Ốc anh vũ

Ốc anh vũ
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Mollusca
Lớp (class)Cephalopoda
Bộ (ordo)Nautilida
Họ (familia)Nautilidae
Chi (genus)Nautilus
Loài (species)N. pompilius
Danh pháp hai phần
Nautilus pompilius
L., 1758
Các phân loài
  • Nautilus pompilius pompilius
    L., 1758
  • Nautilus pompilius suluensis
    Habe & Okutani, 1988
Danh pháp đồng nghĩa
  • Nautilus repertus
    Iredale, 1944

Ốc anh vũ (danh pháp khoa học: Nautilus pompilius) là loài động vật thân mềm điển hình của chi Nautilus và họ Lautilidae, sống dưới đáy biển sâu vài trăm mét ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới rất cổ xưa. Loài này đã tồn tại trên Trái Đất khoảng 350 triệu năm nên thường được gọi là một dạng hóa thạch sống. Chúng phân bố ở nam Thái Bình Dương, gần các rạn san hô và đáy biển ngoài khơi Úc, Nhật BảnMicronesia.[1]

Hóa thạch cổ xưa nhất được biết đến có niên đại Pleistocene sớm, được tìm thấy trong lớp trầm tích ngoài khơi đảo Luzon của Philippines.[2]

Hóa thạch cổ xưa nhất của ốc anh vũ được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Philippines.

Hiện ốc chỉ còn số lượng ít do bị khai thác mạnh làm đồ trang sức và hàng mỹ nghệ,[3] gây nguy cơ bị tuyệt chủng. Năm 2016, ốc anh vũ được xếp vào CITES Appendix II, cấm buôn bán trên phạm vi thế giới.[4]

Mô tả

Ốc anh vũ có chiếc vỏ cứng rất đẹp, bên ngoài có vằn hình lượn sóng xám đỏ xen nhau. Bên trong là lớp xà cừ trắng bạc long lanh. Có thể được coi là thứ đồ trang sức đẹp. Thân ốc mềm nằm trong vỏ, đối xứng 2 bên. Từ trung tâm vỏ ốc ra đến miệng có những lớp màng ngăn chia vỏ thành hơn 30 buồng khí. Cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng, các gian còn lại đều bỏ trống. Giữa các buồng có ống thông, Dùng để điều tiết sự phân bố khí, làm cho ốc nổi hoặc chìm.

Ốc anh vũ là loài động vật chân đầu (Cephalopoda) cổ nhất còn lại. Quanh miệng ốc và 2 cạnh đầu có khoảng 90 xúc tu, Trong đó có hai cái chân lại rất dày, sau khi co vào vỏ nó bít miệng lại để tự vệ. Khi vồ mồi, toàn bộ xúc tu đều mở ra. Khi nghỉ ngơi xúc tu đều co vào trong vỏ, Chỉ để lại một vài cái để cảnh giác. Nó còn có một phễu phun nước cấu tạo bởi 2 mảnh cơ hợp lại.

Ốc có thể tự do điều tiết sự phân bố khí trong buồng khí của cơ thể để điều khiển sự chìm nổi, lại có thể phun nước qua chiếc phễu để di chuyển trong làn nước xanh, rất giống sự hoạt động của một tàu ngầm nên còn được gọi nôm na là tàu ngầm sống.

Sinh sống

Ốc anh vũ thường nằm phục dưới đáy biển sâu, nó bò bằng xúc tu, phục kích trong đá san hô và đá; đôi khi phun phễu để di chuyển. Nhất là vào những lúc sau cơn bão vào buổi chiều, chúng kéo đàn nổi lên mặt nước kiếm ăn, nhưng chỉ một lát rồi lại trở về đáy biển. Thức ăn là tôm, cá con.

Trong văn học

Nautilus là tên chiếc tàu ngầm của thuyền trưởng Nemo trong tác phẩm văn học hư cấu của nhà văn Jules Verne, xuất hiện trong 2 tiểu thuyết giả tưởng là Hai vạn dặm dưới đáy biểnHòn đảo bí mật. Trong truyện, thuyền trưởng Nemo là một hoàng tử và là người chế tạo cũng như lãnh đạo con tàu ngầm Nautilus.

Ghi chú

  1. ^ Ward, Peter. “Nautilus: Chambers of secrets”. New Scientist (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ Ryoji, W.; và đồng nghiệp (2008). “First discovery of fossil Nautilus pompilius (Nautilidae, Cephalopoda) from Pangasinan, northwestern Philippines”. Paleontological Research. 12 (1): 89–95. doi:10.2517/1342-8144(2008)12[89:FDOFNP]2.0.CO;2.
  3. ^ Broad, William (24 tháng 10 năm 2011). “Loving the Chambered Nautilus to Death”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ “Chambered Nautilus – Conservation & Management”. NOAA Fisheries. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.

Liên kết ngoài

  • Ốc anh vũ
  • CephBase: Ốc anh vũ (Nautilus pompilius pompilius)
  • CephBase: Ốc anh vũ (Nautilus pompilius suluensis)
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • x
  • t
  • s
Ác là (Pica pica sericera) • Báo hoa mai (Panthera pardus) • Báo lửa (C. temminckii) • Bọ lá (P. succiforlium) • Bò tót Đông Dương (B. gaurus) • Bò xám (B. sauveli) • Bướm phượng cánh kiếm (P. antiphates) • Bướm phượng cánh sau vàng (T. h. hephaestus) • Cá chép gốc (P. merus) • Cá chình Nhật Bản (A. japonica) • Cá cóc Tam Đảo (P. deloustali) • Cá lợ lớn (C. muntitaentiata) • Cá mòi không răng (A. chacunda) • Cá mòi mõm tròn (N. nasus) • Cá mơn (S. formosus) • Bò biển (D. dugon) • Cá sấu nước mặn (C. porosus) • Cá sấu Xiêm (C. siamensis) • Cá toàn đầu (C. phantasma) • Cáo đỏ (V. vulpe) • Cầy giông sọc (V. megaspila) • Cầy rái cá (C. lowei) • Cheo cheo Việt Nam (T. versicolor) • Chó rừng lông vàng (C. aureus) • Hạc cổ đen (X. asiaticus) • Cò quăm lớn (P. gigantea) • Công lục (P. imperator) • Đồi mồi (E. imbricata) • Đồi mồi dứa (C. mydas) • Gà lôi lam đuôi trắng (L. hatinhensis) • Gà lôi lam mào đen (L. imperialis) • Gà lôi lam mào trắng (L. edwardsi) • Gà so cổ da cam (A. davidi) • Gấu chó (U. malayanus) • Gấu ngựa (U. thibetanus) • Già đẫy lớn (L. dubius) • Hải sâm lựu (T. ananas) • Hải sâm vú (M.nobilis) • Lợn vòi (T. indicus) • Hổ (P. tigris) • Hươu vàng (C. porcinus) • Hươu xạ lùn (M. berezovskii) • Mèo ri (F. chaus) • Mi Langbian (C. langbianis) • Nai cà tông (C. eldi) • Nhàn mào (T. bergii cristata) • Niệc cổ hung (A. nipalensis) • Niệc đầu trắng (B. comatus) • Ốc anh vũ (N. pompilius) • Ốc đụn cái (T. niloticus) • Ốc đụn đực (T. pyrami) • Ốc kim khôi đỏ (C. rufa) • Ốc xà cừ (T. marmoratus) • Quạ khoang (C. torquatus) • Rắn hổ mang chúa (O. hannah) • Rùa da (D. coriacea) • Rùa hộp ba vạch (C. trifasciata) • Sao la (P. nghetinhensis) • Sóc bay sao (P. elegans) • Sói lửa (C. alpinus) • Thỏ rừng Trung Hoa (L. sinensis) • Trăn cộc (P. curtus) • Trâu rừng (B. arnee) • Triết bụng trắng (M nivalis) • Vích (C. olivacea) • Vịt mỏ ngọn (M. squamatus) • Voọc đầu trắng (T. f. poliocephalus) • Voọc Hà Tĩnh (T. f. hatinhensis) • Voọc mông trắng (T. f. delacouri) • Voọc mũi hếch Bắc Bộ (R. avunculus) • Voọc vá (P. n. nemaeus) • Vượn đen bạc má (N. c. leucogenis) • Vượn đen tuyền (N. c. concolor) • Vượn tay trắng (H. lar)