Đảo chính Chile 1973

Đảo chính Chile 1973
Một phần của lịch sử Chile, chiến dịch Condor, và Chiến tranh Lạnh

Vụ ném bom vào dinh thự La Moneda ngày 11 tháng 9 năm 1973 bởi Không quân Chile
Thời gianngày 11 tháng 9 năm 1973
Địa điểm
Chile
Hành độngQuân đội đảo chính, nắm quyền điều hành mà không gặp nhiều kháng cự
Kết quả
  • Chính quyền dân cử Chile bị lật đổ
  • Chính quyền quân sự của Tướng Augusto Pinochet nắm quyền lực
Tham chiến
Chile Chính quyền Chile
Phong trào Cách mạng Cánh tả[1]

Chile Quân đội Chile

  • Lục quân
  • Hải quân
  • Không quân
  • Carabineros de Chile
Hỗ trợ:
Hoa Kỳ Hoa Kỳ[2][3]
Brasil Brazil[4]
Chỉ huy và lãnh đạo
Chile Salvador Allende 
Chile Max Marambio
Miguel Enríquez
Chile Augusto Pinochet
Chile José Toribio Merino
Chile Gustavo Leigh
Chile César Mendoza
Thương vong và tổn thất
46 người
60 người trong cuộc đảo chính

Đảo chính năm 1973 tại Chile là một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền cánh tả của Đảng Unidad Popular, là một sự kiện bước ngoặt của Chiến tranh Lạnh và lịch sử của Chile. Sau một thời gian dài gặp tình trạng bất ổn xã hội và chính trị giữa Quốc hội do những người bảo thủ chi phối và vị Tổng thống dân bầu theo đường lối xã hội chủ nghĩa Salvador Allende [5][6], Allende bị lật đổ trong cuộc đảo chính. Ông đã tuyên bố không từ chức và bị giết hại, phe đảo chính tuyên bố là ông tự sát. Quân đội đã nắm chính quyền và lập nên chính quyền quân sự [7].

Chính quyền quân sự bao gồm người đứng đầu của Không quân, Hải quân, Carabineros (lực lượng cảnh sát) và Lục quân, Augusto Pinochet dần vươn lên nắm quyền lực tối cao trong vòng một năm sau cuộc đảo chính, chính thức nắm giữ chức vụ Tổng thống Chile vào cuối năm 1974. Pinochet sau đó đã nắm giữ quyền lực và chấm dứt Chính phủ Thống nhất dân cử của Salvador Allende, phát động chiến dịch khủng bố nhằm vào những người ủng hộ chính phủ Allende bao gồm vụ giết chết cựu Ngoại trưởng Orlando Letelier. Trước thời kỳ cai trị của Pinochet, Chile trong nhiều thập kỷ được ca ngợi như là một điển hình của dân chủ và ổn định chính trị trong một Nam Mỹ tràn ngập các chính quyền quân sự và chủ nghĩa Caudillo.[8][9]

Trong thời gian xảy ra các cuộc không kích và tấn công mặt đất trước cuộc đảo chính, Allende đã đọc diễn văn cuối cùng của ông, trong đó ông tuyên bố sẽ ở lại Dinh Tổng thống, phản đối kịch liệt đề xuất ông được ra đi an toàn nếu ông chọn sống lưu vong thay vì ở lại đối đầu [10]. Nhân chứng trực tiếp về cái chết của ông tuyên bố rằng ông tự tử trong cung điện. Sau cuộc đảo chính, chính quyền thành lập một chế độ độc tài quân sự với sự hỗ trợ từ phương Tây để cai trị Chile cho đến năm 1990. Chính quyền này được ghi nhớ bởi nhiều cáo buộc vi phạm nhân quyền. Một phong trào nổi dậy chống lại chính phủ Pinochet được duy trì bên trong Chile bởi các nhân vật có cảm tình với chính phủ Allende cũ, và một cuộc trưng cầu ý dân năm 1988 đã loại bỏ Pinochet khỏi quyền lực.

Tham khảo

  1. ^ Lawson, George (2005). Negotiated Revolutions. tr. 182. The only armed resistance came in a handful of factories, the La Legua poblacion in Santiago and in isolated gunfights with MIR activists.
  2. ^ McSherry, J. Patrice (2011). “Chapter 5: "Industrial repression" and Operation Condor in Latin America”. Trong Esparza, Marcia; Henry R. Huttenbach; Daniel Feierstein (biên tập). State Violence and Genocide in Latin America: The Cold War Years (Critical Terrorism Studies). Routledge. tr. 107. ISBN 978-0415664578.
  3. ^ Walter L. Hixson (2009). The Myth of American Diplomacy: National Identity and U.S. Foreign Policy. Yale University Press. p. 223. ISBN 0300151314
  4. ^ Kornbluh, Peter. “Brazil Conspired with U.S. to Overthrow Allende”. National Security Archive (bằng tiếng Anh). George Washington University. Lưu trữ bản gốc 8 Tháng 7 2018. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  5. ^ Cohen, Youssef (1994). Radicals, Reformers, and Reactionaries: The Prisoner's Dilemma and the Collapse of Democracy in Latin America. Chicago, Illinois: University of Chicago Press. tr. 98–118. ISBN 978-0-2261-1271-8. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023 – qua Google Books.
  6. ^ Busky, Donald F. (2000). Democratic Socialism: A Global Survey. Greenwood Publishing Group. tr. 195–196. ISBN 978-0-275-96886-1. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023 – qua Google Books.
  7. ^ Gott, Richard (14 tháng 9 năm 1973). “Junta general names himself as new President of Chile”. The Guardian.
  8. ^ Lilley, Sasha; Schlotterbeck, Marian (4 tháng 9 năm 2020). “Salvador Allende's Brief Experiment in Radical Democracy in Chile Began 50 Years Ago Today”. Jacobin. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  9. ^ Nogee, Joseph L.; Sloan, John W. (1979). “Allende's Chile and the Soviet Union: A Policy Lesson for Latin American Nations Seeking Autonomy”. Journal of Interamerican Studies and World Affairs. 21 (3): 339–368. doi:10.2307/165728. ISSN 0022-1937. JSTOR 165728.
  10. ^ “ROME NEWS TRIBUNE Sep 11, 1973”. 11 tháng 9 năm 1973. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2011.
  • x
  • t
  • s
Thập niên 1940
Thập niên 1950
Bức màn tre • Chiến tranh Triều Tiên • Đảo chính Iran năm 1953 • Khởi nghĩa Đông Đức năm 1953 • Đảo chính Guatemala năm 1954 • Chia cắt Việt Nam • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 • Hội nghị thượng đỉnh Geneva (1955) • Biểu tình Poznań 1956 • Sự kiện năm 1956 ở Hungary • Khủng hoảng Kênh đào Suez • Khủng hoảng Sputnik • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 • Cách mạng Cuba • Tranh cãi nhà bếp • Hội nghị Bandung • Tu chính án Bricker • Chủ nghĩa McCarthy • Chiến dịch Gladio  • Học thuyết Hallstein  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
Thập niên 1960
Khủng hoảng Congo • Chia rẽ Trung – Xô • Vụ việc U-2 năm 1960 • Sự kiện Vịnh Con Lợn • Bức tường Berlin • Khủng hoảng tên lửa Cuba • Chiến tranh Việt Nam • Đảo chính Brazil năm 1964 • Hoa Kỳ xâm chiếm Cộng hòa Dominica • Chiến tranh biên giới Nam Phi • Chuyển sang Trật tự mới • Thuyết domino • Tuyên bố ASEAN • Nội chiến Lào • Hội đồng Quân sự Hy Lạp 1967–1974 • Chiến tranh Sáu Ngày • Cách mạng Văn hóa • Chiến tranh Trung-Ấn • Mùa xuân Praha • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás • Xung đột biên giới Trung-Xô
Thập niên 1970
Giảm căng thẳng • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân • Tháng Chín Đen (Jordan) • Nội chiến Campuchia • Chính sách thực dụng • Ngoại giao bóng bàn • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon • Đảo chính Chile 1973 • Chiến tranh Yom Kippur • Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược • Nội chiến Angola • Nội chiến Mozambique • Chiến tranh Ogaden · Chia rẽ Trung Quốc-Albania • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia • Chiến tranh Việt–Trung • Cách mạng Iran • Chiến dịch Kền kền • Chiến tranh giải phóng Bangladesh  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
Thập niên 1980
Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan • Chiến tranh Iran-Iraq • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984 • Công đoàn Đoàn kết • Khủng hoảng Ba Lan 1980-1981 • Contras • Khủng hoảng Trung Mỹ • RYAN • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines • Able Archer 83 • Sáng kiến phòng thủ chiến lược • Xâm chiếm Grenada • Cách mạng Sức mạnh Nhân dân • Sự kiện Thiên An Môn • Hoa Kỳ xâm chiếm Panama • Bức tường Berlin sụp đổ • Những cuộc cách mạng 1989 • Glasnost • Perestroika
Thập niên 1990
Xem thêm
Quan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trị
Siêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
Chạy đua
Ý thức hệ
Tuyên truyền
Chính sách
ngoại giao
Học thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh