Phát xít Ý

Vương Quốc Ý
Tên bản ngữ
1922–1943

Quốc caMarcia Reale d'Ordinanza
("Hành khúc Pháp lệnh Hoàng gia")



Đảng ca: Giovinezza
("Thanh niên")

  Vương quốc Ý   Thuộc địa của Ý   Lãnh thổ chiếm đóng trong Thế chiến II
  Vương quốc Ý
  Thuộc địa của Ý
  Lãnh thổ chiếm đóng trong Thế chiến II
Tổng quan
Chính trị
Chính phủĐơn đảng phát xít toàn trị độc tài dưới danh nghĩa Quân chủ lập hiến
Quốc vương 
• 1900–1946
Victor Emmanuel III
Thủ tướng 
• 1922–1943
Benito Mussolini
Lịch sử 
• Thành lập
31 tháng 10, 1922
• Giải thể
25 tháng 6, 1943
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Ý
Cộng hòa Xã hội Ý
Vương quốc Ý

Nước Ý Phát xít (tiếng Ý: Italia fascista) là thời kỳ Vương quốc Ý được nằm dưới quyền thống trị của Đảng Phát xít Quốc gia Ý do Thủ tướng Benito Mussolini lãnh đạo, từ năm 1922 đến năm 1943. Từ "phát xít" trong tiếng Việt (phát âm theo tiếng Pháp "fascisme") xuất phát từ "fascio" trong tiếng Ý nghĩa là "cái bó" (chiếc rìu lệnh của người La Mã xưa có cán bó). Chủ nghĩa phát xít Ý được xem là hình mẫu cho các hình thức chủ nghĩa phát xít khác. Phát xít Ý cùng Đức Quốc xãĐế quốc Nhật Bản hợp thành phe Trục trong Thế chiến II.

Bối cảnh hình thành

Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Vương quốc Ý nhảy vào tham chiến, về phe Đồng Minh. Vào tháng 11 năm 1918, với những chiến thắng quyết định trong trận sông Piave lần thứ hai và trận Vittorio Veneto, nước Ý đánh bại Đế quốc Áo-Hung, giành được nhiều đất như Trentino, Nam Tyrol, TriesteIstria, cộng thêm Fiume và vài vùng khu bờ biển Dalmatia (Zara). Tuy nhiên, dân Ý lúc bấy giờ sống rất chật vật vì mất đến 600 nghìn người trong cuộc thế chiến, lạm phát, thất nghiệp lan tràn và chính phủ Ý bị mất tín nhiệm.

Nhân cơ hội này, đảng Phát xít Ý dần dần lên nắm quyền trong nước, nhà vua Ý là Vittorio Emanuele III vì sợ nội chiếncách mạng nên phải nhượng bộ.

Quá trình lịch sử

Trong những năm 1922 - 1923, chính phủ phát xít do Benito Mussolini cầm đầu tỏ vẻ tôn trọng và phát huy dân chủ. Nhưng sau cuộc bầu cử dối trá năm 1924, Mussolini và phe đảng thắng thế tối cao trong quốc hội và từ ngày 3 tháng 1 năm 1925 thẳng tay tiêu diệt mọi quyền tự do dân chủ.

Sau đó ông thành lập chính phủ độc tài, giành hết quyền quản lý của quốc gia về đảng chính trị duy nhất của ông, đảng Phát Xít Quốc gia. Những đảng khác đều bị cấm hoạt động, các công đoàn độc lập đều bị bác bỏ. Hệ thống đàn áp cảnh sát trị này được một số dân Ý xem là cách duy nhất để tránh sự xâm nhập của cộng sản vào nước Ý. Tuy không tàn bạo bằng hệ thống của Hitler, cảnh sát mật vụ của Mussolini khủng bố, hãm hại và thủ tiêu cả chục ngàn người chống đối.

Mussolini kế đến phát huy chủ nghĩa phát xít tại châu Âu. Những lãnh tụ độc tài như SalazarBồ Đào Nha, Francisco FrancoTây Ban NhaHitlerĐức học hỏi ít nhiều từ chính sách phát xít Ý. Một số chính trị gia tại Anh Quốc và Hoa Kỳ cũng khâm phục thay đổi ở Ý trong những năm đầu. Tuy thế, người Ý hải ngoại không mấy ủng hộ chính sách độc tài này.

Benito Mussolini thủ tướng và lãnh tụ đảng Phát Xít Ý

Năm 1929, Mussolini thực hiện hiệp ước Bể Thánh, và chính quyền độc lập Vatican ra đời ngay trong lòng thủ đô Roma của Ý.

Năm 1935 Ý chiếm Ethiopia. Anh và Pháp lên tiếng phản đối Ý. Mussolini lúc bấy giờ bắt đầu tỏ ý theo Đức Quốc xã và ký hiệp ước liên minh với Hitler vào năm 1936 và sau đó ký kết liên minh khối Trục năm 1938. Ý ủng hộ Franco trong nội chiến Tây Ban Nha, chấp nhận Đức hoành hành Trung Âu và đồng ý khi Hitler bắt Áo sáp nhập vào Đức. Tuy nhiên tháng 10 năm 1938, Mussolini hòa giải thành công những va chạm chính trị giữa Anh, Pháp và Đức - với con mồi là Tiệp Khắc.

Tháng 4 1939, Phát xít Ý chiếm Albania nhưng tháng 9 năm đó Mussolini không cho quân Ý theo Hitler tấn công Ba Lan, viện cớ chưa chuẩn bị hàng ngũ quân đội. Khi thấy Đức thắng ở Pháp, Ý mới chính thức tham chiến vào tháng 6 năm 1940. Tuy nhiên, vì quân đội Ý không mạnh và tướng tá cũng không giỏi nên sau khi theo ngả Albania để tấn công Hy Lạp thì đã bị đẩy lui. Cũng trong năm 1940, Ý tấn công và chiếm Somalia (thuộc Anh) nhưng sau đó cũng bị quân Đồng Minh đánh bại. Tại mặt trận Bắc Phi, quân đội Ý cũng bị tấn công gần tan rã trước khi may mắn được tướng Rommel của Đức cứu thoát.

Kết thúc

Sau khi đại bại tại nhiều mặt trận, Ý bị quân đồng minh tấn công vào tháng 5 1943. Tháng 7 năm 1943, vua Ý Vittorio Emanuele III lật đổ chính phủ của Mussolini và ra lệnh truy nã nhà độc tài. Tháng 9 năm 1943, Ý đầu hàng đồng minh nhưng lập tức Hitler cho quân Đức tiến vào chiếm lại. Trong hai năm sau đó, xứ Ý trở thành một chiến địa đẫm máu giữa một bên gồm quân phát xít Ý và Đức Quốc xã, bên kia là quân kháng chiến Ý và quân Đồng minh. Đến ngày 25 tháng 4 năm 1945 nước Ý mới thật sự được giải phóng và xây dựng lại hòa bình.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Tư liệu liên quan tới Fascism tại Wikimedia Commons
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh thế giới thứ hai
Châu Âu (Tây Âu • Đông Âu) • Châu Á và Thái Bình Dương (Trung Quốc • Đông Nam Á • Bắc và Trung Thái Bình Dương • Tây Nam Thái Bình Dương) • Địa Trung Hải và Trung Đông (Bắc Phi • Đông Phi • Trung Đông) • Đại Tây Dương • Bắc Cực • Châu Mỹ • Ấn Độ Dương • Tây Phi • Mặt trận không chiến
Thương vong • Trận đánh • Hội nghị • Nhà chỉ huy
Tham chiến
Đồng Minh
(Lãnh đạo)
Hoa Kỳ • Liên Xô • Anh • Pháp • Trung Quốc • Tiệp Khắc • Ba Lan • Ấn Độ • Úc • New Zealand • Nam Phi • Canada • Na Uy • Bỉ • Hà Lan • Ai Cập • Hy Lạp • Nam Tư • Philippines • Mexico • Brazil • Ý • Romania • Bulgaria • Ethiopia
Phe Trục
(Lãnh đạo)
Đức Quốc xã • Phát xít Ý • Đế quốc Nhật Bản • Slovakia • Bulgaria • Croatia • Phần Lan • Hungary • Iraq • Romania • Thái Lan • Mãn Châu quốc • Chính phủ Vichy
Lực lượng
kháng chiến
Albania · Áo • Các quốc gia vùng Baltic · Bỉ • Séc • Đan Mạch • Estonia • Ethiopia • Pháp • Đức • Hy Lạp • Ý • Do Thái • Triều Tiên • Latvia · Luxembourg • Hà Lan • Na Uy • Philippines • Ba Lan • Thái Lan • Liên Xô • Slovakia • Miền Tây Ukraine • Việt Nam • Nam Tư • Quân đội Quốc gia Ấn Độ
Niên biểu
Nguyên nhân
Châu Phi • Châu Á • Châu Âu
1939
Cuộc xâm lược Ba Lan • Trận chiến Đại Tây Dương • Chiến tranh kỳ quặc • Chiến tranh Mùa Đông
1940
1941
Cuộc xâm lược Nam Tư • Mặt trận Nam Tư • Trận Hy Lạp • Trận Crete • Chiến tranh Anh-Iraq • Cuộc vây hãm Tobruk  • Chiến dịch Syria-Liban  • Chiến dịch Barbarossa • Mặt trận Phần Lan  • Trận Kiev • Cuộc xâm chiếm Iran • Krym-Sevastopol • Trận Leningrad • Trận Moskva • Chiến dịch Crusader • Trận Trân Châu Cảng • Xâm chiếm Thái Lan • Trận Hồng Kông • Trận Guam • Trận đảo Wake • Chiến dịch Mã Lai • Chiến dịch Đông Ấn Hà Lan • Chiến dịch Philippines • Chiến dịch Borneo
1942
1943
1944
Monte Cassino và Anzio • Hữu ngạn Dniepr • Giải phóng Leningrad • Trận Narva • Giải phóng Krym • Chiến dịch Bão tố • Chiến dịch Ichi-Go • Chiến dịch Neptune • Chiến dịch Overlord • Quần đảo Mariana và Palau • Chiến dịch Bagration • Lvov–Sandomierz • Phòng tuyến Tannenberg • Khởi nghĩa Warszawa • Iaşi-Chişinău • Giải phóng Paris • Phòng tuyến Gothic • Trận San Marino • Giải phóng Romania  • Giải phóng Bulgaria  • Chiến dịch Baltic  • Đông Carpath  • Chiến dịch Market Garden • Chiến dịch Crossbow • Chiến dịch Pointblank • Chiến dịch Beograd • Chiến tranh Lapland • Chiến dịch Debrecen  • Chiến dịch Budapest • Trận chiến vịnh Leyte • Trận Ardennes • Miến Điện 1944–1945
1945
Chiến dịch Wisla-Oder • Chiến dịch Gratitude  • Tây Carpath • Trận Iwo Jima • Đồng Minh tiến vào Tây Đức  • Morava • Bratislava • Trận Okinawa • Chiến dịch Viên • Tổng tiến công tại Ý • Chiến dịch Berlin • Chiến dịch Praha • Đức Quốc Xã đầu hàng (tài liệu) • Kế hoạch Hula  • Chiến dịch Mãn Châu • Trận Manila · Chiến dịch Borneo • Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki • Chiếm đóng quần đảo Kuril • Nạn đói 1945 ở Việt Nam  • Đế quốc Nhật Bản đầu hàng
Khía cạnh
khác
Tổng quan
Blitzkrieg • Tác chiến chiều sâu • So sánh quân hàm • Ngoại giao • Mật mã • Hậu phương • Dự án Manhattan • Dự án vũ khí hạt nhân của Liên Xô • Huân chương quân sự • Khí tài quân sự • Sản xuất quân sự • Khoa học kỹ thuật • Chiến tranh tổng lực • Phản chiến • Phụ nữ
Hệ quả
Tội ác
chiến tranh
Tội ác chiến tranh của Đồng Minh • Tội ác chiến tranh của Đức • Tội ác chiến tranh của Ý • Tội ác chiến tranh của Nhật Bản • Holocaust • Tội ác chiến tranh của Liên Xô • Tội ác chiến tranh của Hoa Kỳ • Ném bom dân thường • Nạn đói Bengal năm 1943
Tội ác hãm hiếp: Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản • Hãm hiếp Nam Kinh • Phụ nữ giải khuây • Nhà thổ quân đội Đức Quốc Xã • Nhà thổ trong trại tập trung • Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Đức
Tù binh
Tù binh Ý ở Liên Xô • Tù binh Nhật ở Liên Xô • Tù binh Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai • Tù binh Đức ở Liên Xô • Tù binh Liên Xô ở Đức
Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·
 Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức


Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s