Học thuyết Eisenhower

Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower.

Học thuyết Eisenhower liên quan tới một bài diễn văn của Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower vào ngày 9 tháng 3 năm 1957 tại Quốc hội Hoa Kỳ, nơi học thuyết chính sách đối ngoại này đã được thông qua nhằm tăng cường vai trò của Washington ở Trung Đông. Các tác giả văn kiện này là Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower và ngoại trưởng John Foster Dulles. Theo học thuyết này, một nước trong khu vực Trung Đông có thể xin viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, nếu bị đe dọa bởi một nước khác xâm lược. Về thực chất, tổng thống Mỹ có toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự trong khu vực này.[1]

Bối cảnh

Học thuyết này là để phản ứng với cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez, chấm dứt ưu thế của phương Tây ở khu vực Ả Rập, tạo nên khoảng trống quyền lực mà Anh và Pháp đã để lại. Về phương diện chính trị toàn cầu, Tổng thống Mỹ Eisenhower cho rằng Liên Xô sử dụng Trung Đông vào "các ý đồ chính trị có tính vũ lực" nhằm "cộng sản hóa thế giới." Theo Eisenhower, Moskva hy vọng sẽ thiết lập sự thống trị trong khu vực Trung Đông vốn là cửa ngõ giữa lục Á-Âu và châu Phi.[2] Chính quyền Eisenhower cũng nhận thấy Trung Đông không những chỉ quan trọng trong chính sách đối ngoại trong tương lai riêng của Hoa Kỳ mà cũng của đồng minh của mình. Vùng này cung cấp phần lớn lượng dầu thế giới, và nó được cảm nhận là nếu nó rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản, Hoa Kỳ và đồng minh phải chịu hậu quả kinh tế trầm trọng. Trên phương diện khu vực, mục đích của chính sách này là tạo cho các chính phủ Ả Rập độc lập một sự lựa chọn, thay vì bị kiểm soát chính trị bởi Nasser, làm cho chế độ họ vững mạnh trong lúc cô lập ảnh hưởng cộng sản bằng cách cô lập Nasser. Chính sách này tuy nhiên phần lớn đã thất bại về mặt này, khi quyền lực của Nasser gia tăng nhanh chóng vào năm 1959 đến nỗi ông ta có thể góp phần quyết định ai sẽ trở thành lãnh tụ tại các nước Ả Rập chung quanh, bao gồm Iraq và Ả Rập Xê Út; trong lúc ấy, tuy nhiên quan hệ của Nasser đối với Liên Xô cũng trở nên tệ hại.

Thực hành

Hai lần Hoa Kỳ đã ứng dụng học thuyết này:

  • Tháng 4 1957 một hạm đội Hoa Kỳ yểm trợ vua Jordan Hussein của Jordan, khi ông ta đảo chính chính quyền của mình, để mà ngăn cản Jordan tiến lại gần Liên Xô.
  • Trong cuộc khủng hoảng Libanon 1958 quân đội Hoa Kỳ đã trợ giúp tổng thống Camille Chamoun theo đạo Kitô, chống lại sự sáp nhập Liban, nước duy nhất ở thế giới Ả Rập theo thể chế dân chủ đa nguyên, vào Cộng hòa Ả Rập Thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Nassers đã thống nhất Syria và Ai Cập.

Kết thúc

Khi thủ tướng Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov viếng thăm Hoa Kỳ 1959, ông và Eisenhower chuyển sang chiều hướng cùng chung sống giữ 2 khối quyền lực, đưa đến sự từ bỏ Học thuyết Eisenhower vào cùng năm.

Chú thích

  1. ^ Buescher, John. "The U.S. and Egypt in the 1950s", Teachinghistory.org, accessed ngày 20 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ Học thuyết Eisenhower: 55 năm sau[liên kết hỏng], vn.sputniknews, 9.3.2012

Liên kết ngoài

  • Text of the ngày 5 tháng 1 năm 1957 Special Message to Congress

Đọc thêm

  • Meiertöns, Heiko (2010): The Doctrines of US Security Policy - An Evaluation under International Law, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-76648-7.
  • x
  • t
  • s
Thập niên 1940
Thập niên 1950
Bức màn tre • Chiến tranh Triều Tiên • Đảo chính Iran năm 1953 • Khởi nghĩa Đông Đức năm 1953 • Đảo chính Guatemala năm 1954 • Chia cắt Việt Nam • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 • Hội nghị thượng đỉnh Geneva (1955) • Biểu tình Poznań 1956 • Sự kiện năm 1956 ở Hungary • Khủng hoảng Kênh đào Suez • Khủng hoảng Sputnik • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 • Cách mạng Cuba • Tranh cãi nhà bếp • Hội nghị Bandung • Tu chính án Bricker • Chủ nghĩa McCarthy • Chiến dịch Gladio  • Học thuyết Hallstein  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
Thập niên 1960
Khủng hoảng Congo • Chia rẽ Trung – Xô • Vụ việc U-2 năm 1960 • Sự kiện Vịnh Con Lợn • Bức tường Berlin • Khủng hoảng tên lửa Cuba • Chiến tranh Việt Nam • Đảo chính Brazil năm 1964 • Hoa Kỳ xâm chiếm Cộng hòa Dominica • Chiến tranh biên giới Nam Phi • Chuyển sang Trật tự mới • Thuyết domino • Tuyên bố ASEAN • Nội chiến Lào • Hội đồng Quân sự Hy Lạp 1967–1974 • Chiến tranh Sáu Ngày • Cách mạng Văn hóa • Chiến tranh Trung-Ấn • Mùa xuân Praha • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás • Xung đột biên giới Trung-Xô
Thập niên 1970
Giảm căng thẳng • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân • Tháng Chín Đen (Jordan) • Nội chiến Campuchia • Chính sách thực dụng • Ngoại giao bóng bàn • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon • Đảo chính Chile 1973 • Chiến tranh Yom Kippur • Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược • Nội chiến Angola • Nội chiến Mozambique • Chiến tranh Ogaden · Chia rẽ Trung Quốc-Albania • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia • Chiến tranh Việt–Trung • Cách mạng Iran • Chiến dịch Kền kền • Chiến tranh giải phóng Bangladesh  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
Thập niên 1980
Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan • Chiến tranh Iran-Iraq • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984 • Công đoàn Đoàn kết • Khủng hoảng Ba Lan 1980-1981 • Contras • Khủng hoảng Trung Mỹ • RYAN • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines • Able Archer 83 • Sáng kiến phòng thủ chiến lược • Xâm chiếm Grenada • Cách mạng Sức mạnh Nhân dân • Sự kiện Thiên An Môn • Hoa Kỳ xâm chiếm Panama • Bức tường Berlin sụp đổ • Những cuộc cách mạng 1989 • Glasnost • Perestroika
Thập niên 1990
Xem thêm
Quan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trị
Siêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
Chạy đua
Ý thức hệ
Tuyên truyền
Chính sách
ngoại giao
Học thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh