Cầy giông sọc

Cầy giông sọc
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Carnivora
Phân bộ: Feliformia
Họ: Viverridae
Chi: Viverra
Loài:
V. megaspila
Danh pháp hai phần
Viverra megaspila
Blyth, 1862
Phạm vi sống

Cầy giông sọc (Viverra megaspila) là loài cầy bản địa ở Đông Nam Á và được liệt vào danh sách các loài động vật sắp nguy cấp của IUCN.

Mô tả

Cầy giông sọc là một loài thú cỡ lớn trong họ Cầy, chúng có kích thước và hình dáng gần giống với cầy giông thường. Chúng có đầu lớn, mõm dài, có một dải lông bờm cao màu đen dọc sống lưng đến mút đuôi, hai bên sườn bắp đùi và chân sau có các đốm đen lớn rõ rệt trên nền sáng, các đốm đen này có thể tách rời hoặc tạo thành dải. Vòng đuôi bị cắt bởi bờm lông màu đen ở mặt trên thành hình bán nguyệt, rõ nhất ở vòng màu trắng. Đuôi của cầy giông sọc có 4 vòng đen, trắng ở nửa phần gốc đuôi, còn nửa phần mút đuôi thì hoàn toàn màu đen và không có vòng. Chúng có tuyến xạ cạnh hậu môn.[2]

Phân bố

Cầy giông sọc là một loài thú bản địa của vùng Đông Nam Á. Chúng được tìm thấy ở Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Lào, CampuchiaMalaysia, loài này cũng có mặt tại miền tây của Ấn Độ. Riêng ở Việt Nam, cầy giông sọc phân bố ở các tỉnh vùng Tây NguyênNam Bộ.[2]

Sinh thái và tập tính

Cầy giông sọc sinh sống ở vùng đồi núi cây bụi cạnh rừng, nương rẫy, dọc sông suối, ao hồ và kể cả rừng tràm, đước. Chúng có cuộc sống đơn độc, làm tổ ở hốc cây, bụi rậm. Cầy giông sọc kiếm ăn vào ban đêm, khẩu phần ăn của chúng bao gồm các loài thú nhỏ, chim, , ếch nhái, côn trùng, giun đất và một số quả cây. Đôi lúc chúng còn ăn cả gia cầm và gia súc nhỏ.[2]

Loài cầy giông sọc sinh sản quanh năm, mỗi năm đẻ 2 lứa và mỗi lứa đẻ từ 2 đến bốn con.

Tình trạng bảo tồn

Tại Việt Nam, loài cầy giông sọc rất ít gặp trong thiên nhiên, chúng thường phong phú hơn ở sinh cảnh rừng tràm. Vùng phân bố và số lượng đã giảm sút nhiều do bị mất rừng và săn bắt bởi giá trị kinh tế của bộ da và lông.[2]

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Timmins, R.; Duckworth, J.W.; WWF-Malaysia, Roberton, S.; Gray, T.N.E.; Willcox, D.H.A.; Chutipong, W. & Long, B. (2016). “Viverra megaspila”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T41707A45220097. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T41707A45220097.en. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c d “Cầy giông sọc”. Sinh vật rừng Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Các loài còn tồn tại của họ Cầy
Phân họ Paradoxurinae
  • A. binturong (Cầy mực)
  • A. trivirgata (Cầy tai trắng)
  • M. musschenbroekii
Chi Paguma
  • P. larvata (Cầy vòi mốc)
  • P. aureus
  • P. hermaphroditus (Cầy vòi hương)
  • P. jerdoni
  • P. montanus
  • P. stenocephalus
  • P. zeylonensis (Cầy cọ lông vàng)
Phân họ Hemigalinae
  • C. owstoni (Cầy vằn bắc)
  • C. bennettii (Cầy rái cá)
  • D. hosei (Cầy cọ Hose)
  • H. derbyanus (Cầy vằn nam)
Phân họ Prionodontinae (Cầy linsang châu Á)
  • P. linsang (Cầy linsang sọc)
  • P. pardicolor (Cầy gấm)
Phân họ Viverrinae
  • C. civetta (Cầy hương châu Phi)
  • G. abyssinica
  • G. angolensis
  • G. bourloni
  • G. cristata
  • G. genetta
  • G. johnstoni
  • G. maculata
  • G. pardina
  • G. piscivora
  • G. poensis
  • G. servalina
  • G. thierryi
  • G. tigrina
  • G. victoriae
Chi Poiana
  • P. richardsonii (Oyan Trung Phi)
  • P. leightoni (Oyan Tây Phi)
Chi Viverra
(Cầy)
  • V. civettina (Cầy đốm lớn Malabar)
  • V. megaspila (Cầy giông sọc)
  • V. tangalunga (Cầy hương Mã Lai)
  • V. zibetha (Cầy giông)
  • V. indica (Cầy hương)
  • x
  • t
  • s
Ác là (Pica pica sericera) • Báo hoa mai (Panthera pardus) • Báo lửa (C. temminckii) • Bọ lá (P. succiforlium) • Bò tót Đông Dương (B. gaurus) • Bò xám (B. sauveli) • Bướm phượng cánh kiếm (P. antiphates) • Bướm phượng cánh sau vàng (T. h. hephaestus) • Cá chép gốc (P. merus) • Cá chình Nhật Bản (A. japonica) • Cá cóc Tam Đảo (P. deloustali) • Cá lợ lớn (C. muntitaentiata) • Cá mòi không răng (A. chacunda) • Cá mòi mõm tròn (N. nasus) • Cá mơn (S. formosus) • Bò biển (D. dugon) • Cá sấu nước mặn (C. porosus) • Cá sấu Xiêm (C. siamensis) • Cá toàn đầu (C. phantasma) • Cáo đỏ (V. vulpe) • Cầy giông sọc (V. megaspila) • Cầy rái cá (C. lowei) • Cheo cheo Việt Nam (T. versicolor) • Chó rừng lông vàng (C. aureus) • Hạc cổ đen (X. asiaticus) • Cò quăm lớn (P. gigantea) • Công lục (P. imperator) • Đồi mồi (E. imbricata) • Đồi mồi dứa (C. mydas) • Gà lôi lam đuôi trắng (L. hatinhensis) • Gà lôi lam mào đen (L. imperialis) • Gà lôi lam mào trắng (L. edwardsi) • Gà so cổ da cam (A. davidi) • Gấu chó (U. malayanus) • Gấu ngựa (U. thibetanus) • Già đẫy lớn (L. dubius) • Hải sâm lựu (T. ananas) • Hải sâm vú (M.nobilis) • Lợn vòi (T. indicus) • Hổ (P. tigris) • Hươu vàng (C. porcinus) • Hươu xạ lùn (M. berezovskii) • Mèo ri (F. chaus) • Mi Langbian (C. langbianis) • Nai cà tông (C. eldi) • Nhàn mào (T. bergii cristata) • Niệc cổ hung (A. nipalensis) • Niệc đầu trắng (B. comatus) • Ốc anh vũ (N. pompilius) • Ốc đụn cái (T. niloticus) • Ốc đụn đực (T. pyrami) • Ốc kim khôi đỏ (C. rufa) • Ốc xà cừ (T. marmoratus) • Quạ khoang (C. torquatus) • Rắn hổ mang chúa (O. hannah) • Rùa da (D. coriacea) • Rùa hộp ba vạch (C. trifasciata) • Sao la (P. nghetinhensis) • Sóc bay sao (P. elegans) • Sói lửa (C. alpinus) • Thỏ rừng Trung Hoa (L. sinensis) • Trăn cộc (P. curtus) • Trâu rừng (B. arnee) • Triết bụng trắng (M nivalis) • Vích (C. olivacea) • Vịt mỏ ngọn (M. squamatus) • Voọc đầu trắng (T. f. poliocephalus) • Voọc Hà Tĩnh (T. f. hatinhensis) • Voọc mông trắng (T. f. delacouri) • Voọc mũi hếch Bắc Bộ (R. avunculus) • Voọc vá (P. n. nemaeus) • Vượn đen bạc má (N. c. leucogenis) • Vượn đen tuyền (N. c. concolor) • Vượn tay trắng (H. lar)


Hình tượng sơ khai Bài viết về các loài trong bộ thú ăn thịt này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s