SOSUS

Cold war passive, fixed array undersea surveillance system.Bản mẫu:SHORTDESC:Cold war passive, fixed array undersea surveillance system.
Các trạm giám sát SOSUS ban đầu

Hệ thống giám sát âm thanh (tiếng Anh: The Sound Surveillance System (SOSUS)) là một hệ thống sonar thụ động được Mỹ phát triển bởi Hải quân Mỹ để theo dõi tàu ngầm Liên Xô. Bản chất cùng với tên gọi của hệ thống này được giữ bí mật. Hải quân Mỹ gọi nó là chương trình Ceasar để làm bình phong cho việc đưa vào vận hành hệ thống này, theo đó, nó được tuyên bố chỉ là các trạm nghiên cứu Hải quân trên bờ dùng để nghiên cứu Hải dương học. Năm 1985, Hải quân Mỹ đã đưa vào trang bị các sonar mảng dạng kéo theo cho các tàu hải quân (Surveillance Towed Array Sensor System (SURTASS)) để bổ trợ cho các sonar cố định đặt dưới đáy biển SOSUS, tên của hệ thống theo dõi được đổi thành Hệ thống giám sát dưới đáy biển tích hợp-Integrated Undersea Surveillance System (IUSS). Bộ chỉ huy cùng với nhân viên làm việc trong dự án SOSUS lấy vỏ bọc là nhân viên "nghiên cứu hải dương học" cho đến năm 1991, khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Sau khi chương trình bị hủy bỏ, trung tâm chỉ huy của SOSUS là Hệ thống giám sát Hải dương Đại Tây Dương-Oceanographic System Atlantic và Hệ thống giám sát Hải dương Thái Bình Dương-Oceanographic System Pacific trở thành Hệ thống giám sát dưới đáy biển Đại Tây Dương-Undersea Surveillance Atlantic và Hệ thống giám sát dưới đáy biển Thái Bình Dương-Undersea Surveillance Pacific.

Vùng GIUK

Hệ thống giám sát này có khả năng giám sát ở khoàng cách lớn nhờ lợi dụng kênh âm sâu, hay SOFAR. Cơ sở Hải quân đặt tại Barbados vào ngày 6/7/1962 báo cáo đã sử dụng SOSUS phát hiện được tàu ngầm hạt nhân Liên Xô di chuyển qua vùng biển giữa Greenland-Iceland-Vương quốc Anh (vùng GIUK). Các mảng tuyến tính với hydrophone được đặt trên các sườn dốc trong kênh âm thanh cho phép xử lý chùm tia tại các cơ sở trên bờ để tạo thành chùm tia phương vị. Khi hai hoặc nhiều tia gặp nhau, bằng phương pháp tam giác đạc sẽ có thể xác định vị trí trên không hoặc trên bề mặt.[note 1]

SOSUS được phát triển từ năm 1949 do các nhà khoa học và các kỹ sư cần nghiên cứu các vấn đề tác chiến chống ngầm. Nó bao gồm một chuỗi các ống nghe dưới nước kết nối với nhau bằng dây cáp, giống như công nghệ áp dụng trong điện thoại, nối tới các trạm theo dõi đặt xung quanh bờ Tây của Đại Tây Dương, từ Nova Scotia đến Barbados. Hệ thống được thử nghiệm lần đầu với việc triển khai 6 thiết bị thu âm đặt tại Eleuthera, Bahamas vào năm 1951, sau đó, bằng những kinh nghiệm thu được khi định vị thành công tàu ngầm, vào năm 1952 đã đưa hệ thống đầu tiên đi vào vận hành, gồm 40 thiết bị thu âm được đặt ở độ sâu 1.000 ft (304,8 m). Vào thời điểm đó, Hải quân Mỹ đã yêu cầu tăng số lượng trạm thu tín hiệu từ 6 lên 9 trạm. Trong bộ film tài liệu mật thực hiện bởi Hải quân Mỹ vào năm 1960 Watch in the Sea, đã mô tả việc sản xuất các dải thu âm có độ dài 1.800 ft (548,6 m). Năm 1954, quân đội Mỹ yêu cầu xây dựng thêm 3 trạm giám sát Đại Tây Dương và bắt đầu triển khai trạm giám sát ở Thái Bình Dương, với 6 trạm đặt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ và một trạm tại Hawaii.

Tháng 9 năm 1954, Naval Facility Ramey đi vào hoạt động ở Puerto Rico. Các cơ sở giám sát khác ở Đại Tây Dương tiếp tục được triển khai sau đó, và vào năm 1957 hệ thống cuối cùng trong chuỗi giám sát Đại Tây Dương đi vào hoạt động tại Eleuthera. Cũng trong năm này, hệ thống giám sát Thái Bình Dương bắt đầu được triển khai. Trong vòng ba thập kỷ tiếp theo, các hệ thống giám sát đã được bổ sung tại NAVFAC Keflavik, Iceland năm 1966 và NAVFAC Guam năm 1968. Các trạm giám sát ven biển cùng với công nghệ cáp mới đã giúp hệ thống cắt giảm số lượng trạm giám sát NAVFAC, điển hình như mỗi trạm Naval Ocean Processing Facility (NOPF), được thành lập năm 1981 có khả năng chịu trách nhiệm giám sát cho 1 đại dương, thay cho các trạm NAVFAC.

Khi các hệ thống di động mới được đưa vào hoạt động, các mảng giám sát SOSUS được cho ngừng hoạt động, một số mảng được chuyển sang sử dụng cho việc nghiên cứu khoa học.

Lịch sử ra đời

SOSUS bắt đầu thai nghén từ năm 1949 khi Hải quân Mỹ thành lập một Ủy ban tác chiến chống ngầm, bao gồm một nhóm tư vấn được thành lập từ năm 1946 trực thuộc Viện khoa học hàn lâm quốc gia để nghiên cứu tác chiến chống ngầm.[1][2] Theo đó, Hải quân Mỹ thành lập một nhóm nghiên cứu dưới tên gọi Chương trình Hartwell, đặt theo tên giáo sư G.P. Hartwell của trường Đại học Pennsylvania, chủ tịch của Ủy ban tác chiến chống ngầm,[note 2] với sự lãnh đạo của Massachusetts Institute of Technology (MIT). Nhóm nghiên cứu của Hartwell đề xuất việc chi 10.000.000 đô la Mỹ (122.990.000 đô la Mỹ vào năm 2022) hàng năm để phát triển hệ thống có khả năng chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm của Liên Xô.[3][4]

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một hệ thống giám sát âm thanh tần số thấp ở các kênh SOFAR trang bị các đầu thu sóng dưới nước cùng với các cơ sở phân tích có khả năng tính toán vị trí của tàu ngầm từ khoảng cách hàng trăm dặm.[1][3][5]

Ghi chú

  1. ^ Before the nature of the arrays became known, many writers assumed SOSUS was a barrier system, rather than arrays giving surveillance of entire ocean basins. An associated program, Colossus, was such a system intended to be installed across straits.
  2. ^ Một câu chuyện khác là nó được đặt theo tên của một quán bar địa phương gần cơ sở của MIT.

Tham khảo

  1. ^ a b Whitman, Edward C. (Winter 2005). “SOSUS The "Secret Weapon" of Undersea Surveillance”. Undersea Warfare. 7 (2). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ “The Papers of Colubus O'Donnell Iselin”. Woods Hole Oceanographic Institution. tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ a b “Integrated Undersea Surveillance System (IUSS) History 1950 - 2010”. IUSS/CAESAR Alumni Association. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ Goldstein, Jack S (1992). A Different Sort of Time: The Life of Jerrold R. Zacharias (bằng tiếng Anh). Cambridge, Mass: MIT Press. tr. 338. ISBN 026207138X. LCCN 91037934. OCLC 1015073870.
  5. ^ Report on Security of Overseas Transport. Volume 1. Project Hartwell. (B. A Proposed Sonar Listening System for Long-Range Submarine Detection (Bản báo cáo). ngày 21 tháng 9 năm 1950. tr. D2–D8. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.

Link ngoài

  • Past IUSS Sites Lưu trữ 2020-02-16 tại Wayback Machine Index to individual pages with location details, photos and badges of the shore sites.
  • CAESAR Fleet
  • The Terminal Equipment Building of the Navy Sound Surveillance System (SOSUS) Photos and diagrams of NAVFAC Lewes, 21 quad cable cross section, LOFARGRAM photos
  • History of IUSS: Timeline
  • "SOSUS: The 'Secret Weapon' of Undersea Surveillance", Undersea Warfare, Winter, 2005, Vol. 7, No. 2, article by Edward C. Whitman
  • The Acoustic Monitoring Project
  • Sound Surveillance System (SOSUS), GlobalSecurity.org
  • A Letter from Joe Worzel to Lamont-Doherty Earth Observatory regarding the establishment of Palisades Geophysical Institute, its work, and support of the education and research community
  • The SOund SUrveillance System, Federation of American Scientists, Intelligence Resource Program
  • Navy article on Sosus
  • Japanese LQO-3 SOSUS Arrays.
  • Watch In The Sea--part one trên YouTube
  • Watch In The Sea--part two trên YouTube
  • 1953 Project Michael report: Transmission of 30 cps Sound in Deep Water
  • x
  • t
  • s
Thập niên 1940
Thập niên 1950
Bức màn tre • Chiến tranh Triều Tiên • Đảo chính Iran năm 1953 • Khởi nghĩa Đông Đức năm 1953 • Đảo chính Guatemala năm 1954 • Chia cắt Việt Nam • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 • Hội nghị thượng đỉnh Geneva (1955) • Biểu tình Poznań 1956 • Sự kiện năm 1956 ở Hungary • Khủng hoảng Kênh đào Suez • Khủng hoảng Sputnik • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 • Cách mạng Cuba • Tranh cãi nhà bếp • Hội nghị Bandung • Tu chính án Bricker • Chủ nghĩa McCarthy • Chiến dịch Gladio  • Học thuyết Hallstein  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
Thập niên 1960
Khủng hoảng Congo • Chia rẽ Trung – Xô • Vụ việc U-2 năm 1960 • Sự kiện Vịnh Con Lợn • Bức tường Berlin • Khủng hoảng tên lửa Cuba • Chiến tranh Việt Nam • Đảo chính Brazil năm 1964 • Hoa Kỳ xâm chiếm Cộng hòa Dominica • Chiến tranh biên giới Nam Phi • Chuyển sang Trật tự mới • Thuyết domino • Tuyên bố ASEAN • Nội chiến Lào • Hội đồng Quân sự Hy Lạp 1967–1974 • Chiến tranh Sáu Ngày • Cách mạng Văn hóa • Chiến tranh Trung-Ấn • Mùa xuân Praha • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás • Xung đột biên giới Trung-Xô
Thập niên 1970
Giảm căng thẳng • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân • Tháng Chín Đen (Jordan) • Nội chiến Campuchia • Chính sách thực dụng • Ngoại giao bóng bàn • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon • Đảo chính Chile 1973 • Chiến tranh Yom Kippur • Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược • Nội chiến Angola • Nội chiến Mozambique • Chiến tranh Ogaden · Chia rẽ Trung Quốc-Albania • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia • Chiến tranh Việt–Trung • Cách mạng Iran • Chiến dịch Kền kền • Chiến tranh giải phóng Bangladesh  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
Thập niên 1980
Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan • Chiến tranh Iran-Iraq • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984 • Công đoàn Đoàn kết • Khủng hoảng Ba Lan 1980-1981 • Contras • Khủng hoảng Trung Mỹ • RYAN • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines • Able Archer 83 • Sáng kiến phòng thủ chiến lược • Xâm chiếm Grenada • Cách mạng Sức mạnh Nhân dân • Sự kiện Thiên An Môn • Hoa Kỳ xâm chiếm Panama • Bức tường Berlin sụp đổ • Những cuộc cách mạng 1989 • Glasnost • Perestroika
Thập niên 1990
Xem thêm
Quan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trị
Siêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
Chạy đua
Ý thức hệ
Tuyên truyền
Chính sách
ngoại giao
Học thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh