Gò Đống Đa

Cổng và lối lên gò Đống Đa. Trên cổng có 3 chữ Hán "Trung Liệt miếu" (忠烈廟)
Gò Đống Đa trên bản đồ Hà Nội
Gò Đống Đa
Gò Đống Đa
Gò Đống Đa (Hà Nội)
  • x
  • t
  • s
Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Gò Đống Đa là một gò đất và là một di tích nằm bên phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tại đây vào năm 1789, quân Tây Sơn đã đại phá và đánh thắng quân Thanh trong Trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

Đêm mồng 4 rạng mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) trận đánh của quân Tây Sơn diễn ra với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do Đại Đô đốc Đặng Văn Long chỉ huy. Trận này quân Tây Sơn diệt tan đồn Khương Thượng của quân nhà Thanh. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải tự tử ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ.

Lịch sử

Nơi đó có một gò đất, trên gò đất có một cây đa cổ thụ mọc um tùm, người quanh vùng gọi là gò Cây Đa. Khi lính Tây Sơn kéo đến vây tàn quân Thanh trốn theo chủ tướng thì thấy Sầm Nghi Đống đã treo cổ trên cành đa mà tự tử. Sau này, trẻ chăn trâu ra gò Cây Đa thường hát rằng: "Ông Đống treo cổ cây đa." Vì câu hát ấy mà về sau mới quen gọi là gò Đống Đa. [1]

Trận thắng này đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào Thăng Long.

Nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du đã làm bài thơ Loa Sơn điếu cổ có câu:

Thánh Nam thập nhị kình nghê quán
Chiến điệu anh hùng đại võ công

Dịch là:

Thánh nam xác giặc mười hai đống
Ngời sáng anh hùng đại võ công.
Tảng đá khắc câu nói của Quang Trung khi ra lệnh tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.

Tương truyền sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò gọi là "Kình nghê quán" (gò chôn xác "kình nghê" - 2 loài cá dữ ngoài biển, một cách gọi ám chỉ quân xâm lược Tàu). Theo truyền thuyết, 12 gò này nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi khi Hoàng Cao Khải lập Thái Hà Ấp vào những năm 1890.

Chiến thắng Đống Đa cùng với Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã phá tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long.

Nhưng trên thực tế, có nhiều chứng cứ cho rằng Gò Đống Đa là một gò tự nhiên được hình thành từ cách đây khoảng 4000 năm.

Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, năm 1989, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình 21.745 m2 được chia làm 2 khu vực, gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò.

Ngày hội Đống Đa

Hàng năm cứ vào ngày mồng 5 Tết, nhân dân thường tổ chức hội Gò Đống Đa để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây, đặc biệt có tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.

Khu tượng đài Quang Trung tại Gò Đống Đa.

Kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa, khu tượng đài Quang Trung và công viên văn hóa Đống Đa đã được xây dựng tại khu đất bên cạnh gò lịch sử này, trông ra phố Đặng Tiến Đông, người chỉ huy trận đánh đồn Khương Thượng và đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Trung Liệt miếu

Trên gò Đống Đa có một ngôi miếu, gọi là Trung Liệt miếu, được xây ở thế kỷ 19. Tuy nhiên, ngôi miếu này đã bị hư hại đáng kể, chỉ còn cổng miếu.

Thử thành quách, thử giang san, bách chiến phong trần dư chiến địa.

Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thiên niên tâm sự công thanh thiên.

Vẫn thành quách, vẫn non sông, trăm trận xông pha còn đỏ đất.

Nào nhật tinh, nào hà nhạc, ngàn năm tâm sự có trời xanh.

— Thám hoa Vũ Phạm Hàm đề tựa cổng vào Trung Liệt miếu

Chú thích

  1. ^ Lê, Đình Danh. “Chương 52. Sầm Nghi Đống treo cổ gò Cây Đa. Tôn Sĩ Nghị chặt cầu phao sông Nhị Hà.”. TŒây Sơn bi hùng truyện.

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Kỷ niệm 216 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa
  • Hình ảnh Gò Đống Đa
  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sử
Kiến trúc công cộng


Kiến trúc tôn giáo,
tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên,
khu sinh thái
Bảo tàng
Làng nghề
Công trình
thể thao
Công trình
thương mại - dịch vụ
Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công
trình khác
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Phong trào Tây Sơn (1771 – 1802)
Tam kiệt
Nguyễn Nhạc (1743-1793) • Nguyễn Huệ (1753-1793) • Nguyễn Lữ (1754-1787)




Hoàng đế
Thái Đức (1778-1788) • Quang Trung (1788-1792) • Cảnh Thịnh (1792-1802)
Hoàng hậu
Thái Đức
Quang Trung
Cảnh Thịnh
Tướng lĩnh
Thất hổ tướng
Ngũ phụng thư
Tướng người Hoa
Lương Văn Canh • Lý Tài (đến 1775) • Mạc Quan Phù • Phàn Văn Tài • Tập Đình (đến 1775) • Trần Thiên Bảo • Trịnh Nhất • Trịnh Thất
Lãnh tụ Chăm Pa
Khác
Chu Văn Uyển • Đào Công Giản • Đặng Tiến Đông • Đặng Văn Long • Đặng Xuân Bảo • Đặng Xuân Phong • Đặng Văn Chân • Đống Công Trường • Hồ Văn Tự • Kiều Phụng • Lê Chất • Lê Danh Phong • Lê Trung • Lê Văn Lợi • Lê Văn Long • Lê Văn Thanh • Ngô Văn Sở • Nguyễn Hữu Chỉnh • Nguyễn Quang Huy • Nguyễn Văn Danh • Nguyễn Văn Duệ • Nguyễn Văn Điểm • Nguyễn Văn Hòa • Nguyễn Văn Huấn • Nguyễn Tăng Long • Phạm Công Hưng • Phạm Ngạn • Phạm Văn Điềm • Phạm Văn Định • Phạm Văn Tham • Phạm Văn Trị • Phan Văn Lân • Trần Viết Kết • Trương Văn Đa • Từ Văn Chiêu • Từ Văn Tú • Võ Thị Thái • Vũ Thị Đức • Vũ Văn Nhậm • Vũ Văn Thành
Nhân sĩ
Lục kỳ sĩ
Cao Tắc Tựu • La Xuân Kiều • Nguyễn Thung • Triệu Đình Tiệp • Trương Mỹ Ngọc • Võ Xuân Hoài
Khác
Kinh đô
Quy Nhơn (Thái Đức) • Phú Xuân (Quang Trung và Cảnh Thịnh) • Phượng Hoàng Trung Đô (dự tính)
Sự kiện và
trận đánh
Khởi nghĩa Tây Sơn
(1771-1777)
Trận Quy Nhơn 1 (1773) • Trận Phú Yên (1776) • Trận Gia Định 1 (1776) • Trận Gia Định 2 (1777)
Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1
(1777-1785)
Trận Gia Định 3 (1782) • Trận Gia Định 4 (1783)
Đại Việt-Xiêm La
(1785)
Đại Việt-Cao Miên
(1785)
Trận Nam Vang (1785)
Tây Sơn-Chúa Trịnh
(1775-1786)
Trận Cẩm Sa (1775) • Trận Phú Xuân (1786) • Trận Sơn Nam (1786) • Trận Thăng Long (1786)
Xung đột nội bộ
(1787)
Cuộc bao vây Thành Quy Nhơn (1787)
Đại Việt-Đại Thanh
(1789)
Trận Hà Hồi (1789) • Trận Ngọc Hồi (1789) • Trận Đống Đa (1789) • Trận Thăng Long (1789)
Đại Việt-Viêng Chăn
(1791)
Trận Xieng Khuang (1791) • Trận Viêng Chăn (1791)
Tây Sơn-Chúa Nguyễn 2
(1787-1802)
Trận Gia Định 5 (1787) • Trận Thị Nại 1 (1792) • Trận Quy Nhơn 2 (1799) • Trận Quy Nhơn 3 (1800-1801) • Trận Thị Nại 2 (1801) • Trận Phú Xuân (1801) • Trận Trấn Ninh (1802)
Lĩnh vực
Đồng minh và
chư hầu
Cao Miên (từ 1785) • Viêng Chăn (từ 1791) • Hải tặc Trung Hoa (từ 1771) • Chăm Pa (1782-1799) • Người Thượng (từ 1771) • Miến Điện (chưa rõ)
Đối thủ
Chúa Nguyễn
Chúa Trịnh
Vua Lê
Xiêm La
Rama I • Chiêu Tăng • Chiêu Sương • Lục Côn • Sương Uyển
Viêng Chăn, Bồn Man
Chiêu Nan • Thiệu Kiểu • Thiệu Đế
Đại Thanh
Pháp
(không chính thức)
Di sản và
thành tựu
Phổ cập chữ Nôm • Chế độ hộ khẩu • Tự do thương mại • Tiền đồng • Cởi mở tôn giáo • Sùng Chính Thư Viện • Hịch Đánh Trịnh • Hịch Ra Trận • Chiếu Lên Ngôi • Ai Tư Vãn • Đại Việt sử ký tiền biên • Lê quý dật sử • Tụng Tây Hồ phú • Định Quốc Đại Hiệu • Hỏa hổ • Hỏa cầu • Voi chiến Tây Sơn • Võ thuật Bình Định (Yến phi quyền, Hùng kê quyền, Độc lư thương) • Nhạc võ Tây Sơn
Di tích và
tưởng niệm
Thành Hoàng Đế (Bình Định) • Bảo tàng Quang Trung (Bình Định) • Phượng Hoàng Trung Đô (Nghệ An) • Đền thờ Quang Trung (Nghệ An) • Chùa Bộc (Hà Nội) • Gò Đống Đa (Hà Nội) • Trung Liệt miếu (Hà Nội) • Phòng tuyến Tam Điệp (Ninh Bình) • Khu di tích chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang) • Núi Bân (Thừa Thiên-Huế) • Đàn Nam Giao Tây Sơn (Thừa Thiên-Huế) • Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo (Gia Lai) • Lăng Đan Dương (chưa xác định)
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du và
miền núi phía Bắc
(29 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Bạch Đằng · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Cửa Ông · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Đình Trà Cổ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử



Thủ đô Hà Nội
(21 di tích)
Đồng bằng sông Hồng
(trừ Hà Nội,
26 di tích)
Bắc Trung Bộ
(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam
(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm