Chuyến bay 007 của Korean Air Lines

Chuyến bay 007 của Korean Air Lines
HL7442, chiếc máy bay Boeing 747-230B của Korean Air Lines bị bắn hạ tại sân bay Zurich,Thụy Sĩ.Hình ảnh được chụp vào năm 1980
Tai nạn
Ngày1 tháng 9 năm 1983
Mô tả tai nạnTiêm kích Xô viết SU-15 bắn rơi do lỗi điều hướng của phi công KAL
Địa điểmGần đảo Moneron, phía tây quần đảo Sakhalin, Liên Xô
46°34′B 141°17′Đ / 46,567°B 141,283°Đ / 46.567; 141.283 (KAL007)
Máy bay
Dạng máy bayBoeing 747-230B
Hãng hàng khôngKorean Air Lines
Số chuyến bay IATAKE007
Số chuyến bay ICAOKAL007
Tín hiệu gọiKOREAN AIR 007
Số đăng kýHL7442
Xuất phátSân bay quốc tế John F. Kennedy
Thành phố New York, New York
Hoa Kỳ
Chặng dừng cuốiSân bay quốc tế Anchorage
Anchorage, Alaska
Hoa Kỳ
Điểm đếnSân bay quốc tế Gimpo, Seoul
Hàn Quốc
Số người269
Hành khách246
Phi hành đoàn23
Tử vong269 (tất cả)
Sống sót0

Chuyến bay 007 của Korean Air Lines (KAL007/KE007) là một chuyến bay của Korean Air Lines (Hàn Quốc) bị máy bay đánh chặn Su-15 bắn hạ gần đảo Moneron, phía tây đảo Sakhalin, thuộc biển Nhật Bản vào thứ 5, ngày 1 tháng 9 năm 1983. Phi công của chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn là thiếu tá Gennadi Osipovich. Toàn bộ 269 hành khách và phi hành đoàn bị giết chết bao gồm Lawrence McDonald, nghị sĩ Nghị viện Hoa Kỳ.

Chiếc phi cơ đang trên đường từ New York đến Seoul qua Anchorage, Alaska khi nó bay qua không phận Xô Viết vào thời điểm Hoa Kỳ tiến hành các điệp vụ do thám. Ban đầu, phía Xô viết phủ nhận liên quan đến sự cố, nhưng sau đó đã thừa nhận, và cho rằng chiếc phi cơ trên đang trong một nhiệm vụ gián điệp. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng đó là một sự khiêu khích có chủ đích bởi Hoa Kỳ, để thử nghiệm sự chuẩn bị về mặt quân sự của Liên Xô, hoặc thậm chí là khiêu khích gây chiến. Hoa Kỳ buộc tội Liên Xô gây cản trở công việc tìm kiếm và cứu trợ. Quân đội Xô viết giữ kín các bằng chứng tìm kiếm được bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, tiêu biểu là hộp đen (được công bố 8 năm sau đó).

Sự kiện này là một trong những thời điểm căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh và dẫn đến sự leo thang quan điểm chống cộng sản, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Quan điểm trái chiều về sự cố không bao giờ được đem ra giải quyết lại. Một số nhóm tiếp tục điều tra các báo cáo chính thức và tiếp tục đưa ra các giả thuyết. Vụ tiết lộ sau đó của bản ghi hành trình KAL007hộp đen bởi Liên bang Nga đã làm sáng tỏ một số thông tin.

Kết cục của sự cố, Hoa Kỳ thay đổi thủ tục theo dõi phi cơ khởi hành từ Alaska, trong khi giao diện của lái tự động dùng trong các chuyến bay được thiết kế an toàn và hiệu quả hơn.

Thông tin chuyến bay

Chiếc Boeing 747-230B bàn giao vào ngày 28 tháng 1 năm 1972 với số sêri CN 20559/186 và mã đăng ký là HL7442. Phi cơ này khởi hành từ cổng 15 của sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York vào ngày 31 tháng 8 năm 1983 đi Seoul, 35 phút sau giờ khởi hành theo lịch là 23 giờ 50 giờ miền Đông (Bắc Mỹ) (3 giờ 50 giờ quốc tế. Chuyến bay mang 246 hành khách và 23 thành viên phi hành đoàn. sau khi nạp nhiên liệu tại sân bay quốc tế Ted Stevens Anchorage, máy bay do cơ trưởng Chun Byung-In lái, khởi hành tới Seoul vào 4 giờ Alaska ngày 31 tháng 8 năm 1983.

Phi hành đoàn có tỉ lệ cao bất thường với hành khách, khi có 6 thành viên thực tập trên máy bay. 12 hành khách ở khoang hạng nhất, trong khi bình thường hầu hết tất cả 24 ghế đều có chỗ; ở hạng thương gia gần như 80 ghế không có người ngồi. Có 22 trẻ em dưới 12 tuổi trên máy bay. Nghị sĩ Mỹ Larry McDonald từ Georgia, Hoa Kỳ, cũng là Chủ tịch thứ hai của nhóm chống Cộng bảo thủ John Birch Society có mặt trên chuyến bay. 130 hành khách khác cũng có kế hoạch tới các địa điểm khác như Tōkyō, Hồng Kông, Đài Bắc. Thượng nghĩ sĩ Jesse Helms của Bắc Carolina, thượng nghị sĩ Steven Symms của Idaho và đại biểu Carroll J. Hubband Jr của Kentucky trên chiếc KAL015 xuất phát 15 phút sau KAL007; họ dự định cùng McDonald tới Seoul để tham dự lễ kỉ niệm 30 năm Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Hàn. Cựu Tổng thống Nixon được cho là ngồi cạnh McDonald nhưng đã không đi, theo Thời báo New York và Cục Điện báo Xô viết.

Lệch hướng từ tuyến đường đã chỉ định

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Thập niên 1940
Thập niên 1950
Bức màn tre • Chiến tranh Triều Tiên • Đảo chính Iran năm 1953 • Khởi nghĩa Đông Đức năm 1953 • Đảo chính Guatemala năm 1954 • Chia cắt Việt Nam • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 • Hội nghị thượng đỉnh Geneva (1955) • Biểu tình Poznań 1956 • Sự kiện năm 1956 ở Hungary • Khủng hoảng Kênh đào Suez • Khủng hoảng Sputnik • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 • Cách mạng Cuba • Tranh cãi nhà bếp • Hội nghị Bandung • Tu chính án Bricker • Chủ nghĩa McCarthy • Chiến dịch Gladio  • Học thuyết Hallstein  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
Thập niên 1960
Khủng hoảng Congo • Chia rẽ Trung – Xô • Vụ việc U-2 năm 1960 • Sự kiện Vịnh Con Lợn • Bức tường Berlin • Khủng hoảng tên lửa Cuba • Chiến tranh Việt Nam • Đảo chính Brazil năm 1964 • Hoa Kỳ xâm chiếm Cộng hòa Dominica • Chiến tranh biên giới Nam Phi • Chuyển sang Trật tự mới • Thuyết domino • Tuyên bố ASEAN • Nội chiến Lào • Hội đồng Quân sự Hy Lạp 1967–1974 • Chiến tranh Sáu Ngày • Cách mạng Văn hóa • Chiến tranh Trung-Ấn • Mùa xuân Praha • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás • Xung đột biên giới Trung-Xô
Thập niên 1970
Giảm căng thẳng • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân • Tháng Chín Đen (Jordan) • Nội chiến Campuchia • Chính sách thực dụng • Ngoại giao bóng bàn • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon • Đảo chính Chile 1973 • Chiến tranh Yom Kippur • Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược • Nội chiến Angola • Nội chiến Mozambique • Chiến tranh Ogaden · Chia rẽ Trung Quốc-Albania • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia • Chiến tranh Việt–Trung • Cách mạng Iran • Chiến dịch Kền kền • Chiến tranh giải phóng Bangladesh  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
Thập niên 1980
Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan • Chiến tranh Iran-Iraq • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984 • Công đoàn Đoàn kết • Khủng hoảng Ba Lan 1980-1981 • Contras • Khủng hoảng Trung Mỹ • RYAN • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines • Able Archer 83 • Sáng kiến phòng thủ chiến lược • Xâm chiếm Grenada • Cách mạng Sức mạnh Nhân dân • Sự kiện Thiên An Môn • Hoa Kỳ xâm chiếm Panama • Bức tường Berlin sụp đổ • Những cuộc cách mạng 1989 • Glasnost • Perestroika
Thập niên 1990
Xem thêm
Quan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trị
Siêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
Chạy đua
Ý thức hệ
Tuyên truyền
Chính sách
ngoại giao
Học thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh