Đình Đại Phùng

Đình Đại Phùng
Di tích quốc gia đặc biệt
Thờ phụng
Tích Lịch Hòa Quang và tướng Vũ Hùng
Thông tin đình
Địa chỉViệt Nam Xã Đan Phượng, Đan Phượng, Hà NộiViệt Nam
Tọa độ21°05′31″B 105°39′55″Đ / 21,091854686288°B 105,66532768932°Đ / 21.091854686288244; 105.66532768932383
Thành lậpĐầu thế kỷ 17
Lễ hội
  • 18 tháng 1
  • 12 tháng 2
  • 18 tháng 11
Map
Di tích quốc gia đặc biệt
Đình Đại Phùng
Phân loạiDi tích kiến trúc nghệ thuật
Ngày công nhận31 tháng 12 năm 2019
Quyết định1954/QĐ-TTg[1]
  • x
  • t
  • s

Đình Đại Phùng là một ngôi đình có vị trí nằm ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Ngôi đình này được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định xếp hạng và công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2020. Đình nổi tiếng được biết đến với nghệ thuật kiến trúc gỗ cổ được coi là kinh điển quý hiếm ở Việt Nam.[2]

Vị trí

Đình Đại Phùng có vị trí toạ lạc tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.[3] nằm sát bờ sông Đáy, cách sông Hồng 7 km và nằm trên vị trí đất cao.[4] Đình này còn chiếm được vị thế cao nhất của làng, mặt chính quay hướng Tây, có lệch sang hướng Bắc một ít. Trước mặt đình vài trăm mét là sông Đáy chảy từ phải qua trái, thuận lợi cho nghề nông và thương nghiệp trong quá khứ.[4] Bên trái đình là Ngôi chùa Tam Giáo và xóm làng trù phú bao quanh.[3]

Lịch sử

Tên đình Đại Phùng được gọi theo tên làng, nay thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng. Tên gọi này được định hình từ ít nhất là năm 1684.[4] Dựa vào dấu tích nghệ thuật còn tồn tại, ngôi đình này được tin rằng đã xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 17.[4] Đình Đại Phùng thờ hai vị thần là Tích Lịch Hòa Quang và tướng Vũ Hùng.[3]

Năm 2010, đình được trùng tu lớn với kinh phí trên 20 tỷ đồng, được gắn biển Công trình kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.[3][5] Năm 2020, đình Đại Phùng được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.[6]

Kiến trúc

Đình Đại Phùng được dựng theo dạng chữ nhất, chỉ có một toà nhà lớn mặt nền hình chữ nhật với chiều dài xấp xỉ hơn 21m và chiều rộng 11,37m. Đình có 3 gian, 2 chái, 2 dĩ với 6 hàng chân cột. Gian giữa có diện tích lớn nhất. Kích thước này được đánh giá là tương thích với hệ mặt bằng chung của các ngôi đình xứ Đoài nổi tiếng đương thời.[4] Ngay sát toà Đại Đình cũng là một toà tiền tế làm nơi sinh hoạt tế lễ của làng, nhiều khi toà tiền tế này còn thay đại đình tham gia công việc của làng. Bên phải toà này có dòng chữ "Cảnh Hưng thập ngũ niên, mạnh hạ cốc nhật tu tạo đại cát" (ý đề cập tới thời gian xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 15 – năm 1574). Tuy vậy, dòng chữ được nhận định là không đáng tin cậy vì di tích gắn liền với niên đại Cảnh Hưng thường là nghệ thuật khắc chìm hoặc nổi, nhưng ở đây được viết bằng mục đen.[4] Kiến trúc này đã che chắn mặt trước của đình, bị xem là không những không có tác dụng tôn cao giá trị của kiến trúc chính mà còn làm hạn chế và tính bề thế của đình.[4]

Sau nhiều thời gian cùng biến cố lịch sử, người dân đã làm lu mờ nhiều dấu tích thành phần thuộc mặt bằng của đình, tới ngày nay chỉ còn hai kiến trúc là toà Tiền tế và toà Đại đình cùng một sân lát gạch ở phía trước. Ao đình và ba phía bên cạnh đình đã bị nhà dân cùng đường đi lấn chiếm cận kề, qua đó tính phong thuỷ của đình phần nào bị phá vỡ.[4]

Nghệ thuật chạm khắc

Cũng như nhiều ngôi đình tại xứ Đoài, Đình Đại Phùng có điểm nổi bật nhất nằm ở nghệ thuật chạm khắc. Nghệ nhân đã sử dụng một số kĩ thuật chạm khắc như chạm bong, lộng, nổi cao... và nhiều đề tài và bố cục.[4] Đó là biểu tượng gắn liền với thế lực tâm linh mang ước vọng cho một mùa màng bội thu của người dân, là những linh vật ở những trạng thái tĩnh, động khác nhau, vừa thể hiện vui tươi và cũng nghiêm trọng. Nhưng nổi bật hơn cả là hình tượng gắn với hoạt cảnh liên quan tới cuộc sống dân thường.[4] Trong điêu khắc của đình Đại Phùng, hình tượng con người được thể hiện vào điểm xuyết vào nền của rồng và đao mác.[4]

Lễ hội

Lễ hội đình Đại Phùng được tổ chức mỗi năm 3 lần. Ngày 18 tháng Giêng là ngày đản sinh của thánh Vũ Hùng, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của đình.[5] Ngày lễ hội thứ hai là  ngày 12 tháng 2 để tưởng nhớ thần Tích Lịch Hào Quang, vị thần hoàng chung của cả tổng Phùng; còn ngày lễ thứ ba là ngày 18 tháng 11, kỷ niệm ngày hóa của Vũ Hùng.[3]

Tham khảo

  1. ^ “Quyết định số 1954/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”. chinhphu.vn. 31 tháng 12 năm 2019.
  2. ^ Vương Tâm (23 tháng 7 năm 2020). “Bất chợt Phùng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ a b c d e Minh NhÆ°Æ¡ng (13 tháng 12 năm 2010). “Đình Đại Phùng”. Tạp chí Người Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ a b c d e f g h i j k Nông Thành; Hương Nguyên (2011). “Một điểm nổi về di sản văn hoá qua đình Đại Phùng” (PDF). Di sản văn hoá vật thể. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ a b Anh Đức (27 tháng 11 năm 2019). “Lễ hội đình Đại Phùng và di sản vật thể của đình, chùa Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng”. Nhà xuất bản Hà Nội. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ “Hà Nội thêm 2 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt – Cổng thông tin Sở Văn Hóa Thể Thao Hà Nội”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du và
miền núi phía Bắc
(29 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Bạch Đằng · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Cửa Ông · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Đình Trà Cổ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử



Thủ đô Hà Nội
(21 di tích)
Đồng bằng sông Hồng
(trừ Hà Nội,
26 di tích)
Bắc Trung Bộ
(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam
(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm
  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sử
Kiến trúc công cộng


Kiến trúc tôn giáo,
tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên,
khu sinh thái
Bảo tàng
Làng nghề
Công trình
thể thao
Công trình
thương mại - dịch vụ
Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công
trình khác
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái