Tuxedo

Minh họa người đàn ông mặc Tuxedo

Tuxedo (phiên âm: /tʌkˈsiː.dəʊ/)[1] là trang phục bán chính thức cho nam giới hoàn toàn với tông màu đen truyền thống và được khuyến nghị sử dụng thắt màu đen tại các buổi lễ. Quy tắc trang phục được mặc tại các sự kiện xã hội thường là vào buổi chiều tối (tính từ sau 6 giờ tối) theo công ước của Anh và Mỹ trong thế kỷ 19.[2]

Tuxedo được xem là biểu tượng của quyền lực, đồng tiền và tầm quan trọng của trang phục. Ngày nay, Tuxedo được chính thức hoá xuất hiện trong các Lễ cưới, nhiều hơn ở Hoa Kỳ.[3] Tuy nhiên, điều này trái với phép xã giao và các chuyên gia nghi thức không khuyến khích việc thắt nơ đen trong buỗi lễ.[4]

Từ nguyên

Biệt thự của gia đình Lorillard ở Tuxedo Park, New York.

Thuật ngữ "Tuxedo" được đặt theo tên của Tuxedo Park, một vùng đất tại Hudson dành cho giới thượng lưu xã hội ở Quận Orange, New York thường xuyên lui tới, đây là nơi trang phục Tuxedo xuất hiện cho công chúng trong lần đầu tiên.

Thuật ngữ này được viết hoa cho đến những năm 1930 và theo truyền thống chỉ đề cập đến chiếc áo khoác màu trắng.[5] Khi chiếc áo khoác sau đó được kết hợp với quần và phụ kiện của riêng chúng vào những năm 1900, thuật ngữ này bắt đầu được liên kết thành một bộ đồ Tuxedo hoàn chỉnh. Trong ngôn ngữ Tiếng Anh Mỹ, thuật ngữ "Tuxedo" thỉnh thoảng được rút ngắn thành "tux".[6]

Cái tên Tuxedo vẫn còn gây tranh cãi do lấy ý tưởng từ áo khoác hút thuốc (Ximôckinh) mặc dù nguồn gốc cả hai trang phục hoàn toàn khác nhau. Trong ngôn ngữ tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Nga và các ngôn ngữ châu Âu khác gọi là "smoking". Trong tiếng Tây Ban Nha gọi là "esmoquin", tiếng Việt ít dùng hơn là "Xì-mốc-kinh". Quan niệm truyền khẩu về tính hợp pháp của thuật ngữ có thể xuất phát từ thực tế rằng từ nguyên "Tuxedo" được chấp nhận phần lớn bởi người dân Mỹ, trong khi biệt danh "DJ" (viết tắt của từ "Dinner Jacket") được sử dụng tại quốc gia nói tiếng Anh-Anh như nước Anh.[7]

Đôi khi, Tuxedo cũng được gọi thông tục là "bộ đồ khỉ" (monkey suit), và từ năm 1918, bộ đồ được gọi tên là "súp cá" (soup and fish), bắt nguồn từ loại thực phẩm cho là được phục vụ trong bữa tối tại sự kiện Dạ tiệc Đen.[8][9][10]

Lịch sử trang phục

Từ thời đại Victoria đến thời Edward

Bức hình mô tả Ve áo cổ nhọn lụa satin (trái) và Ve áo cổ sam lụa satin (phải) trong bộ Tuxedo thay thế cho chiếc áo đuôi tôm (tailcoat)

Trước đó, vào Thời đại Victoria thì quy tắc trang phục dạ hội chính thức bắt buộc cho nam giới thường là Nơ trắng, áo ghi lê trắng và vest dài đuôi tôm,[11] hay còn gọi là Dạ tiệc Trắng (White Tie).

Vào khoảng năm 1865, bộ Tuxedo đầu tiên được giới thiệu đến cho Edward, hiện là Thân vương xứ Wales trước khi ông lên làm vua Edward thứ VII.[12][13] Thân vương Edward đã chỉ định cho nhà may Henry Poole & Co tại Savile Row tạo ra, bởi vì ông muốn trông sắc sảo cho những bữa [dạ tiệc đen (black tie)] vào các buổi sự kiện không chính thức. Chiếc áo khoác đầu tiên thiết kế không có phần đuôi tôm được ý tưởng từ áo khoác hút thuốc (smoking jacket), với ve áo lụa cổ trơn màu xanh đã được vua Edward mặc vào buổi tối tại điền trang Sandringham ở Norfolk.

Từ 1852-1886: James Potter mang bộ Tuxedo đến Mỹ

Tuxedo có nguồn gốc ở Hoa Kỳ khoảng những năm 1888.[14] Tuxedo được đặt tên theo tên của Tuxedo Park, một vùng đất ở thung lũng Hudson thuộc ngoại ô bang New York; khi đó, vùng đất này được gia chủ của nhà Lorillard mua đất vào những năm 1800 và đến năm 1852.[15] Gia đình của Pierre Lorillard là ông trùm thuốc lá giàu có, người sở hữu tài sản của một câu lạc bộ và dân cư của những lâu đài quanh khu vực công viên Tuxedo.

Năm 1885, James Brown Potter, một thành viên triệu phú của câu lạc bộ tại Tuxedo Park và là bạn của Lorillards, đã được Thân vương xứ Wales giới thiệu ý tưởng về chiếc áo ít trang trọng hơn trong chuyến đi tới Anh.

Vào tháng 10 năm 1886, buổi dạ tiệc mùa thu (Autumn Ball) đầu tiên được tổ chức tại câu lạc bộ Tuxedo Park, đây được xem là sự đánh dấu xuất hiện chính thức đầu tiên của chiếc áo khoác phòng chờ.[15] James Potter đã mặc trang phục này đến buổi dạ tiệc để thể hiện sự thích ứng, trong khi tất cả những thành viên khác đều mặc trang phục Dạ tiệc Trắng truyền thống. Và do đó, tên gọi này đã ra đời cho trang phục là Tuxedo.

Thế kỷ 20

Thời đại nhạc jazz

Một buổi dạ tiệc nơ đen với trang phục Tuxedo và váy dạ hội, 1940

Khi trật tự thế giới mới xuất hiện từ Thế chiến I một loạt người trẻ tuổi được chú ý bởi sự đổi mới và năng lượng của nhạc jazz nổi tiếng cuồng nhiệt của nước Mỹ. Hình thức cứng nhắc của giải trí và trang phục buổi tối của thời đại Edward trở thành thương vong của chiến tranh ở cả hai bờ Đại Tây Dương; do đó, bộ Tuxedo chỉ được sử dụng như chức năng cho buổi lễ cực kỳ trang trọng. Ở vị trí của nó, áo khoác đen trước đây được coi là quá thô tục đối với sự nhạy cảm của phụ nữ đã được phát huy vai trò của trang phục buổi tối tiêu chuẩn. Trong thời kỳ này, áo khoác khuy ngực đúp, áo sơ mi cổ bẻ và khăn choàng cổ trở nên phổ biến cho buổi tối cà vạt đen, vì áo khoác màu trắng ngà được sử dụng trong thời tiết nắng nóng.[16][17]

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, áo khoác dạ trở thành trang phục bán chính thức vào buổi tối, trong khi áo đuôi tôm buổi tối được giới hạn trong những dịp trang trọng hoặc nghi lễ. Kể từ đó, phụ kiện nơ đen thường được coi là bán trang trọng.[18]

Vào giữa những năm 1930, sự lựa chọn về màu xanh lục bảo (hay còn gọi là "màu xanh nửa đêm" - midnight blue) ngày càng trở nên phổ biến và sánh ngang với màu đen.[19] Ve áo đỉnh nhọn được nhập khẩu trực tiếp từ những bộ com lê công sở dần phổ biến sang Tuxedo trong những năm 1920.[20]

Sau những năm 1945

Trong những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cà vạt đen đã trở thành trang phục đặc biệt cho những dịp đặc biệt hơn là trang phục buổi tối tiêu chuẩn. Vào những năm 1950, một nhóm người đã sử dụng với những chiếc áo vest màu có hoa văn, những chiếc nơ và cummerbund. Những năm 1960 và 1970 đã chứng kiến ​​bảng màu sắc trang phục chuyển từ tông sang ban ngày tươi sáng và màu phấn, cũng như những chiếc áo sơ mi có bèo nhún khi ve áo rộng hơn và đường lai ống được hồi sinh.[21][22][23] Những năm 1980 và 1990 chứng kiến ​​sự quay trở lại của các phong cách truyền thống, với áo khoác và quần tây màu đen một lần nữa trở nên gần như phổ biến.[24]

Các yếu tố cơ bản của bộ lễ phục

Áo khoác

Ve áo cổ nhọn
Ve áo cổ sam (cổ choàng)

Sự khác biệt rõ ràng đầu tiên so với bộ com lê thông thường là màu sắc: áo khoác Tuxedo có màu đen, xanh đậm, trắng ngà hoặc màu chàm tối. Tuxedo xuất hiện vào năm 1889 tại Anh.[12] Trong năm 1960, trang phục trở thành văn hóa của xã hội ở Bắc Mỹ với áo khoác màu trắng ngà và màu đen.

Ngoài ra, Tuxedo có ve áo đỉnh nhọn hoặc ve áo cổ sam là một lựa chọn đồng nhất trên bộ lễ phục.[25] Tuxedo ngày nay với các loại ve áo ngày càng phổ biến, mặc dù kiểu ve áo này không đủ trang trọng. Theo truyền thống, lễ phục được may từ chất liệu sa-tanh trên ve áo, cúc áo, túi trim, và sa-tanh bên sọc xuống chân của quần.

Trái ngược với bộ com lê bình thường, các túi bên hông của Tuxedo không có nắp. Thay vào đó, chúng được gia cố bằng đường lai túi bằng lụa kép. Có hai biến thể áo với số nút được công nhận: kiểu áo hàng khuy ngực đơn với một nút là biến thể cổ điển, và kiểu hàng khuy ngực đôi với sáu nút. Các nút phải luôn được bao phủ bằng lụa.

Mô hình chiếc áo khoác Tuxedo là phức tạp hơn nhiều so với Veston, vì vậy chiếc áo khoác cổ điển không có đường xẻ tà.

  • Phần chi tiết
  • Hình minh họa cúc (nút) tay áo
    Hình minh họa cúc (nút) tay áo
  • Hình minh họa cúc áo Tuxedo bằng vải
    Hình minh họa cúc áo Tuxedo bằng vải
  • Ve áo đỉnh nhọn
    Ve áo đỉnh nhọn
  • Sợi vải: Len đen là chuẩn mực hoặc xanh tối đậm cũng được chấp nhận.
  • Kiểu áo: Khuy ngực đơn hoặc hai hàng khuy.
  • Ve áo: Ve chữ V nhọn hoặc ve áo cổ sam (satin)
  • Không có đường xẻ tà (lỗ thông hơi) là chính thức nhất
  • Túi áo không có nắp.

Áo sơ mi

Áo sơ mi với cổ cánh nhỏ tháo rời.

Loại sơ mi được sử dụng có màu trắng và có phần cổ tay gấp lại. Áo sơ mi là loại có thể cài cúc hoặc phần cúc áo cài bên ngoài. Cúc áo có thể được làm bằng đồng, vàng trắng hoặc các chất liệu tương tự và được phối hợp với khuy măng sét.

Vào những năm 1960, các nhà sản xuất Mỹ đã tạo ra phiên bản cổ áo đính kèm lên áo sơ mi cổ cánh. Lúc đầu, nó vẫn duy trì các đặc điểm của mặt trước áo cứng nhắc ban đầu nhưng đến cuối những năm 1970, nó có mặt trước xếp nếp mềm mại với cổ cánh nhỏ. Phần áo sơ mi với ngực áo là một lớp vải kép hình chữ nhật hoặc hình chữ nhật theo chiều dọc, chỉ dành cho các loại áo sơ mi trang trọng. Ngực áo được trang trí theo phong cách truyền thống với các nếp gấp.

Các đặc điểm dễ nhận thấy của một chiếc áo sơ mi để Tuxedo so với sơ mi thông thường là phần yếm, cổ áo và cổ tay áo đều được làm bằng chất liệu vải dày hơn phần thân áo để tạo sự thoải mái tối đa bên trong khi mặc áo khoác dạ.

Quần

Bất kể là chiếc áo Tuxedo có màu trắng ngà hay màu đen thì chiếc quần luôn có màu tối trong dạ tiệc, chúng đồng nhất với chất liệu của áo khoác. Các đường may bên ngoài thường được trang trí bằng một dải lụa sa tanh cắt thẳng dọc viền quần ở hai bên. Chúng được làm bằng lụa giống như phần ve áo.

Giầy

Những đôi giày truyền thống và trang trọng nhất là những chiếc giày bằng da được trang trí bằng những chiếc dây thắt. Sự thay thế phổ biến hơn hiện nay là giày Oxford có dây buộc màu đen. là một lựa chọn ban đầu nhưng hoàn toàn chấp nhận được với trang phục cà vạt đen. Trên thực tế, giầy lười nhung (Slipper shoes) cho bộ Tuxedo đang trải qua một thời kỳ phục hưng nhờ vào sự quan tâm mới mẻ đối với trang phục nam chính thức. Bít tất đen, thường bằng lụa hoặc len mịn.[26]

Cummerbund

Cummerbund là một tên gọi trong ngôn ngữ tiếng Anh, có thể hiểu đơn giản hơn là nịt bụng, dùng để chỉ một tấm vải buộc quanh eo bằng sợi dây có nếp gấp hướng lên trên thay thế cho áo ghi lê truyền thống để che đi phần bụng. Mặc dù được coi là hơi kém trang trọng so với các sự kiện dạ tiệc trắng. Cummerbund có chức năng để che đi phần tam giác khó coi của áo sơ mi trắng bên dưới vị trí cài nút của chiếc quần. Điều này cũng đồng nghĩa với những người có vòng eo quá khổ.

Trong khi phần lớn trang phục nam giới ảnh hưởng từ Châu Âu, thì Cummerbund thực sự đến từ Châu Á, là nơi các sĩ quan Anh lần đầu tiên nhìn thấy chúng được mặc bởi những người đàn ông Ấn Độ vào thời thuộc địa. Việc sử dụng Cummerbund xuất phát từ châu Âu là một thành phần của các sự kiện dạ tiệc đen và dạ tiệc trắng truyền thống.[27]

Nơ bướm

Theo truyền thống, kiểu thắt nơ bướm duy nhất phù hợp là tự buộc vải và phải luôn luôn ngay hàng với mặt ve áo của chiếc áo khoác Tuxedo. Các nơ gắn trên cổ được gắn bằng một chung nút dây, mà còn được gọi là nút thắt nơ.

  • yếu tố cơ bản
  • Cổ áo cánh hiện đại và nơ đen buộc trước
    Cổ áo cánh hiện đại và nơ đen buộc trước
  • Quần âu có sọc satanh hai bên
    Quần âu có sọc satanh hai bên
  • Một đôi giầy oxford với bề da láng bóng
    Một đôi giầy oxford với bề da láng bóng
  • Một cái đai vải còn gọi là Cummerbund
    Một cái đai vải còn gọi là Cummerbund

Phụ kiện

Một cái khuy trên cổ áo ve nhọn cho phép người mặc đính phụ kiện

Hầu hết các nghi thức và hướng dẫn thời trang của thập kỷ hiện tại khuyến nghị nên giữ màu sắc và thiên về một tông màu tối duy nhất.

  • Khăn mùi soa: Một chiếc khăn tay bằng vải lanh (truyền thống), lụa hoặc cotton thường được mang trong túi ngực của bộ Tuxedo.[28] Mặc dù các tiền lệ cho các trường hợp ngoại lệ trang nhã tồn tại, hình vuông túi thường có màu trắng.
  • Hoa: Một bông hoa có thể được cài vào áo, thông thường phù hợp cho các dịp cưới hoặc trang phục [dạ tiệc trắng (white tie)].
  • Huy hiệu hoặc huy chương: quân sự, dân sự, và tổ chức thường được trang trí trên áo khoác trong các sự kiện, có tầm quan trọng của chính phủ hoặc ngoại giao chính thức.[28]
  • Đồng hồ: Theo truyền thống đồng hồ bỏ túi được chấp nhận.[29] Trong một vài sự kiện trang trọng đồng hồ đeo tay thì không được kể đến trong quy tắc ăn mặc buổi tối mặc dù vẫn được chấp nhận.[30]
  • Măng sét hoặc gim cài khuy áo: từ năm 1890 đến 1930 khuy măng sét phù hợp có thể được làm bằng vàng trơn, men đen hoặc đá quý.[31]

Mũ nón

Chiếc mũ được sản xuất bởi công ty Scotts năm 1950

Vào thế kỉ 20, Mũ Homburg màu đen là tiêu chuẩn của [dạ tiệc đen (black tie)] sử dụng vào mùa đông, hoặc ra ngoài trời. Mũ Fedoras ban đầu không chính thức nhưng gần đây đã trở nên phổ biến hơn. Từ thế chiến thứ I, mũ được sử dụng với nơ đen, nhưng đã được dành riêng cho cà vạt trắng. Ngày nay trang phục Tuxedo không cần sử dụng mũ.

Nghi thức ăn mặc

Phần loạt bài về
Nguyên tắc trang phục phương Tây
Trang phục tương ứng
Chính thức
  •      Nơ trắng 
  • Lễ phục buổi sáng 
  • Trang phục lễ nghi
  • Áo choàng
  • Trang phục dạ hội 
    • Váy dạ tiệc 
Bán chính thức
  •      Nơ đen 
  • Black lounge suit 
  • Mess dress uniform
  • Trang phục dạ hội 
    • Váy dạ tiệc 
Không chính thức (trang phục công sở)
Thường nhật (không gồm hạng mục ở trên)
  • kinh doanh thông thường
  • Trang phục lịch sự
    • Trang phục ngày thứ sáu (áp dụng tại Hoa Kỳ)
  • Quân phục
  • Trang phục thể thao
  • Trang phục bán thân
Các lựa chọn thay thế bổ sung
Chú giải:
= Ban ngày (trước 6 giờ chiều)
= Buổi tối (sau 6 giờ chiều)
          = Màu thắt nơ
= Phụ nữ
  • x
  • t
  • s

Dạ tiệc cho nam

Bản chất của [Dạ tiệc đen (black tie)] và [Dạ tiệc trắng (white tie)] hiện đại đã được thiết lập quy tắc vững chắc. Hoặc ít nhất đó là trong hướng dẫn thiệp của chủ nhà hoặc bên tổ chức trước khi được mời tham dự. Trong thực tế, sự khác biệt giữa nghi thức trang phục buổi tối chính thức và bán chính đều phù hợp ở cả văn hóa AnhMỹ.

  • Trang phục dạ hội chính thức hay trang phục lễ nghi (sáng và tối)
    • áo khoác đuôi tôm
    • quần âu đen
    • áo gi lê đen hoặc màu trắng
    • thắt nơ trắng
    • áo sơ mi trắng
    • găng tay trắng
    • giày da bóng màu đen
  • Trang phục dạ hội bán chính thức
    • Trang phục Tuxedo
    • ximôckinh hoặc áo khoác Tuxedo màu trắng (thay thế)
    • màu đen chỉ được phép

Dạ tiệc cho nữ

Một chiếc váy dạ hội là một chiếc váy nữ dài mặc trong những dịp trang trọng và nghi lễ.[32] Chiều dài của nó có thể thay đổi từ một chút phía trên mắt cá chân xuống, hoặc chúng có thể là các loại vải là voan, nhung, satanh hoặc lụa. Trang phục được coi là sự cân nhắc cho phụ nữ với bộ tuxedo cho nam.

Một vài hình ảnh

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ TUXEDO | meaning in the Cambridge English Dictionary
  2. ^ Flusser, Alan (2002). Dressing the Man: Mastering the art of Permanent Fashion. New York: HarperCollins Publishers, Inc. tr. 299. ISBN 0-06-019144-9.
  3. ^ Rosetuxedoaz about Tuxedo
  4. ^ Ford, Charlotte; DeMontravel, Jacqueline (2001). 21st century etiquette: a guide to manners for the modern age. Barnes & Noble Books. tr. 210. ISBN 978-1-56731-629-2.
  5. ^ “History: Late Victorian Era”. Black Tie Guide. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  6. ^ “Tux Britannia”. Black Tie Blog.
  7. ^ https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/dj?q=DJ
  8. ^ Korach, Myron; Mordock, John. Common Phrases: And Where They Come From. Globe Pequot. tr. 167, 182. ISBN 978-1-59921-683-6.
  9. ^ Ayto, John; Simpson, John (2010). The Oxford dictionary of modern slang (ấn bản 2). Oxford University Press. tr. 296. ISBN 978-0-19-923205-5.
  10. ^ Hollander, Anne (1993). Seeing through clothes . Berkeley: University of California Press. tr. 384. ISBN 978-0-520-08231-1.
  11. ^ LATE VICTORIAN ERA: DINNER JACKET DEBUT
  12. ^ a b ”Dinner-jackets have for some years been worn in country houses when the family are en famille” Huddersfield Chronicle, ngày 20 tháng 9 năm 1887 quoting Vanity Fair
  13. ^ “The Tuxedo”. henrypoole.
  14. ^ "The Tuxedo coat has become popular with a great many men who regard its demi train as a happy medium between a swallow-tail and a cutaway.” Chicago Daily Tribune, ngày 19 tháng 8 năm 1888
  15. ^ a b “The History of The Tuxedo”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ “History: Jazz Age”. Black Tie Guide. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
  17. ^ “History: Depression Era”. Black Tie Guide. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
  18. ^ Wright USAF (Ret.), Col. Stephen E. (ngày 15 tháng 7 năm 2014). Air Force Officer's Guide: 36th Edition. Stackpole Books. tr. 202. ISBN 9780811713771.
  19. ^ “History: Depression Era”. Black Tie Guide. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2011.
  20. ^ “Spotlight: The Notched Lapel”. Black Tie Blog.
  21. ^ “History: Postwar Period”. Black Tie Guide. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
  22. ^ “History: Jet Age”. Black Tie Guide. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
  23. ^ “History: Counterculture Era”. Black Tie Guide. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
  24. ^ “Millennial Era: Black Tie Optional”. Black Tie Guide. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
  25. ^ “The Peak Lapel: Suit Lapel Styles Explained - He Spoke Style”. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  26. ^ https://www.bloomberg.com/news/articles/2016-12-16/how-to-wear-a-tuxedo-ten-easy-rules-for-black-tie-events
  27. ^ Flusser, Alan (2002), Dressing the Man, tr. 246.
  28. ^ a b Wyse, Elizabeth (2015). Debrett's Handbook. London, United Kingdom: Debrett's Limited. tr. 187. ISBN 978-0-9929348-1-1.
  29. ^ Classic Accessories – Cufflinks, Studs & Co
  30. ^ “Good Question: Can You Wear A Watch With Black Tie?”. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  31. ^ Eckstein, Eve; Firkins, June; Firkins, Gerald (1987). Gentlemen's Dress Accessories. Aylesbury: Shire Publications. ISBN 978-0-85263-904-7. OCLC 16925204.
  32. ^ Morgan, John (ngày 1 tháng 4 năm 2007). Debrett's New Guide to Etiquette and Modern Manners: The Indispensable Handbook. Macmillan. tr. 338. ISBN 9781429978286.

Tài liệu đọc thêm

Tạp chí

  • Apparel Arts magazine, an account of 1930s fashion and style; some issues more relevant than others, such as those reproduced with comment at The London Lounge: Vol II. No. II and Vol I. No. III (numbering: London Lounge, not original)

Sách

  • Amies, Hardy (2013). The Englishman's Suit. London: Quartet Books Ltd. ISBN 978-0-7043-7169-9.
  • Antongiavanni, Nicholas (2006). The Suit: A Machiavellian Approach to Men's Style. HarperCollins. ISBN 978-0-06-089186-2.
  • Boyer, G. Bruce (2015). True Style: The History and Principles of Classic Menswear. New York: Basic Books. ISBN 9780465053995.
  • Donald, Elsie biên tập (1981). Debrett's Etiquette and Modern Manners. London: Debrett's Peerage Limited. ISBN 978-0-905649-43-6.
  • Flusser, Alan (2002). Dressing the Man: Mastering the art of Permanent Fashion. New York: HarperCollins. ISBN 978-0-06-019144-3.
  • Flusser, Alan (2010). Style and the Man. New York: HarperCollins. ISBN 978-0061976155.
  • Hume, Lucy (2017). Debrett's Wedding Handbook. Debrett's Limited. ISBN 978-0-9929348-4-2.
  • Keers, Paul (1987). A Gentleman's Wardrobe: Classic Clothes and the Modern Man. London: Weidenfeld & Nicolson. ISBN 978-0-297-79191-1.
  • Post, Anna; Post, Lizzie (2014). Emily Post's Wedding Etiquette (ấn bản 6). New York: The Emily Post Institute, Inc. ISBN 978-0-06-232610-2.
  • Post, Peggy; Post, Anna; Post, Lizzie; Post Senning, Daniel (2011). Emily Post's Etiquette. New York: The Emily Post Institute, Inc. ISBN 978-0-06-174023-7.
  • Roetzel, Bernhard (2009). Gentleman: A Timeless Guide to Fashion. Cambridge: Tandem Verlag GmbH. ISBN 978-3-8331-5270-2.
  • Schneider, Sven (2017). Black Tie & Tuxedo Guide (ấn bản 1). Saint Paul, Minnesota: Gentleman's Gazette LLC.
  • Storey, Nicholas (2008). History of Men's Fashion: What the Well-Dressed Man is Wearing. Barnsley: Pen & Sword Books Ltd. ISBN 978-1-84468-037-5.
  • Tuckerman, Nancy; Dunnan, Nancy (1995). The Amy Vanderbilt Complete Book of Etiquette: 50th Anniversay Edition (ấn bản 1). New York: Bantam Doubleday Dell Publishing Group Inc. ISBN 978-0-385413428.
  • Wyse, Elizabeth (2015). Debrett's Handbook. Debrett's Limited. ISBN 978-0-9929348-1-1.

Trang mạng

  • The Emily Post Institute provides a breakdown of traditional categories of progressing formality in dress for men & women.
  • Debrett's is the most prominent British authority on etiquette, which discusses the elements of black tie.
  • Life, Tailored have a guide for men on how to dress for any black tie event.
  • Pullman, Nigel. “Dress codes” (PDF). Livery Companies of the City of London. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  • Pithers, Ellie. “Black-Tie Dress Code For Women”. Vogue. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.

Liên kết ngoài

  • Gallery Tuxedo on New York Public Library


  • x
  • t
  • s
Áo
  • Áo thun
  • Áo thun cổ bẻ
  • Blouse
  • Cardigan
  • Cache-cœur
  • Cổ lọ
  • Crop top
  • Sơ mi
  • Guayabera
  • Guernsey
  • Halterneck
  • Áo Henley
  • Hoodie
  • Jersey
  • Áo cộc tay
  • Sweater
  • Sweater vest
  • Tube top
  • Twinset
Quần
  • Quần bóng
  • Bell-bottoms
  • Quần short Bermuda
  • Bondage pants
  • Capri pants
  • Cargo pants
  • Chaps
  • Quần đùi xe đạp
  • Quần com lê
  • High water pants
  • Lowrise pants
  • Jeans
  • Overall
  • Palazzo trousers
  • Parachute pants
  • Pedal pushers
  • Phat pants
  • Quần đùi
  • Quần jeans skinny
  • Sweatpants
  • Windpants
  • Yoga pants
Váy
  • A-line skirt
  • Ballerina skirt
  • Denim skirt
  • Job skirt
  • Leather skirt
  • Men's skirts
  • Microskirt
  • Miniskirt
  • Váy bút chì
  • Prairie skirt
  • Rah-rah skirt
  • Sarong
  • Skort
  • Tutu
  • Wrap
Đồng phục
  • Áo dài
  • Com lê
  • Võ phục
  • Cà-sa
  • Tuxedo
  • Ball gown
  • Bouffant gown
  • Coatdress
  • Cocktail dress
  • Débutante dress
  • Formal wear
  • Evening gown
  • Gown
  • House dress
  • Jumper
  • Little black dress
  • Princess dress
  • Sheath dress
  • Shirtdress
  • Slip dress
  • Strapless dress
  • Sundress
  • Áo cưới
  • Wrap dress
  • Academic dress
  • Ball dress
  • Black tie
  • Cleanroom suit
  • Clerical clothing
  • Court dress
  • Court uniform and dress
  • Full dress
  • Gymslip
  • Jumpsuit
  • Kasaya
  • Lab coat
  • Morning dress
  • Pantsuit
  • Red Sea rig
  • Romper suit
  • Scrubs
  • Stroller
  • White tie
Áo khoác
  • Apron
  • Blazer
  • British warm
  • Bành tô
  • Cagoule
  • Chapan
  • Chesterfield
  • Coat
  • Covert coat
  • Duffle coat
  • Flight jacket
  • Gilê
  • Goggle jacket
  • Guards coat
  • Harrington jacket
  • Hoodie
  • Jacket
  • Leather jacket
  • Mess jacket
  • Áo mưa
  • Măng tô
  • Opera coat
  • Pea coat
  • Poncho
  • Robe
  • Safari jacket
  • Shawl
  • Shrug
  • Ski suit
  • Sleeved blanket
  • Ximôckinh
  • Sport coat
  • Trench coat
  • Ulster coat
  • Vest
  • Veston
  • Windbreaker
Đồ lót và đồ ngủ
phần trên
phần dưới
Bộ
(Nón)
Giày
Phụ kiện
  • x
  • t
  • s
Thời kỳ
Cổ đại
  • Ai Cập
  • Biblical
  • Hy Lạp
  • La Mã
  • Trung Hoa
  • Ấn Độ
Trung Cổ
  • Anglo-Saxon
  • Byzantine
  • Anh
  • Châu Âu
    • 400s–1000s
    • 1100s
    • 1200s
    • 1300s
    • 1400s
Năm 1500–1820
  • 1500–1550
  • 1550–1600
  • 1600–1650
  • 1650–1700
  • 1700–1750
  • 1750–1775
  • 1775–1795
  • 1795–1820
  • 1820s
Năm 1830–1910
  • Victorian
    • 1830s
    • 1840s
    • 1850s
    • 1860s
    • 1870s
    • 1880s
    • 1890s
  • 1900s
  • 1910s
Năm 1920–nay
  • 1920s
  • 1930–1945
  • 1945–1959
  • 1960s
  • 1970s
  • 1980s
  • 1990s
  • 2000s
  • 2010s
Com lê
  • Abolla
  • Banyan
  • Brunswick
  • Hán phục
  • Chiton
  • Frock
  • Frock coat
  • Justacorps
  • Paenula
  • Peplos
  • Stola
  • Toga
  • Tunic
Top
  • Basque
  • Bedgown
  • Bodice
  • Đồng phục và trang phục của triều đình Đế quốc Nhật Bản
  • Doublet
  • Peascod belly
  • Poet shirt
  • Sabai
  • Suea pat
Quần
  • Braccae
  • Breeches
  • Culottes
  • Jodhpurs
  • Harem pants
  • Knickerbockers
  • Pedal pushers
Váy
  • Váy Ballerina
  • Váy Harem
  • Váy Hobble
  • Váy Poodle
  • Train
Dress
  • Bliaut
  • Close-bodied gown
  • Débutante dress
  • Gown
  • Kirtle
  • Mantua
  • Polonaise
  • Sack-back gown
  • Sailor dress
  • Tea gown
Outerwear
  • Car coat
  • Caraco
  • Chlamys
  • Cloak
  • Dolman
  • Doublet
  • Duster
  • Exomis
  • Greatcoat
  • Himation
  • Houppelande
  • Inverness cape
  • Jerkin
  • Kandys
  • Norfolk jacket
  • Overfrock
  • Palla
  • Pallium
  • Pelisse
  • Poncho
  • Shadbelly
  • Shawl
    • Kullu
  • Smock-frock
  • Spencer
  • Surcoat
  • Surtout
  • Ulster coat
  • Visite
  • Witzchoura
Quần lót
  • Basque
  • Bustle
  • Chausses
  • Chemise
  • Codpiece
  • Corselet
  • Corset
  • Dickey
  • Garter
  • Hoop skirt
    • Crinoline
    • Farthingale
    • Pannier
  • Hose
  • Liberty bodice
  • Khố
  • Open drawers
  • Pantalettes
  • Peignoir
  • Petticoat
  • Pettipants
  • Union suit
  • Yếm
Mũ nón
  • Mũ Albani
  • Mũ Anthony Eden
  • Apex
  • Arakhchin
  • Attifet
  • Aviator
  • Bergère
  • Blessed hat
  • Bonnet
  • Capotain
  • Cavalier
  • Coif
  • Coonskin
  • Cornette
  • Vương miện
  • Dunce
  • Đinh Tự
  • Fillet
  • French hood
  • Fontange
  • Gable hood
  • Hennin
  • Jeongjagwan
  • Do Thái
  • Kausia
  • Kokoshnik
  • Llawt'u
  • Matron's badge
  • Miner's
  • Mũ cánh chuồn
  • Mob
  • Modius
  • Monmouth
  • Mooskappe
  • Motoring hood
  • Mounteere
  • Nemes
  • Nightcap
  • Nón quai thao
  • Ochipok
  • Pahlavi
  • Petasos
  • Phốc Đầu
  • Phrygian
  • Pileus
  • Printer's
  • Pudding
  • Qing
  • Snood
  • Smoking cap
  • Tainia
  • Taranga
  • Welsh Wig
  • Wimple
Giày
  • Buskin
  • Caligae
  • Chopine
  • Crakow
  • Episcopal sandals
  • Hessian
  • Pampootie
  • Sabaton
Phụ kiện
  • Ascot tie
  • Belt hook
  • Cointoise
  • Cravat
  • Hairpin
  • Hatpin
  • Jabot (neckwear)
  • Pussy bow
  • Muff
  • Partlet
  • Ruff
  • Shoe buckle
Xem thêm
  • x
  • t
  • s
Châu Phi
  • Balgha
  • Dashiki
  • Jellabiya
  • Kente cloth
  • Balgha
  • Boubou
  • Dashiki
  • Djellaba
  • Khăn quấn đầu (Châu Phi)
  • Jellabiya
  • Vải kente
  • Kufi
  • Tagelmust
  • Wrapper
Châu Á
Trung Á
Đông Á
Đông Nam Á
Nam Á và Trung Á
  • Bhutan
    • Gho
    • Kira
  • Dhoti
  • Dupatta
  • Ấn Độ
  • Lungi
  • Nepal
  • Pakistan
  • Pathin
  • Perak
  • Peshawari pagri
  • Sari
  • Shalwar kameez
  • Sherwani
Tây Á
  • Chador
Châu Âu
  • Pháp
  • Bán đảo Balkan
    • Albani
    • Croatia
    • Fustanella
    • Macedonia
    • Romania
    • Serbia
  • Quần đảo Anh
    • Ireland
    • Scotland
    • Xứ Wales
  • Trung Âu
  • Đông Âu
    • Armenia
    • Azerbaijan
    • Sarafan
    • Ushanka
  • Bắc Âu
    • Bunad
    • Gákti
    • Iceland
    • Thụy Điển
Trung Đông
  • Abaya
  • Assyria
  • Djellaba
  • Izaar
  • Jilbāb
  • Keffiyeh
  • Kurd
  • Palestine
  • Thawb
  • Turban
Bắc Mỹ
  • Trang phục Âu châu
    • Bolo tie
    • Chaps
Khu vực Mỹ Latinh
  • Aguayo
  • Chile
    • Chamanto
    • Mũ chùm đầu Chilote
    • Mũ poncho Chilote
    • Chupalla
  • Chullo
  • Guayabera
  • Huipil
  • México
    • Huarache
    • Giày nhọn Mexico
    • Rebozo
    • Serape
    • Sombrero
    • Quechquemitl
  • Liqui liqui
  • Lliklla
  • Mũ Panama
  • Pollera
  • Poncho
    • Ruana
Vùng Polynesia
  • Váy cỏ Hula