Ngoại giao bóng bàn

Ngoại giao bóng bàn (tiếng Trung: 乒乓外交 Pīngpāng wàijiāo) nói tới sự kiện giao lưu giữa những cầu thủ bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những năm đầu thập niên 1970, mà đã bắt đầu trong suốt Giải vô địch bóng bàn quốc tế ở Nagoya, Nhật Bản, do một cuộc tỉ thí giữa cầu thủ Glenn Cowan (Hoa Kỳ) và Zhuhang Zedong (Trung Quốc). Sự kiện đã đánh dấu việc ấm lên quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc mà mở đường cho chuyến thăm tới Bắc Kinh năm 1972 của Tổng thống Richard Nixon. Sự kiện được xem như bước ngoặt trong các mối quan hệ, và chính sách tiếp cận từ đó đã được thực hiện ở những nơi khác.

Lịch sử

Vào ngày 6 tháng 4 năm 1971, khi đang ở Nagoya, Nhật Bản để tham dự giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 31, đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ đã nhận được một lời mời đến thăm Trung Quốc. Ngày từ những năm đầu của nền Cộng hòa Nhân dân, thể thao đã đóng một vai trò quan trọng trong ngoại giao của Trung Quốc, luôn bám sát khẩu hiệu "hữu nghị là số một, tranh tài là thứ hai". Ngày 10 tháng 4 năm 1971, đội tuyển Mỹ và những nhà báo đi cùng đã trở thành phái đoàn Hoa Kỳ đầu tiên đầu tiên đặt chân đến thủ đô của Trung Quốc kể từ năm 1949.[1] Cuộc gặp mặt đã được tạo điều kiện bởi Ủy ban Quốc gia về Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Trung Quốc (美中关系全国委员会). Trước chuyến thăm viếng của các vận động viên bóng bàn Hoa Kỳ, mười một người Mỹ đã được cho phép đến Trung Quốc trong một tuần bởi vì tất cả họ đều công khai thừa nhận có quan hệ với Đảng báo đen đi theo chủ nghĩa Mao.

Theo cuốn Lịch sử bóng bàn Hoa Kỳ của Tim Boggan, vận động viên bóng bàn Mỹ đã tới Trung Quốc cùng đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ, có ba sự kiện có thể đã dẫn đến lời mời từ Trung Quốc. Chủ tịch của Liên đoàn Bóng bàn Thế giới khi đó là H. Roy Evans, người xứ Wales đã nói rằng ông đã đến thăm Trung Quốc trước giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 31 và đề xuất với giới chức thể thao Trung Quốc cũng như thủ tướng Chu Ân Lai rằng Trung Quốc nên có những động thái để giao thiệp với thế giới thông qua các sự kiện thể thao quốc tế kể từ sau cách mạng văn hóa. Thêm vào đó, vận động viên người Mỹ Leah Neuberger, vô địch bóng bàn đôi nam nữ thế giới năm 1956 và 9 lần vô địch đơn nữ Mỹ mở rộng, vào thời điểm đó đang đi du lịch cùng đội tuyển bóng bàn Canada tới Trung Quốc theo lời mời trước đó của nước này. Neuberger đã thỉnh cầu Trung Quốc cấp visa cho toàn bộ đội tuyển Mỹ và đã được chấp thuận. Sự kiện thứ 3 có lẽ là mấu chốt nhất, đó là cuộc gặp mặt bất ngờ nhưng đầy ý nghĩa giữa vận động viên Mỹ Glenn Cowan và vận động viên Trung Quốc Trang Tắc Đống, người ba lần vô địch thế giới và nhiều lần giành chiến thắng tại các sự kiện bóng bàn khác. Trang Tắc Đống đã kể lại sự kiện[2] này trong buổi nói chuyện năm 2007 tại Học viện Trung-Mỹ USC.

Tham khảo

  1. ^ MacMillan, Margaret (2008). Nixon and Mao: The Week That Changed the World. New York, NY: Random House Digital, Inc. tr. 179. ISBN 978-0-8129-7057-9.
  2. ^ Huang, Rune-Wen; Gants, Connor (ngày 3 tháng 7 năm 2008). “Diplomacy in the Sports Arena”. US-China Today. USC US-China Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  • x
  • t
  • s
Thập niên 1940
Thập niên 1950
Bức màn tre • Chiến tranh Triều Tiên • Đảo chính Iran năm 1953 • Khởi nghĩa Đông Đức năm 1953 • Đảo chính Guatemala năm 1954 • Chia cắt Việt Nam • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 • Hội nghị thượng đỉnh Geneva (1955) • Biểu tình Poznań 1956 • Sự kiện năm 1956 ở Hungary • Khủng hoảng Kênh đào Suez • Khủng hoảng Sputnik • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 • Cách mạng Cuba • Tranh cãi nhà bếp • Hội nghị Bandung • Tu chính án Bricker • Chủ nghĩa McCarthy • Chiến dịch Gladio  • Học thuyết Hallstein  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
Thập niên 1960
Khủng hoảng Congo • Chia rẽ Trung – Xô • Vụ việc U-2 năm 1960 • Sự kiện Vịnh Con Lợn • Bức tường Berlin • Khủng hoảng tên lửa Cuba • Chiến tranh Việt Nam • Đảo chính Brazil năm 1964 • Hoa Kỳ xâm chiếm Cộng hòa Dominica • Chiến tranh biên giới Nam Phi • Chuyển sang Trật tự mới • Thuyết domino • Tuyên bố ASEAN • Nội chiến Lào • Hội đồng Quân sự Hy Lạp 1967–1974 • Chiến tranh Sáu Ngày • Cách mạng Văn hóa • Chiến tranh Trung-Ấn • Mùa xuân Praha • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás • Xung đột biên giới Trung-Xô
Thập niên 1970
Giảm căng thẳng • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân • Tháng Chín Đen (Jordan) • Nội chiến Campuchia • Chính sách thực dụng • Ngoại giao bóng bàn • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon • Đảo chính Chile 1973 • Chiến tranh Yom Kippur • Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược • Nội chiến Angola • Nội chiến Mozambique • Chiến tranh Ogaden · Chia rẽ Trung Quốc-Albania • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia • Chiến tranh Việt–Trung • Cách mạng Iran • Chiến dịch Kền kền • Chiến tranh giải phóng Bangladesh  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
Thập niên 1980
Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan • Chiến tranh Iran-Iraq • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984 • Công đoàn Đoàn kết • Khủng hoảng Ba Lan 1980-1981 • Contras • Khủng hoảng Trung Mỹ • RYAN • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines • Able Archer 83 • Sáng kiến phòng thủ chiến lược • Xâm chiếm Grenada • Cách mạng Sức mạnh Nhân dân • Sự kiện Thiên An Môn • Hoa Kỳ xâm chiếm Panama • Bức tường Berlin sụp đổ • Những cuộc cách mạng 1989 • Glasnost • Perestroika
Thập niên 1990
Xem thêm
Quan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trị
Siêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
Chạy đua
Ý thức hệ
Tuyên truyền
Chính sách
ngoại giao
Học thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh