Tháp Cánh Tiên

Tháp Cánh Tiên
Thông tin tháp
Tên khácTháp Đồng
Phong cáchBình Định
Xây dựngthế kỷ 12
Vị tríBình Định Việt Nam
Tình trạngnguyên vẹn
 Cổng thông tin Chăm Pa
  • x
  • t
  • s

Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi là tháp Đồng là một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hiện trạng

Tháp Cánh Tiên hiện nằm trên đỉnh một quả đồi thấp cao 25m thuộc thôn Nam Tân, xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn. Trong số những tháp cổ Chăm Pa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên không chỉ là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chăm Pa là khu đền chỉ có một tháp, mặc dầu chỉ có một tháp đơn lẻ song hình dáng, cấu trúc của tháp Cánh Tiên lại không hề khác với các ngôi tháp vuông nhiều tầng xây bằng gạch vào loại lớn của Chăp Pa, tháp cao gần 20 mét.

Kiến trúc

Tháp Cánh Tiên là một trong những ngôi tháp thuộc phong cách Bình Định, hiện lên với một kiến trúc hoành tráng với những khối hình lớn gây ấn tượng từ xa: các cột ốp, những khung dọc trên mặt tường nằm giữa các cột ốp nổi lên thành những mảng lớn khoẻ khoắn, các vòm của các cửa giả vút cao vương lên như hình những mũi giáo khổng lồ, các tháp trang trí góc các tầng cuộn lại thành những khối chắc nịch, những phiến đá trang trí các góc tường phía trên của các tầng hình hoa lá nhô mạnh ra như những cánh tiên.

Như mọi ngôi tháp truyền thống khác, tháp cấu trúc gồm hai phần: tiền sảnh và điện thờ, hiện nay toàn bộ cấu trúc của tiền sảnh đã bị sụt lở từ lâu, các mặt tường phía ngoài của thân tháp được trang trí bằng những cột ốp và các khung dọc nhô mạnh ra khỏi mặt tường, một trong những điều kỳ lạ nhất ở tháp Cánh Tiên là nửa phần phía ngoài của cột ốp góc tường được ốp kín bằng những phiến đá sa thạch màu tím có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá - hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm Pa.

Hiện nay tuy đã hư hại một phần, song vẫn có thể nhận ra cấu trúc và hình tháp khá đặc biệt của các cửa giả của tháp Cánh Tiên, mỗi cửa giả đều có ba tầng thu nhỏ dần về phía trên và mỗi tầng đều có hai thân, các tầng của cửa giả đều có cấu trúc hai phần: hai trụ ốp tạo thành ô khám bên dưới và hình cung nhọn bên trên.

Tại bốn góc của mỗi tầng của tháp Cánh Tiên, các tháp trang trí góc và phiến đá hình đuôi phượng nhô ra ở đỉnh các cột ốp tường còn giữ lại khá nguyên vẹn, nên từ xa nhìn vào tháp Cánh Tiên trông như một ngọn đuốc khổng lồ đang lung linh toả sáng.

Lịch sử

Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, thuộc phong cách Bình Định và có một phần ảnh hưởng từ kiến trúc Angkor Vat của người Khmer do thời kỳ này có sự giao lưu thường xuyên giữa vương quốc KhmerChăm Pa.

Chú thích

Tham khảo

Xem thêm

  • x
  • t
  • s
Địa điểm
lịch sử
Tượng đài Hoàng đế Nguyễn Huệ ở Bảo tàng Quang Trung
Thắng cảnh
thiên nhiên
Di sản Chăm pa
Công trình
tôn giáo
Văn hóa - lễ hội
  • Festival võ thuật Bình Định
  • Lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa
  • Lễ hội cầu Ngư
Ẩm thực - đặc sản
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Danh sách các cụm tháp Chăm Pa
Thứ tự từ Bắc vào Nam
Di tích
hiện còn

Bằng An  • Mỹ Sơn  • Chiên Đàn  • Khương Mỹ  • Phú Lốc  • Cánh Tiên  • Bánh Ít  • Bình Lâm  • Thủ Thiện  • Dương Long  • Tháp Đôi  • Tháp Nhạn  • Yang Prong  • Po Nagar  • Hòa Lai  • Po Klong Garai  • Po Rome  • Po Dam  • Po Sah Inư

Phế tích

Liễu Cốc  • Phú Diên  • Phong Lệ  • Cấm Mít  • Trà Kiệu  • Đồng Dương  • Chánh Lộ  • Tháp Mắm

  • Di tích đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm