Mất trí nhớ

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Mất trí nhớ
Chuyên khoatâm thần học, thần kinh học
ICD-10F04, R41.3
ICD-9-CM294.0, 780.9, 780.93
MedlinePlus003257
MeSHD000647

Mất trí nhớ hay ly hồn chứng[1] (tiếng Anh: Amnesia (từ tiếng Hy Lạp ἀμνησία ἀ- nghĩa là "mất" và μνήμη là "trí nhớ") là sự giảm hụt đột ngột trí nhớ gây ra bởi tổn thương não, bệnh tật hoặc chấn thương tâm lý.[2] Mất trí nhớ cũng có thể bị gây tạm thời do sử dụng các loại thuốc an thầnthuốc thôi miên. Trí nhớ có thể bị mất toàn bộ hay một phần tùy theo mức độ thương tổn.[3] Có hai loại mất trí nhớ chính: mất trí nhớ ngược chiều và mất trí nhớ xuôi chiều. Mất trí nhớ ngược chiều là trường hợp không có khả năng lấy thông tin nhận được vào trước một thời điểm cụ thể, thường là ngày xảy ra tai nạn hoặc chấn động.[4] Trong một số trường hợp, mất trí nhớ loại này chỉ có thể phục hồi sau hàng thập kỷ, trong khi có những người chỉ cần vài tháng là lấy lại được trí nhớ. Mất trí nhớ xuôi chiều là trường hợp không có khả năng chuyển thông tin mới nhận được từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Những người mắc phải loại mất trí nhớ này không thể nhớ hoặc quên dần theo thời gian mọi thứ vừa đưa vào bộ nhớ. Hai loại mất trí nhớ trên không loại trừ lẫn nhau. Cả hai có thể xảy ra trong một bệnh nhân cùng một lúc. Nghiên cứu trường hợp bệnh nhân cũng cho thấy mất trí nhớ thường liên kết với tổn thương gây ra ở thùy thái dương trung gian. Các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra mối tương quan giữa thiếu hụt protein RbAp48 và mất trí nhớ. Các nhà khoa học tìm thấy những con chuột với trí nhớ bị tổn thương có mức độ protein RbAp48 thấp hơn so với những con chuột khỏe mạnh bình thường.

Ở những người mắc phải chứng mất trí nhớ, khả năng nhớ ra ngay lập tức vẫn luôn tồn tại,[5][cần chú thích đầy đủ] và họ vẫn có thể hình thành những ký ức mới. Tuy nhiên, một sự suy giảm nghiêm trọng khả năng tiếp thu cái mới và lấy lại cái cũ có thể được quan sát thấy. Bệnh nhân mất trí nhớ cũng giữ lại trí tuệ, ngôn ngữ, và kỹ năng xã hội ở mức độ đáng kể mặc dù suy yếu sâu sắc trong khả năng lấy lại qua học tập những thông tin cụ thể trong giai đoạn trước lúc mất trí nhớ.[6][7][8]

Xem thêm

  • Suy giảm trí nhớ, trường hợp lãng quên một cách tự nhiên hoặc mất trí nhớ theo thời gian do bệnh tật.

Chú thích

  1. ^ Hồ Trường An. Ảnh trường kịch giới. Arlington, VA: Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2012. Tr 253
  2. ^ Gazzaniga, M., Ivry, R., & Mangun, G. (2009) Cognitive Neuroscience: The biology of the mind. New York: W.W. Norton & Company.
  3. ^ "Amnesia." The Gale Encyclopedia of Science. Ed. K. Lee Lerner and Brenda Wilmoth Lerner. 4th ed. Vol. 1. Detroit: Gale, 2008. 182-184. Gale Virtual Reference Library.
  4. ^ Schacter, Daniel. L "Psychology"
  5. ^ D. Frank Benson, "AMNESIA"
  6. ^ LS., Cermak (1984). The episodic-semantic distinction in amnesia. New York: Guilford Press. tr. 55.
  7. ^ M, Kinsbourne (1975). Short-term memory processes and the amnesic syndrome. New York: Academic. tr. 258–91.
  8. ^ H, Weingartner (1983). Forms of cognitive failure. Science. tr. 221:380–2.
  • x
  • t
  • s
Rối loạn tâm thần và hành vi (tham khảo ICD-10 • ICD-9)
Rối loạn tâm thần thực thể
bao gồm rối loạn tâm thần
triệu chứng
(F00-F09)
Suy giảm trí nhớ (Bệnh Alzheimer • Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch • Bệnh Pick • Bệnh Creutzfeldt-Jakob • Bệnh Huntington • Bệnh Parkinson • Sa sút trí tuệ do bệnh AIDS • Sa sút trí tuệ trán-thái dương • Wandering (dementia) • Sundowning • Wandering (dementia)) • Mê sảng • Post-concussion syndrome • Hội chứng não thực tổn
Do sử dụng các
chất tác động
tâm thần
(F10-F19)
Alcohol (Ngộ độc rượu cấp tính • Say rượu • Chứng nghiện rượu • Ảo giác do rượu • Hội chứng cai rượu • Sảng rượu • Hội chứng Korsakoff • Lạm dụng rượu) • Thuốc giảm đau nhóm opioids (Quá liều opioid • Rối loạn sử dụng opioid) • Thuốc an thần/Thuốc ngủ (Dùng benzodiazepine quá liều • Nghiện benzodiazepine • Cai benzodiazepine) • Cocain (Nghiện cocain) • Các chất gây nghiện (Ngộ độc/Dùng thuốc quá liều • Lạm dụng chất • Phụ thuộc thể chất • Cai)
Tâm thần phân liệt,
rối loạn loại phân liệt
và các rối loạn hoang tưởng
(F20-F29)
Tâm thần phân liệt  • Rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD)  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (STPD)  • Rối loạn hoang tưởng • Chứng điên tay đôi (Folie à deux) • Rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn khí sắc
(Rối loạn cảm xúc)
(F30-F39)
Hưng cảm (Hưng cảm nhẹ)  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực  • Trầm cảm • Trầm cảm theo mùa • Khí sắc chu kỳ • Dysthymia
Các rối loạn bệnh tâm căn
có liên quan đến stress
và rối loạn dạng cơ thể
(F40-F48)
Rối loạn lo âu
Sợ khoảng trống • Rối loạn hoảng sợ • Cơn hoảng loạn • Rối loạn lo âu lan tỏa • Lo hãi xã hội • Ám ảnh sợ xã hội
Rối loạn dạng cơ thể
Rối loạn cơ thể hóa • Mặc cảm ngoại hình (Mặc cảm thiếu cơ bắp • Hội chứng dương vật nhỏ) • Bệnh tưởng • Ám ảnh sợ bệnh • Hội chứng Da Costa • Đau do căn nguyên tâm lý
Khác
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế • Phản ứng stress cấp tính • Rối loạn stress sau sang chấn • Rối loạn thích ứng • Rối loạn chuyển hóa ( Hội chứng Ganser) • Suy nhược thần kinh
Hội chứng hành vi kết
hợp với rối loạn sinh lý
và nhân tố cơ thể
(F50-F59)
Rối loạn ăn uống
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ (Ngủ lịm • Mất ngủ) • Rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (Rối loạn hành vi giấc ngủ REM • Hoảng sợ khi ngủ) • Ác mộng
Rối loạn chức
năng tình dục
Liệt dương (rối loạn cương dương)  • Xuất tinh sớm • Chứng co đau âm đạo • Giao hợp đau • Chứng cuồng dâm • Lãnh cảm (Rối loạn hưng phấn tình dục ở phụ nữ)
Sau sinh
Trầm cảm sau sinh • Loạn thần sau sinh
Rối loạn nhân cách
và hành vi ở
người trưởng thành
(F60-F69)
Rối loạn nhân cách • Hành vi hung hãn thụ động • Chứng ăn cắp vặt • Chứng giật râu tóc • Rối loạn nhân tạo • Hội chứng Munchausen • Định hướng giới tính loạn trương lực bản thân • Lệch lạc tình dục • Thị dâm • Ái vật • Phô dâm • Ái nhi • Khổ dâm • Bạo dâm • Ái lão • Loạn dục cọ xát • Loạn dục với súc vật • Loạn dục cải trang
Chậm phát triển tâm thần
(F70-F79)
Chậm phát triển tâm thần
Rối loạn phát triển tâm lý
(F80-F89)
Rối loạn
phát triển
đặc hiệu
Rối loạn phát âm và ngôn ngữ (Rối loạn ngôn ngữ biểu hiện • Chứng mất ngôn ngữ • Mất khả năng biểu đạt cảm xúc qua ngôn ngữ • Nghe nhưng không hiểu nhiều • Hội chứng Landau-Kleffner, Vong ngôn) • Chứng khó học (Chứng khó đọc • Chứng khó viết • Hội chứng Gerstmann) • Mất ngôn ngữ vận động (Rối loạn phát triển về phối hợp)
Rối loạn
phát triển
lan tỏa
Rối loạn hành vi
và cảm xúc ở trẻ
em và thiếu niên
(F90-F98)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (AHDH) • Rối loạn cư xử (một số nơi gọi là Rối loạn hành vi) • Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng xã hội • Rối loạn lo âu khi xa cách • Câm tùy lúc • Rối loạn gắn bó ở trẻ • Rối loạn Tic • Hội chứng Tourette • Rối loạn khả năng nói (Nói lắp • Nói lúng búng)  • Rối loạn hành vi cảm xúc biệt định khác, thường khởi phát trong tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (Rối loạn thiếu sót chú ý không tăng hoạt động • Thủ dâm quá mức • Cắn móng tay • Ngoáy lỗ mũi • Mút móng tay)