Chiến dịch Osoaviakhim

Trong khuôn khổ chiến dịch Ossawakim trong tháng 10 năm 1946 hơn 2.000 khoa học gia, kỹ sư và kỹ thuật gia Đức bị bắt đi và bắt buộc làm việc cho Liên Xô. Tên của chiến dịch lấy từ một tổ chức bán quân sự ở Liên Xô OSSOAWIACHIM, việc chuẩn bị và thi hành tuy nhiên thuộc về bộ nội vụ NKVD.

Trong đêm từ 21 sang 22 tháng 10 năm 1946 các đơn vị đặc biệt Liên Xô trong một chiến dịch bí mật chiếm cứ các căn hộ của các nhà chuyên môn Đức và bắt buộc những người này phải làm việc nhiều năm ở Liên Xô. Các xe vận tải và xe lửa đã sẵn sàng chở họ cùng gia đình và của cải. Tổng cộng người ta tính ra là khoảng 10.000-15.000 người, đa số là bị ép buộc phải sang Liên Xô.[1] Mặc dù vậy số phận của họ không đến nỗi quá tệ. Họ và gia đình có chỗ ở, và tiền lương thường cao hơn là những đồng nghiệp người Liên Xô. Những nhà khoa học, kỹ thuật gia và những chuyên viên được phân chia vào những chương trình và nhóm làm việc, đa số trong những ngành như hàng không, kỹ thuật hỏa tiễn, nghiên cứu nguyên tử, hóa học và quang học.[2]

Các cường quốc phương Tây đã phản đối chiến dịch này, nhưng không tìm thấy những căn bản luật pháp để làm thêm những bước tiếp theo.

Sau đó nhiều hãng xưởng từ những ngành công nghệ tân tiến bị tháo dỡ và được chở sang Liên Xô, trong đó có Trung tâm hỏa tiễn V-2 tại Mittelwerk Nordhausen, những tài liệu từ các trung tâm thử nghiệm như trung tâm thử nghiệm quân sự hàng không trung ương của không quân ĐứcErprobungstelle Rechlin, hãng Carl Zeiss ở Jena, hãng chế máy bay và động cơ Junkers ở Dessau và hãng máy bay Siebel ở Halle. Đây là một phần của việc bồi thường chiến tranh, mà được thỏa thuận trong hiệp ước Potsdam. Chiến dịch Ossawakim bảo đảm là sẽ có đủ các nhà chuyên môn, để sử dụng và phát triển. Liên Xô muốn nhờ đó, phát triển thêm nữa ngành công nghệ quân sự cũng như kỹ thuật nguyên tử và hỏa tiễn. Vì những lý do chiến lược Liên Xô không muốn để những việc nghiên cứu và phát triển quân sự tại những vùng chiếm đóng, nhất là khi hiệp ước Potsdam đã thỏa thuận biến nước Đức thành một vùng phi quân sự. Ngoài ra, chiến dịch Ossawakim cũng để đối lại với chiến dịch cái kẹp giấy, chương trình chuyển kiến thức và các nhà khoa học của Hoa Kỳ, mà đã hoạt động từ tháng 3 năm 1946.[3]

Mãi đến cuối năm 1949 những người đầu tiên mới có thể trở về. Các nhà chuyên môn làm tại các chương trình quân sự phải chấp nhận ở lại thêm nhiều năm nữa.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Norman Naimark: The Russians in Germany, Harvard University Press 1995, ISBN 978-0-674-78405-5 (engl.).
  2. ^ Rainer Karlsch: Allein bezahlt? Die Reparationsleistungen der SBZ/DDR 1945-53, Ch.Links Verlag 1993, ISBN 3-86153-054-6.
  3. ^ Hartmut Mehringer, Michael Schwartz, Hermann Wentker: Erobert oder befreit? Deutschland im internationalen Kräftefeld und die Sowjetische Besatzungszone (1945/46), R. Oldenbourg Verlag 1998, ISBN 3-486-64504-8.

Thư mục

  • Werner Albring: Gorodomlia. Deutsche Raketenforscher in Russland. Luchterhand-Verlag, Hamburg 1991, ISBN 3-630-86773-1
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh thế giới thứ hai
Châu Âu (Tây Âu • Đông Âu) • Châu Á và Thái Bình Dương (Trung Quốc • Đông Nam Á • Bắc và Trung Thái Bình Dương • Tây Nam Thái Bình Dương) • Địa Trung Hải và Trung Đông (Bắc Phi • Đông Phi • Trung Đông) • Đại Tây Dương • Bắc Cực • Châu Mỹ • Ấn Độ Dương • Tây Phi • Mặt trận không chiến
Thương vong • Trận đánh • Hội nghị • Nhà chỉ huy
Tham chiến
Đồng Minh
(Lãnh đạo)
Hoa Kỳ • Liên Xô • Anh • Pháp • Trung Quốc • Tiệp Khắc • Ba Lan • Ấn Độ • Úc • New Zealand • Nam Phi • Canada • Na Uy • Bỉ • Hà Lan • Ai Cập • Hy Lạp • Nam Tư • Philippines • Mexico • Brazil • Ý • Romania • Bulgaria • Ethiopia
Phe Trục
(Lãnh đạo)
Đức Quốc xã • Phát xít Ý • Đế quốc Nhật Bản • Slovakia • Bulgaria • Croatia • Phần Lan • Hungary • Iraq • Romania • Thái Lan • Mãn Châu quốc • Chính phủ Vichy
Lực lượng
kháng chiến
Albania · Áo • Các quốc gia vùng Baltic · Bỉ • Séc • Đan Mạch • Estonia • Ethiopia • Pháp • Đức • Hy Lạp • Ý • Do Thái • Triều Tiên • Latvia · Luxembourg • Hà Lan • Na Uy • Philippines • Ba Lan • Thái Lan • Liên Xô • Slovakia • Miền Tây Ukraine • Việt Nam • Nam Tư • Quân đội Quốc gia Ấn Độ
Niên biểu
Nguyên nhân
Châu Phi • Châu Á • Châu Âu
1939
Cuộc xâm lược Ba Lan • Trận chiến Đại Tây Dương • Chiến tranh kỳ quặc • Chiến tranh Mùa Đông
1940
1941
Cuộc xâm lược Nam Tư • Mặt trận Nam Tư • Trận Hy Lạp • Trận Crete • Chiến tranh Anh-Iraq • Cuộc vây hãm Tobruk  • Chiến dịch Syria-Liban  • Chiến dịch Barbarossa • Mặt trận Phần Lan  • Trận Kiev • Cuộc xâm chiếm Iran • Krym-Sevastopol • Trận Leningrad • Trận Moskva • Chiến dịch Crusader • Trận Trân Châu Cảng • Xâm chiếm Thái Lan • Trận Hồng Kông • Trận Guam • Trận đảo Wake • Chiến dịch Mã Lai • Chiến dịch Đông Ấn Hà Lan • Chiến dịch Philippines • Chiến dịch Borneo
1942
1943
1944
Monte Cassino và Anzio • Hữu ngạn Dniepr • Giải phóng Leningrad • Trận Narva • Giải phóng Krym • Chiến dịch Bão tố • Chiến dịch Ichi-Go • Chiến dịch Neptune • Chiến dịch Overlord • Quần đảo Mariana và Palau • Chiến dịch Bagration • Lvov–Sandomierz • Phòng tuyến Tannenberg • Khởi nghĩa Warszawa • Iaşi-Chişinău • Giải phóng Paris • Phòng tuyến Gothic • Trận San Marino • Giải phóng Romania  • Giải phóng Bulgaria  • Chiến dịch Baltic  • Đông Carpath  • Chiến dịch Market Garden • Chiến dịch Crossbow • Chiến dịch Pointblank • Chiến dịch Beograd • Chiến tranh Lapland • Chiến dịch Debrecen  • Chiến dịch Budapest • Trận chiến vịnh Leyte • Trận Ardennes • Miến Điện 1944–1945
1945
Chiến dịch Wisla-Oder • Chiến dịch Gratitude  • Tây Carpath • Trận Iwo Jima • Đồng Minh tiến vào Tây Đức  • Morava • Bratislava • Trận Okinawa • Chiến dịch Viên • Tổng tiến công tại Ý • Chiến dịch Berlin • Chiến dịch Praha • Đức Quốc Xã đầu hàng (tài liệu) • Kế hoạch Hula  • Chiến dịch Mãn Châu • Trận Manila · Chiến dịch Borneo • Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki • Chiếm đóng quần đảo Kuril • Nạn đói 1945 ở Việt Nam  • Đế quốc Nhật Bản đầu hàng
Khía cạnh
khác
Tổng quan
Blitzkrieg • Tác chiến chiều sâu • So sánh quân hàm • Ngoại giao • Mật mã • Hậu phương • Dự án Manhattan • Dự án vũ khí hạt nhân của Liên Xô • Huân chương quân sự • Khí tài quân sự • Sản xuất quân sự • Khoa học kỹ thuật • Chiến tranh tổng lực • Phản chiến • Phụ nữ
Hệ quả
Tội ác
chiến tranh
Tội ác chiến tranh của Đồng Minh • Tội ác chiến tranh của Đức • Tội ác chiến tranh của Ý • Tội ác chiến tranh của Nhật Bản • Holocaust • Tội ác chiến tranh của Liên Xô • Tội ác chiến tranh của Hoa Kỳ • Ném bom dân thường • Nạn đói Bengal năm 1943
Tội ác hãm hiếp: Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản • Hãm hiếp Nam Kinh • Phụ nữ giải khuây • Nhà thổ quân đội Đức Quốc Xã • Nhà thổ trong trại tập trung • Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Đức
Tù binh
Tù binh Ý ở Liên Xô • Tù binh Nhật ở Liên Xô • Tù binh Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai • Tù binh Đức ở Liên Xô • Tù binh Liên Xô ở Đức
Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·
 Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức