuộc 'đại tu bổ' chưa từng có
Bài viết thành phố Đà Nẵng, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du và
miền núi phía Bắc
(29 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Bạch Đằng · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Cửa Ông · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Đình Trà Cổ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử



Thủ đô Hà Nội
(21 di tích)
Đồng bằng sông Hồng
(trừ Hà Nội,
26 di tích)
Bắc Trung Bộ
(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam
(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm