Lương Phương Hạnh

Lương Phương Hạnh
Quốc gia Việt Nam
Sinh8 tháng 2, 1983 (41 tuổi)
Việt Nam
Danh hiệuKiện tướng nữ
Elo FIDE2230 (10.2020)
Elo cao nhất2313 (7.2019)

Lương Phương Hạnh (sinh 8 tháng 2 năm 1983)[1] là một nữ kỳ thủ cờ vua Việt Nam, vô địch Việt Nam năm 2020.

Sự nghiệp

Thời gian đầu

Thuở nhỏ, Phương Hạnh tập luyện cùng câu lạc bộ cờ Quân đội. Chị ít tham gia thi đấu vì tập trung học văn hóa. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2005, Phương Hạnh đi làm. Tuy nhiên, chị vẫn luyện tập khi rảnh và là một trong những kỳ thủ nữ có tiếng thi đấu trên mạng. Năm 2011, chị được mời vào tuyển Hà Nội và tập cùng nhiều kỳ thủ nam trẻ nên sức cờ tiến bộ nhanh.[2]

Giải vô địch quốc gia

Lương Phương Hạnh nhiều lần tham dự giải vô địch Việt Nam. Năm 2014 chị đồng điểm hạng nhì với 8,5/11 điểm (+7 =3 –1), xếp hạng ba chung cuộc sau khi tính hệ số phụ[3]. Năm 2017 chị giành ngôi á quân quốc gia với 8/11 điểm (+7 =2 –2)[4]. Năm 2020 Phương Hạnh lần đầu tiên lên ngôi vô địch quốc gia sau khi giành 7/9 điểm (+5 =4)[5]. Trên đường vô địch, chị liên tiếp thắng hai ván quan trọng trước hạt giống số một Võ Thị Kim Phụng và kỳ thủ trẻ, sau là á quân giải Bạch Ngọc Thùy Dương[6].

Năm 2018 Phương Hạnh vô địch nội dung cờ chớp quốc gia với 7,5/9 điểm[7].

Các giải đấu khác

Lương Phương Hạnh vô địch giải JAPFA 2019. Chị toàn thắng cả năm ván cuối cùng để kết thúc giải đấu với 8 điểm / 11 ván (+7 =2 –2)[8], đồng điểm với Keti Tsatsalashvili nhưng hơn hệ số phụ. Chị có được chuẩn đại kiện tướng nữ thứ hai ở giải này[9]. Chuẩn đầu tiên chị giành được tại giải First Saturday năm 2018[10].

Tháng 1 năm 2020 Phương Hạnh vô địch cả nội dung tiêu chuẩn và chớp nữ ở Giải cờ vua EKA IIFL Investment Managers lần thứ năm ở Mumbai, Ấn Độ[11]. Ở nội dung tiêu chuẩn chị đạt 5,5/9 điểm (+5 =1 –3), hơn á quân hệ số phụ[12]. Nội dung chớp chị đạt 6,5/11 điểm, hơn người xếp sau nửa điểm[13].

Giải đấu đồng đội

Năm 2014, Lương Phương Hạnh có tên trong đội tuyển Việt Nam tham dự Cúp đồng đội châu Á. Chị ngồi bàn dự bị, thi đấu hai ván[14]. Năm 2018 Phương Hạnh lần thứ hai tham dự Cúp đồng đội châu Á, tiếp tục ngồi bàn dự bị. Ở giải này chị toàn thắng hai ván đấu[15], cùng đội tuyển giành huy chương bạc đồng đội[16].

Năm 2014, Phương Hạnh tham dự Olympiad cờ vua thứ 41 ở Na Uy. Chị ngồi bàn 4, thi đấu 10 ván (+7 –3), đạt hiệu suất 2251[17].

Năm 2017, Phương Hạnh thi đấu tại Giải vô địch cờ vua đồng đội thế giới. Chị ngồi bàn dự bị, thi đấu 6 ván (+1 =1 –4)[18].

Đời tư

Phương Hạnh đã lập gia đình và có hai con[2]. Ngoài thi đấu, chị còn dạy cờ vua cho trẻ em ở Hà Nội, Thụy Sỹ và một số nước châu Âu[9].

Chú thích

  1. ^ “Phuong Hanh Luong (Lương Phương Hạnh trên Chessgames.com)”. Chessgames.com. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ a b Tấn Phúc (12 tháng 8 năm 2014). “"Cánh chim lạ" Lương Phương Hạnh”. Báo Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ “Kết quả chung cuộc Giải vô địch cờ vua hạng nhất toàn quốc 2014 - bảng nữ”. Chess-Results. 2 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “Kết quả chung cuộc Giải vô địch cờ vua toàn quốc năm 2017 - nữ cờ tiêu chuẩn”. Chess-Results. 23 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “Kết quả Giải vô địch cờ vua quốc gia năm 2020 cờ tiêu chuẩn - bảng nữ”. Chess-Results. 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ Xuân Bình (12 tháng 10 năm 2020). “Nữ kỳ thủ 37 tuổi vô địch cờ vua toàn quốc”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ “Kết quả chung cuộc Giải vô địch cờ vua toàn quốc 2018 cờ chớp - bảng nữ”. Chess-Results. 6 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ “JAPFA Women Grandmaster Chess Tournament 2019 (Kết quả giải cờ vua đại kiện tướng nữ JAPFA 2019)”. Chess-Results. 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ a b Hoàng Quỳnh (22 tháng 6 năm 2019). “Lương Phương Hạnh đăng quang giải cờ vua quốc tế Japfa”. Báo Thanh Niên online. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ Fox Sports VN (22 tháng 6 năm 2019). “Lương Phương Hạnh giành chức vô địch nữ giải cờ vua JAPFA 2019”. Báo Ngày Nay online. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  11. ^ Hoàng Quỳnh (8 tháng 1 năm 2020). “Cô giáo dạy cờ đoạt ngôi vô địch giải cờ vua quốc tế Ấn Độ”. Báo Thanh Niên online. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  12. ^ “EKA IIFL Investment Managers 5th International Grandmaster Chess Tournament (Kết quả chung cuộc Giải EKA IIFL Investment Managers lần 5)”. Chess-Results. 7 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ “EKA IIFL Investment Managers 5th Blitz Chess Tournament (Kết quả chung cuộc nội dung cờ chớp Giải EKA IIFL Investment Managers lần 5)”. Chess-Results. 5 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  14. ^ “8th Asian Women's Nations Chess Cup:: Tabriz 2014 - Vietnam (Kết quả thi đấu của tuyển nữ Việt Nam tại Cúp cờ vua đồng đội châu Á lần thứ 8 ở Tabriz năm 2014)”. OlimpBase. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  15. ^ “Asian Nations Cup 2018 - Women Standard - Luong Phuong Hanh (Kết quả thi đấu của Lương Phương Hạnh ở Cúp cờ vua đồng đội châu Á 2018)”. Chess-Results. 13 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  16. ^ “Asian Nations Cup 2018 - Women Standard (Kết quả chung cuộc Cúp cờ vua đồng đội châu Á 2018)”. Chess-Results. 13 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  17. ^ “Women's Chess Olympiads - Lương Phương Hạnh (Kết quả thi đấu của Lương Phương Hạnh tại các Olympiad cờ vua)”. OlimpBase. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  18. ^ “World Women's Team Chess Championship - Lương Phương Hạnh (Kết quả thi đấu của Lương Phương Hạnh tại các Giải vô địch cờ vua đồng đội thế giới)”. OlimpBase. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
Tiền nhiệm:
Phạm Lê Thảo Nguyên
Vô địch nữ Việt Nam
2020
Kế nhiệm:
Phạm Lê Thảo Nguyên
  • x
  • t
  • s
Kỳ thủ vô địch Giải vô địch cờ vua Việt Nam nội dung cờ tiêu chuẩn
Nam kỳ thủ (từ 1980)

(1980) Lưu Đức Hải • (1981) Đặng Tất Thắng • (1982) Đặng Vũ Dũng • (1983-1984) Đặng Tất Thắng • (1985) Đặng Vũ Dũng • (1986-1987) Từ Hoàng Thông • (1988) Hồ Văn Quỳnh • (1989) Không tổ chức • (1990) Hồ Văn Quỳnh • (1991) Từ Hoàng Thông • (1992) Đào Thiên Hải • (1993) Nguyễn Anh Dũng (kỳ thủ) • (1994) Tô Quốc Khanh • (1995) Nguyễn Anh Dũng (kỳ thủ) • (1996) Từ Hoàng Thái • (1997) Nguyễn Anh Dũng (kỳ thủ) • (1998) Từ Hoàng Thông • (1999) Đào Thiên Hải • (2000) Từ Hoàng Thái • (2001-2002) Đào Thiên Hải • (2003) Bùi Vinh • (2004) Đào Thiên Hải • (2005-2006) Nguyễn Anh Dũng (kỳ thủ) • (2007) Lê Quang Liêm • (2008) Nguyễn Văn Huy (kỳ thủ) • (2009) Bùi Vinh • (2010) Lê Quang Liêm • (2011) Đào Thiên Hải • (2012-2014) Nguyễn Đức Hòa • (2015) Nguyễn Văn Huy (kỳ thủ) • (2016) Nguyễn Anh Khôi • (2017-2018) Trần Tuấn Minh • (2019) Nguyễn Anh Khôi • (2020) Lê Tuấn Minh • (2021-2023) Trần Tuấn Minh •

Nữ kỳ thủ (từ 1983)

(1983) Phạm Thị Hòa (kỳ thủ) • (1984-1985) Lê Thị Phương Ngọc • (1986) Ngô Huyền Châu • (1987) Phạm Ngọc Thanh • (1988) Ngô Huyền Châu • (1989) Không tổ chức • (1990) Phạm Ngọc Thanh • (1991) Khương Thị Hồng Nhung • (1992) Phan Huỳnh Băng Ngân • (1993) Nguyễn Thị Thuận Hóa • (1994) Hoàng Mỹ Thu Giang • (1995) Mai Thị Thanh Hương • (1996) Trần Thị Kim Loan • (1997) Nguyễn Thị Thuận Hóa • (1998) Lê Kiều Thiên Kim • (1999) Lê Thị Phương Liên • (2000) Võ Hồng Phượng • (2001) Nguyễn Thị Thanh An • (2002) Lê Kiều Thiên Kim • (2003) Nguyễn Thị Thanh An • (2004) Hoàng Xuân Thanh Khiết • (2005) Nguyễn Thị Thanh An • (2006-2007) Lê Kiều Thiên Kim • (2008) Phạm Lê Thảo Nguyên • (2009) Lê Thanh Tú • (2010) Hoàng Thị Bảo Trâm • (2011) Nguyễn Thị Mai Hưng • (2012) Phạm Lê Thảo Nguyên • (2013) Nguyễn Thị Mai Hưng • (2014) Hoàng Thị Như Ý • (2015-2018) Hoàng Thị Bảo Trâm • (2019) Phạm Lê Thảo Nguyên • (2020) Lương Phương Hạnh • (2021) Phạm Lê Thảo Nguyên • (2022-2023) Võ Thị Kim Phụng •