Cầu Nhật Tân

Cầu Nhật Tân
Quốc giaViệt Nam
Vị tríHà Nội
Bắc quaSông Hồng
Tọa độ21°05′39″B 105°49′17″Đ / 21,094033°B 105,821324°Đ / 21.094033; 105.821324
Tên khácCầu hữu nghi Việt - Nhật
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu thép dây văng
Vật liệuThép & bê tông
Tổng chiều dài3900 m
Số làn xe8
Lịch sử
Khởi công7 tháng 3 năm 2009
Chi phí xây dựng13,500 tỷ đồng
Đã thông xe4 tháng 1 năm 2015
Vị trí
Map

Cầu Nhật Tân là một cây cầu tại thủ đô Hà Nội, đây là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện tại được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội trong AH 1077 nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh.

Cầu có kết cấu nhịp chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng; điểm đầu bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, kết nối với đường Võ Chí Công; điểm cuối giao với quốc lộ 5 tại km 7+100, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, nối tiếp với đường Võ Nguyên Giáp. Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009,[1] ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm giải phóng miền Nam 23 năm. Theo dự án, cầu được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công bằng phương án đúc hẫng cân bằng[2]. Cầu Nhật Tân được khánh thành vào ngày 4/1/2015,[3] đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thành phố Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân – Thành phố Hà Nội.

Mặt cầu rộng 33,8 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, tất cả các làn đều hỗn hợp và cấm người đi bộ; riêng xe đạp, xe thô sơ chỉ được lưu thông từ 22h đến 5h sáng ngày hôm sau. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 2,5 km.

Vì cầu được xây dựng dưới sự tư vấn thiết kế và giám sát thi công của các đơn vị đến từ Nhật Bản, và cũng vì 5 trụ cầu tượng trưng cho 5 cánh hoa anh đào Nhật Bản, tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, nên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong thời điểm đó – ông Hiroshi Fukada – cũng đã đưa ra ý kiến đổi tên cầu thành "cầu hữu nghị Việt – Nhật".

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Khởi công cầu Nhật Tân, cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, Tuổi trẻ, 7 tháng 3 năm 1998.
  2. ^ “Khởi công cầu Nhật Tân, cầu dây văng lớn nhất Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2009.
  3. ^ Ngày 4/1/2015, khánh thành 4 dự án trọng điểm quốc gia: Nhà khách VIP A, Nhà ga hành khách T2, cầu Nhật Tân và đường nối sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân , Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải, 26 tháng 12 năm 2004.

Liên kết ngoài

  • Thông báo về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông khi thông xe cầu Nhật Tân và đường nối sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân Lưu trữ 2015-01-03 tại Wayback Machine Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cập nhật 1–1–2015
  • “Nhat Tan Bridge (Vietnam–Japan Friendship Bridge) Construction Project” Lưu trữ 2014-10-19 tại Wayback Machine tháng 8 năm 2010
  • Ký hợp đồng thi công Gói thầu số 5, dự án xây dựng đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài Viện chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cập nhật 02/10/2012 14:4 GMT+7 Theo Cienco 4
  • Thủ tướng cho phép xây dựng cầu Nhật Tân dạng dây văng Đoàn Loan, VnExpress 21/1/2006 | 09:36 GMT+7
  • Đệ trình phương án cầu Nhật Tân dây văng lên Thủ tướng Đoàn Loan, VnExpress 24/8/2005 | 11:10 GMT+7
  • Nhiều kiến trúc sư ủng hộ cầu Nhật Tân dây văng Đoàn Loan, VnExpress 8/8/2005 | 18:27 GMT+7
  • Cầu Nhật Tân: Chưa thống nhất dây võng hay dây văng Đoàn Loan, VnExpress 1/7/2004 | 17:13 GMT+7
  • "Hoa đào" mới ở Nhật Tân Lưu trữ 2009-03-02 tại Wayback Machine
  • Ký hợp đồng gói thầu lớn nhất dự án cầu Nhật Tân (TTXVN/VIETNAM+) LÚC: 23/08/09 20:07
  • x
  • t
  • s
Những cây cầu huyết mạch tại thủ đô Hà Nội
Cầu sông Hồng
Cầu sông Đuống
  • x
  • t
  • s
Những cây cầu bắc qua sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam

Cầu Kim Thành · Cầu Cốc Lếu · Cầu Phố Mới · Cầu Giang Đông · Cầu Làng Giàng · Cầu Phố Lu (đường sắt, đường bộ) · Cầu Bảo Hà · Cầu Trái Hút · Cầu Mậu A · Cầu Cổ Phúc · Cầu Yên Bái · Cầu Bách Lẫm · Cầu Tuần Quán · Cầu Văn Phú · Cầu Hạ Hòa · Cầu Sông Hồng · Cầu Ngọc Tháp · Cầu Phong Châu

  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sử
Kiến trúc công cộng


Kiến trúc tôn giáo,
tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên,
khu sinh thái
Bảo tàng
Làng nghề
Công trình
thể thao
Công trình
thương mại - dịch vụ
Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công
trình khác
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái