Đền Voi Phục

Đền Voi Phục
Di tích quốc gia đặc biệt
Tượng con voi phủ phục tại Đền
Thờ phụng
Hoàng tử
Linh Lang
1064 – ?
Công tíchtướng quân đánh Tống

Thứ phi của Lý Thái Tông
Dương Thị Quang
? – ?
Thông tin đền
Thờnhân vật lịch sử
Địa chỉViệt Nam 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà NộiViệt Nam
Thành lập1065
Lễ hội9 và 10 tháng hai âm lịch
Map
Di tích quốc gia
Đền Voi Phục
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa
Ngày công nhận28 tháng 4 năm 1962
Quyết định313-VH/VP[1]
Di tích quốc gia đặc biệt
Thăng Long tứ trấn
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóakiến trúc nghệ thuật
Ngày công nhận18 tháng 1 năm 2022
Một phần củaThăng Long tứ trấn
Quyết định93/QĐ-TTg[2]
  • x
  • t
  • s

Đền Voi Phục (Tên chữ: "Tây trấn từ") là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi thờ bảo lan. Đền tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cạnh công viên Thủ Lệ, gần trường Đội Lê Duẩn và đối diện Trường Đại học Giao thông Vận tải.

Lịch sử

Đền được lập từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) ở góc phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ. Thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông, và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang, nhưng tương truyền vốn là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu, thác sinh, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, và đã hi sinh trên phòng tuyến sông Cầu vào năm 1076.

Sau khi mất, được người dân Thủ Lệ lập đền thờ và được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng. Vì trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi Phục và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài (Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây).

Đền Voi Phục hiện nay nằm tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền còn được gọi là Đền Voi Phục Thủ Lệ để phân biệt với Đền Voi Phục Thụy Khuê tại số 251 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Trước đây, đền nằm trong hệ Tứ Trấn, "giữ" phía Tây kinh thành. Nơi đây vốn là đất lắm hồ ao, lầy lội, là một trong Thập tam trại có từ thời Lý. Đương thời, thuộc tổng nội, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên.

Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (năm 1065) đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ -một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long. Mở đầu cho đền, hiện nay là cổng tứ trụ, như những trục vũ trụ đem sinh khí từ tầng trên truyền xuống trần gian (đây là sản phẩm của thế kỷ XIX - XX), hai bên cổng có bia hạ mã và đôi voi chầu phục (hiện mới được xây thêm nghi môn tứ trụ nữa, ở sát với đường lớn). Cũng chính vì điều này mà đền mang tên Voi Phục.

Kiến trúc

Đường lên sân có ba lối, chính giữa có 12 bậc đá rộng, nơi chỉ để rước kiệu trong ngày lễ, bình thường đi hai lối bên. Trước mặt lối giữa là một giếng vuông mang ý nghĩa tụ thủy tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng (có lẽ giếng đã được sửa thành vuông trong thời gian gần đây). Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ còn được thể hiện ở đôi rồng mây "chạm tròn" bằng đá, một sản phẩm khoảng giữa thế kỷ XIX và đôi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính được chạm nổi, mang nét chuẩn mực. Đền Voi Phục có dạng chữ Công. Tiền tế 5 gian, kết cấu vì chồng rường, mái lợp ngói mũi hài cổ.

Trung đường 1 gian chạy dọc vào phía trong nối với hậu cung. Tại tòa này được đặt ngai lớn chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ, các nét chạm mang nghệ thuật thế kỷ XIX. Dưới ngai thờ thần là tượng 2 vị tuỳ tướng quỳ chầu. Hậu cung cũng 5 gian, gian chính giữa ở vị trí sâu và cao nhất là pho tượng đức Linh Lang Đại vương với nét mặt thanh tú, cao sang. Phía trước pho tượng Ngài là một hòn đá lớn được đặt trong hộp kính. Hòn đá có vết lõm, tương truyền thần đã từng gối đầu trên hòn đá này. Hai bên hòn đá là tượng 2 vị phụ tá đứng chầu. Trong đền, ngoài các pho tượng còn có hoành phi, câu đối, nhang án, long ngai, cửa võng bát bửu cùng các đồ tế khí. đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Đền Voi Phục đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần và ngôi đền hiện nay khang trang hơn so với ngôi đền cũ bị thực dân Pháp phá hủy năm 1947. Năm 1994, nhân dân Thủ Lệ quyên góp đúc lại quả chuông cao 93 cm, đường kính miệng 70 cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có hàng chữ Hán đúc nổi: "Tây trấn thượng đẳng". Ngày 10/8/2000, thành phố Hà Nội khởi công tu sửa lại Đền Voi Phục. Đợt tu bổ này tập trung chủ yếu vào khôi phục nhà Hữu Vu, hoàn chỉnh kiến trúc tổng thể cho khu di tích. Ngày 4/7/2009, Đền Voi Phục một lần nữa được trùng tu tôn tạo để hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Đền được tách hẳn khỏi công viên thủ lệ, toạ lạc trên gò Long Thủ giữa một khu đất rộng, dưới xum xuê cành lá. Mặt tiền trông ra hồ thủ lệ mênh mông gợn sóng. Sau khi được tu bổ, giờ đây, bất cứ ai đi qua phố Kim Mã xuôi hướng Cầu Giấy về phía cuối hồ Thủ Lệ cũng dễ dàng nhận thấy ngay bên tay phải là cổng đền Voi Phục lộng lẵy, uy nghiêm. Đền Voi Phục được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28/4/1962.

Văn hóa

Lễ hội của đền là một cuộc sinh hoạt văn hoá thường niên, mang tính chất mở, với sự tham gia của thập phương, vượt ra ngoài không gian đất Thủ Lệ, ít nhất là vùng Thuỵ Khuê, Thủ Lệ, Vạn Phúc rồi vùng Thập tam trại và cả Bồng Lai (Đan Phượng - Hà Tây) - lễ hội chính của đền Voi Phục diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng hai âm lịch, từng năm có thể kéo dài từ 3 tới 10 ngày tuỳ theo sự đóng góp của dân, đáng kể nhất là việc rước kiệu và một vài tục lệ khác.

Trong lịch sử, đền Voi Phục như một trấn thiêng ở phía Tây của thành Thăng Long, đền không chỉ liên quan trực tiếp với Kinh đô mà nó đã hội vào bản thân rất nhiều dòng chảy của tín ngưỡng dân gian để tồn tại với thời gian, hiện nay khó ai có thể nắm bắt được hết những ý nghĩa thiêng liêng của kiến trúc mang vẻ đẹp thánh thiện này, chỉ biết rằng, đền Voi Phục, từ nay sẽ luôn được tôn tạo xứng đáng, vì đó là một điểm sáng trong tinh thần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.

Tham khảo

  1. ^ “Quyết định 313-VH/VP xếp hạng những di tích, danh thắng cảnh toàn miền Bắc”. Thư viện pháp luật.
  2. ^ Đức Dũng. “Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 12)”. Cục di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  • Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử Quán triều Nguyễn - Nhà xuất bản Văn Sử Địa - Hà Nội 1957, 1958, 1959)
  • Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam (Nguyễn Văn Tân - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin - Hà Nội 1998)
  • Lược sử tóm tắt về Di tích lịch sử (DTLS) Đền Voi Phục, Thụy Khuê, Hà Nội

Hình ảnh

  • Cổng vào đền Voi Phục chụp năm 1883
    Cổng vào đền Voi Phục chụp năm 1883
  • Cổng vào đền Voi Phục chụp năm 2009
    Cổng vào đền Voi Phục chụp năm 2009
  • Một trong hai con voi nằm phục hai bên cổng vào đền
    Một trong hai con voi nằm phục hai bên cổng vào đền
  • Cổng đền Voi Phục trên đường Kim Mã
    Cổng đền Voi Phục trên đường Kim Mã
  • Cây đa trong sân đền Voi Phục
    Cây đa trong sân đền Voi Phục

Xem thêm

  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sử
Kiến trúc công cộng


Kiến trúc tôn giáo,
tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên,
khu sinh thái
Bảo tàng
Làng nghề
Công trình
thể thao
Công trình
thương mại - dịch vụ
Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công
trình khác
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Đền tại Việt Nam
Bắc bộ

Bắc Trung bộ
Nam Trung bộ
Nam Bộ
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm