Khâu Thành Đồng

Khâu Thành Đồng
丘成桐
Sinh4 tháng 4, 1949 (75 tuổi)
Sán Đầu, Quảng Đông, Trung Hoa Dân Quốc
Quốc tịchHồng Kông thuộc Anh (cho đến năm 1990)
Hoa Kỳ (từ năm 1990)
Trường lớpĐại học Trung Quốc Hồng Kông (B.A. 1969)
Đại học California tại Berkeley (Ph. D 1971)
Giải thưởngGiải Hình học Oswald Veblen (1981)
Giải John J. Carty cho thăng tiến Khoa học (1981)
Huy chương Fields (1982)
Giải thưởng Crafoord (1994)
Huân chương Khoa học Quốc gia (1997)
Giải Wolf (2010)
Sự nghiệp khoa học
NgànhToán học
Nơi công tácĐại học Thanh Hoa,
Đại học Harvard,
Đại học Trung Văn Hương Cảng
Đại học Macau,
Đại học Chiết Giang
Người hướng dẫn luận án tiến sĩShiing-Shen Chern (Trần Tỉnh Thân)
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngRichard Schoen (Stanford, 1977)
Jun Li (Stanford, 1989)
Huai-Dong Cao (Princeton, 1986)
Gang Tian (Harvard, 1988)
Lizhen Ji (Northeastern, 1991)
Kefeng Liu (Harvard, 1993)
Mu-Tao Wang (Harvard, 1998)

Khâu Thành Đồng (tên tiếng Anh: Shing-Tung Yau, chữ Hán: 丘成桐, sinh ngày 4 tháng 4 năm 1949), là một nhà toán học Hoa Kỳ gốc Hoa, giữ ghế giáo sư William Caspar Graustein tại đại học Havard từ năm 1987 cho đến năm 2022. Tháng 4 năm 2022, ông tuyến bố rời bỏ vị trí giáo sư toán học tại Đại học Harvard để về công tác tại Đại học Thanh Hoa để xây dựng nền toán học mạnh hơn nữa tại Trung Quốc.[1]

Ông sinh ra ở Sán Đầu, Trung Quốc, sau đó chuyển đến Hồng Kông và đến Hoa Kỳ vào năm 1969. Ông nhận huy chương Fields năm 1982 cho đóng góp của ông về phương trình đạo hàm riêng, giả thuyết Jacobi, định lý năng lượng dương và phương trình Monge-Ampère. Ông được công nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của hình học vi phân và giải tích hình học hiện đại.

Nghiên cứu của ông có ảnh hưởng tới rất nhiều ngành khác nhau của toán học và vật lý lý thuyết như hình học vi phân, phương trình đạo hàm riêng, hình học lồi, hình học đại số, đối xứng gương, thuyết tương đối rộng và lý thuyết dây.

Tiểu sử

Khâu sinh ra ở Sán Đầu, Quảng Đông, Trung quốc. Tổ tiên của ông là người Khách GiaTiêu Lĩnh. Ông có bảy anh chị em, trong số đó có Stephen Shing-Toung Yau (Khâu Thành Đống), cũng là một nhà toán học, nghiên cứu chủ yếu về hình học đại số. Khi Khâu vừa được vài tháng tuổi thì gia đình ông chuyển đến Hồng Kông.

Cha của ông là Khâu Trấn Anh, một giáo sư triết học Trung Hoa yêu nước. Dưới sự ảnh hưởng của cha mình, Khâu có một nền tảng kiến thức rộng lớn về văn học và lịch sử Trung Quốc, điều này được nêu rõ trong tiểu sử của ông, khi ông có thể viết thư pháp và làm thơ. Mẹ ông là Yeuk Lam Leung, quê ở My Huyện.

Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến con đường sau này của Khâu, khi ông coi cha mình như một hình mẫu để phát triển bản thân. Ông từng phát biểu rằng: "Có một sự thật rằng, tôi có thể hiểu rõ hơn những cuộc đối thoại với cha mình sau khi học hình học" (nguyên văn: "In fact, I felt I could understand my father's conversations better after I learned geometry").

Sau khi tốt nghiệp từ trường phổ thông Bội Chính, ông tiếp tục theo học toán học tại Đại học Trung văn Hương Cảng từ năm 1966 đến 1969. Ông tới đại học California, Berkeley vào mùa thu năm 1969, nơi ông nhận bằng Ph.D về toán học trong hai năm, dưới sự hướng dẫn của nhà toán học lừng danh, người được coi là cha đẻ của hình học vi phân hiện đại: Shiing-Shen Chern (Trần Tỉnh Thân). Có một sự thật thú vị là những gì Khâu viết trong luận án của mình được ông tìm ra trước khi xin làm Ph.D với Trần (việc này được nói rõ trong hồi kí của ông). Khâu dành một năm tại viện nghiên cứu cao cấp Princeton trước khi gia nhập đại học Stony Brook vào năm 1972 với cương vị trợ lý giáo sư. Năm 1974, ông trở thành phó giáo sư tại đại học Stanford.

Năm 1978, ông trở thành người không quốc tịch sau biến cố chính trị xảy ra ở Hồng Kông. Khi ông nhận huy chương Fields năm 1982, ông đã nói rằng:"Tôi rất tự hào khi nói rằng khi tôi nhận được huy chương Fields, tôi không có hộ chiếu của bất kỳ quốc gia nào và tôi muốn mình được công nhận là người Trung Quốc" (nguyên văn: I am proud to say that when I was awarded the Fields Medal in mathematics, I held no passport of any country and should certainly be considered Chinese). Cho tới năm 1990, ông mới có quyền công dân Hoa Kỳ.

Từ năm 1984 đến năm 1987, ông làm việc tại đại học California, San Diego. Từ năm 1987, ông làm việc tại đại học Harvard.

Đóng góp chính cho toán học

Khâu đã có những đóng góp mang tính cách mạng cho hình học vi phân và giải tích hình học hiện đại. William Thurston (huy chương Fields năm 1982) đã nói như sau về công trình của Khâu:

"Chúng ta hiếm khi có cơ hội được nhìn thấy cảnh tượng công việc của một nhà toán học có thể ảnh hưởng đến toàn bộ một lĩnh vực trong một thời gian ngắn. Trong lĩnh vực hình học ở thập niên vừa qua, một trong những ví dụ đáng kinh ngạc cho việc này chính là những đóng góp của Khâu Thành Đồng." (nguyên văn:"We have rarely had the opportunity to witness the spectacle of the work of one mathematician affecting, in a short span of years, the direction of whole areas of research. In the field of geometry, one of the most remarkable instances of such an occurrence during the last decade is given by the contributions of Shing-Tung Yau.")

Giả thuyết Calabi

Năm 1978, thông qua việc nghiên cứu phương trình Monge-Ampere phức (xem thêm ở [3]), Khâu đã giải quyết giả thuyết Calabi, được nêu ra bởi Eugenio Calabi vào năm 1954. Ông đã chứng minh được rằng metric Kahler-Einstein tồn tại trên bất kỳ đa tạp Kahler đóng nào có lớp Chern (Chern class) thứ nhất không âm. Phương pháp của Khâu là vận dụng một cách thích hợp những khám phá trước đó của Calabi, Jurgen Moser và Aleksei Pogorelov cho phương trình vi phân đạo hàm riêng elliptic tựa tuyến tính (quasilinear elliptic) và phương trình Monge-Ampere thực để giải quyết phương trình Monge-Ampere phức.

Định lý năng lượng dương

Định lý năng lượng dương, được chứng minh bởi Khâu và Richard Schoen - một học trò và là đồng nghiệp cộng tác của ông, được phát biểu theo ngôn ngữ vật lý như sau:

Trong thuyết tương đối tổng quát của Einstein, năng lượng tương đối của một hệ vật lý cô lập là không âm.

Tuy nhiên, nó lại là một vấn đề cụ thể trong hình học vi phân và giải tích hình học. Cách tiếp cận của Schoen và Yau dựa trên nghiên cứu của họ về đa tạp Riemann với độ cong vô hướng (scalar curvature) dương.

Nguyên lý cực đại Omori-Khâu (Omori-Yau)

Năm 1975, Khâu đã mở rộng một phần định lý của Hideki Omori, cho phép áp dụng nguyên lý cực đại vào các không gian không compact, các không gian mà trên đó giá trị lớn nhất chưa chắc tồn tại. Định lý có thể phát biểu như sau:

Cho ( M , g ) {\displaystyle (M,g)} là một đa tạp Riemann trơn, đủ có độ cong Ricci bị chặn dưới. Xét u là một hàm khả vi liên tục cấp 2 trên M {\displaystyle M} sao cho u bị chặn trên. Khi đó tồn tại một dãy p k {\displaystyle p_{k}} trên M {\displaystyle M} sao cho:

lim k u ( p k ) = sup M u {\displaystyle \lim _{k\rightarrow \infty }u(p_{k})=\sup _{M}u} lim k | d u ( p k ) | g 0 {\displaystyle \lim _{k\rightarrow \infty }|du(p_{k})|_{g}\rightarrow 0} lim sup k Δ g u ( p k ) 0 {\displaystyle \limsup _{k\rightarrow \infty }\Delta ^{g}u(p_{k})\leq 0}

Công thức của Omori yêu cầu giả thiết chặt hơn đó là độ cong mặt cắt (sectional curvature) của g bị chặn dưới bởi một hằng số, mặc dù nó cho ta một kết luận mạnh hơn, khi toán tử Laplace của có thể thay bằng Hessian.

Một áp dụng trực tiếp của nguyên lý cực đại Omori-Yau là một mở rộng của bổ đề Schwarz (một kết quả cổ điển trong giải tích phức) của Yau năm 1978.

Các bất đẳng thức Harnack vi phân

Trong bài báo của mình về nguyên lý cực đại Omori-Yau, áp dụng ban đầu là để thiết lập một đánh giá gradient cho một số phương trình đạo hàm riêng elliptic bậc hai. Xét một đa tạp Riemann trơn, đủ ( M , g ) {\displaystyle (M,g)} và một hàm f {\displaystyle f} trên M {\displaystyle M} thoả mãn một điều kiện nào đó liên kết Δ f {\displaystyle \Delta f} với f {\displaystyle f} d f {\displaystyle df} . Yau đã sử dụng nguyên lý cực đại cho các khai triển có dạng:

u = f + c 1 | d f | g 2 + c 2 {\displaystyle u={\frac {f+c_{1}}{\sqrt {|df|_{g}^{2}+c_{2}}}}}

để chỉ ra rằng u {\displaystyle u} phải bị chặn dưới bởi một hằng số dương. Kết luận này cho ta một chặn trên cho cỡ của gradient của hàm log ( f + c 1 ) {\displaystyle \log(f+c_{1})} .

Những đánh giá mới lạ này được gọi là các bất đẳng thức Harnack vi phân do ta có thể tích phân trên một đường bất kì trong M {\displaystyle M} để xây dựng được các bất đẳng thức có dạng bất đẳng thức Harnack cổ điển (tham khảo thêm [4]), trực tiếp so sánh các giá trị của một nghiệm cho một phương trình vi phân tại hai điểm đầu vào khác nhau.

Một điểm đáng lưu ý là các bất đẳng thức Harnack vi phân xuất hiện trong chứng minh giả thuyết Hình học hoá Thurston của nhà toán học nga Grigori Perelman.

Định lý Donaldson-Uhlenbeck-Yau

...

Tham khảo

[1] The Shape of a life - Shing Tung Yau, Steve Nadis

[2] "Shing-Tung Yau, mathematician at UCSD awarded the Fields Medal." In "News Releases," Series Two of the University Communications Public Relations Materials. RSS 6020. Special Collections & Archives, UC San Diego

[3] Phạm Hoàng Hiệp, Singularities of Plurisubharmonic Functions, 2016.

[4] Thomas Ransford, Potential theory in the complex plane, 1995

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Wolf Prize in Mathematics

  • x
  • t
  • s
Khoa học hành vi và xã hội
Thập niên 1960
Thập niên 1980
Thập niên 1990
Thập niên 2000
  • 2000: Gary Becker
  • 2001: George Bass
  • 2003: R. Duncan Luce
  • 2004: Kenneth Arrow
  • 2005: Gordon H. Bower
  • 2008: Michael I. Posner
  • 2009: Mortimer Mishkin
Thập niên 2010
  • 2011: Anne Treisman
Khoa học sinh học
Thập niên 1960
Thập niên 1970
  • 1970: Barbara McClintock
  • Albert B. Sabin
  • 1973: Daniel I. Arnon
  • Earl W. Sutherland, Jr.
  • 1974: Britton Chance
  • Erwin Chargaff
  • James V. Neel
  • James Augustine Shannon
  • 1975: Hallowell Davis
  • Paul Gyorgy
  • Sterling B. Hendricks
  • Orville lvin Vogel
  • 1976: Roger Guillemin
  • Keith Roberts Porter
  • Efraim Racker
  • E. O. Wilson
  • 1979: Robert H. Burris
  • Elizabeth C. Crosby
  • Arthur Kornberg
  • Severo Ochoa
  • Earl Reece Stadtman
  • George Ledyard Stebbins
  • Paul Alfred Weiss
Thập niên 1980
Thập niên 1990
Thập niên 2000
  • 2000: Nancy C. Andreasen
  • Peter H. Raven
  • Carl Woese
  • 2001: Francisco J. Ayala
  • Mario R. Capecchi
  • Ann Graybiel
  • Gene E. Likens
  • Victor A. McKusick
  • Harold Varmus
  • 2002: James E. Darnell
  • Evelyn M. Witkin
  • 2003: J. Michael Bishop
  • Solomon H. Snyder
  • Charles Yanofsky
  • 2004: Norman E. Borlaug
  • Phillip A. Sharp
  • Thomas E. Starzl
  • 2005: Anthony Fauci
  • Torsten N. Wiesel
  • 2006: Rita R. Colwell
  • Nina Fedoroff
  • Lubert Stryer
  • 2007: Robert J. Lefkowitz
  • Bert W. O'Malley
  • 2008: Francis S. Collins
  • Elaine Fuchs
  • J. Craig Venter
  • 2009: Susan L. Lindquist
  • Stanley B. Prusiner
Thập niên 2010
  • 2010: Ralph L. Brinster
  • Shu Chien
  • Rudolf Jaenisch
  • 2011: Lucy Shapiro
  • Leroy Hood
  • Sallie Chisholm
Hóa học
Thập niên 1980
  • 1982: F. Albert Cotton
  • Gilbert Stork
  • 1983: Roald Hoffmann
  • George C. Pimentel
  • Richard N. Zare
  • 1986: Harry B. Gray
  • Yuan Tseh Lee
  • Carl S. Marvel
  • Frank H. Westheimer
  • 1987: William S. Johnson
  • Walter H. Stockmayer
  • Max Tishler
  • 1988: William O. Baker
  • Konrad E. Bloch
  • Elias J. Corey
  • 1989: Richard B. Bernstein
  • Melvin Calvin
  • Rudoph A. Marcus
  • Harden M. McConnell
Thập niên 1990
Thập niên 2000
  • 2000: John D. Baldeschwieler
  • Ralph F. Hirschmann
  • 2001: Ernest R. Davidson
  • Gabor A. Somorjai
  • 2002: John I. Brauman
  • 2004: Stephen J. Lippard
  • 2006: Marvin H. Caruthers
  • Peter B. Dervan
  • 2007: Mostafa A. El-Sayed
  • 2008: Joanna S. Fowler
  • JoAnne Stubbe
  • 2009: Stephen J. Benkovic
  • Marye Anne Fox
Thập niên 2010
  • 2010: Jacqueline K. Barton
  • Peter J. Stang
  • 2011: Allen J. Bard
  • M. Frederick Hawthorne
Khoa học kỹ thuật
Thập niên 1960
Thập niên 1970
  • 1970: George E. Mueller
  • 1973: Harold E. Edgerton
  • Richard T. Whitcomb
  • 1974: Rudolf Kompfner
  • Ralph Brazelton Peck
  • Abel Wolman
  • 1975: Manson Benedict
  • William Hayward Pickering
  • Frederick E. Terman
  • Wernher von Braun
  • 1976: Morris Cohen
  • Peter C. Goldmark
  • Erwin Wilhelm Müller
  • 1979: Emmett N. Leith
  • Raymond D. Mindlin
  • Robert N. Noyce
  • Earl R. Parker
  • Simon Ramo
Thập niên 1980
  • 1982: Edward H. Heinemann
  • Donald L. Katz
  • 1983: William R. Hewlett
  • George M. Low
  • John G. Trump
  • 1986: Hans Wolfgang Liepmann
  • T. Y. Lin
  • Bernard M. Oliver
  • 1987: R. Byron Bird
  • H. Bolton Seed
  • Ernst Weber
  • 1988: Daniel C. Drucker
  • Willis M. Hawkins
  • George W. Housner
  • 1989: Harry George Drickamer
  • Herbert E. Grier
Thập niên 1990
  • 1990: Mildred S. Dresselhaus
  • Nick Holonyak Jr.
  • 1991: George Heilmeier
  • Luna B. Leopold
  • H. Guyford Stever
  • 1992: Calvin F. Quate
  • John Roy Whinnery
  • 1993: Alfred Y. Cho
  • 1994: Ray W. Clough
  • 1995: Hermann A. Haus
  • 1996: James L. Flanagan
  • C. Kumar N. Patel
  • 1998: Eli Ruckenstein
  • 1999: Kenneth N. Stevens
Thập niên 2000
  • 2000: Yuan-Cheng B. Fung
  • 2001: Andreas Acrivos
  • 2002: Leo Beranek
  • 2003: John M. Prausnitz
  • 2004: Edwin N. Lightfoot
  • 2005: Jan D. Achenbach
  • Tobin J. Marks
  • 2006: Robert S. Langer
  • 2007: David J. Wineland
  • 2008: Rudolf E. Kálmán
  • 2009: Amnon Yariv
Thập niên 2010
  • 2010: Richard A. Tapia
  • Srinivasa S.R. Varadhan
  • 2011: Solomon Golomb
  • Barry Mazur
Khoa học máy tính, toán học và thống kê
Thập niên 1960
Thập niên 1970
Thập niên 1980
Thập niên 1990
  • 1990: George F. Carrier
  • Stephen Cole Kleene
  • John McCarthy
  • 1991: Alberto Calderón
  • 1992: Allen Newell
  • 1993: Martin David Kruskal
  • 1994: John Cocke
  • 1995: Louis Nirenberg
  • 1996: Richard Karp
  • Stephen Smale
  • 1997: Khâu Thành Đồng
  • 1998: Cathleen Synge Morawetz
  • 1999: Felix Browder
  • Ronald R. Coifman
Thập niên 2000
Khoa học vật lý
Thập niên 1960
Thập niên 1970
Thập niên 1980
Thập niên 1990
Thập niên 2000
  • 2000: Willis E. Lamb
  • Jeremiah P. Ostriker
  • Gilbert F. White
  • 2001: Marvin L. Cohen
  • Raymond Davis Jr.
  • Charles Keeling
  • 2002: Richard Garwin
  • W. Jason Morgan
  • Edward Witten
  • 2003: G. Brent Dalrymple
  • Riccardo Giacconi
  • 2004: Robert N. Clayton
  • 2005: Ralph A. Alpher
  • Lonnie Thompson
  • 2006: Daniel Kleppner
  • 2007: Fay Ajzenberg-Selove
  • Charles P. Slichter
  • 2008: Berni Alder
  • James E. Gunn
  • 2009: Yakir Aharonov
  • Esther M. Conwell
  • Warren M. Washington
Thập niên 2010
  • 2011: Sidney Drell
  • Sandra Faber
  • Sylvester James Gates
  • John Goodenough

Bản mẫu:Veblen Prize recipients Bản mẫu:Relativity

Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 90226452
  • BNF: cb12342157h (data)
  • CANTIC: a10199500
  • CiNii: DA00941494
  • DBLP: 16/896
  • GND: 111571952
  • ICCU: Italy
  • ISNI: 0000 0001 0931 7205
  • LCCN: n81049468
  • MGP: 18758
  • NDL: 001098185
  • NKC: mub2010582064
  • NLA: 36546850
  • NLI: 002322535
  • NLK: KAC201318300
  • NLP: a0000002759022
  • NTA: 071867678
  • PLWABN: 9810653754205606
  • SELIBR: 102964
  • SUDOC: 032380801
  • Trove: 1284910
  • VIAF: 108647216
  • WorldCat Identities: lccn-n81049468

Liên kết ngoài

Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến nhà toán học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Thuyết
tương đối
hẹp
Cơ bản
Nguyên lý tương đối  · Giới thiệu thuyết tương đối hẹp  · Thuyết tương đối hẹp  · Lịch sử
Cơ sở
Công thức
Hệ quả
Không-thời gian
Thuyết
tương đối
rộng
Cơ bản
Khái niệm cơ sở
Hiệu ứng
Phương trình
Lý thuyết phát triển
Nghiệm chính xác
Nhà khoa học
Thể loại
Thuyết tương đối
  • x
  • t
  • s
2020-
2010-
  • Dennis Sullivan / Khâu Thành Đồng (2010)
  • Michael Aschbacher / Luis Caffarelli (2012)
  • George Mostow / Michael Artin (2013)
  • Peter Sarnak (2014)
  • James G. Arthur (2015)
  • Richard Schoen / Charles Fefferman (2017)
  • Alexander Beilinson / Vladimir Drinfeld (2018)
  • Jean-François Le Gall / Greg Lawler (2019)
2000-
1990-
1980-
1970-
  • Nông nghiệp
  • Nghệ thuật
  • Hóa học
  • Toán học
  • Y học
  • Vật lý