Thuyết tự sinh

Thí nghiệm từ thế kỉ XVII của Francesco Redi chứng tỏ ruồi không tự sinh ra từ thịt thối (hình 1a, 1b) mà sinh ra từ ruồi khác (hình 2a, 2b).

Thuyết tự sinh (tiếng Anh: spontaneous generation) là một quan niệm cổ xưa đã lỗi thời về nguồn gốc sự sống trên Trái Đất cho rằng: mọi sinh vật đều được tự nhiên sinh ra mà không cần đến sinh vật khác, thậm chí các sinh vật sống có thể hình thành từ vật chất không sống.[1][2][3] Ví dụ: ruồi sinh ra trên miếng thịt đang thối rữa; giun được sinh ra từ đất; hay miếng pho mát và bánh mì gói trong giẻ rách vứt trong góc tối sẽ tự sinh ra chuột, bởi vì sau vài tuần có chuột trong giẻ rách, rồi chuột mới đẻ chuột con; hoặc thậm chí nhiều sinh vật sống do Mặt trờinước tác động phối hợp với nhau mà tạo thành mà không cần đến cha mẹ chúng.[3]

Quan niệm này được xem là một giả thuyết từ thời cổ đại, có thể hình thành hàng ngàn năm trước. Chẳng hạn như kiến trúc sư người La Mã cổ đại Marcus Vitruvius Pollio (80 - 15 TCN) cho rằng: những con mọt sách được gió thổi đến từ hướng Nam hoặc hướng Tây, do đó thư viện nên quay mặt về phía Đông. Cũng như bọ chét phát sinh từ bụi, hoặc giòi có thể phát sinh từ xác chết.[4][5] 

Bác bỏ

Louis Pasteur, người bác bỏ thuyết tự sinh, cha đẻ của thuyết tạo sinh

Đến thế kỉ XVII, quan niệm này bắt đầu bị bác bỏ mạnh mẽ nhờ thí nghiệm đơn giản của thày thuốc Francesco Redi, sau đó bị chứng minh là hoàn toàn sai lầm nhờ Pasteur vào thế kỷ XIX.

Vào năm 1856, Pasteur đã công bố Quy luật tạo sinh. Pasteur cho rằng, sự sống phải bắt nguồn từ sự sống, hay con cái phải có bố mẹ sinh ra.

Một sinh vật có ý thức dù là một tế bào nhỏ nhất, đơn giản nhất không thể được tạo ra từ sự kết hợp của những nguyên tử hóa học vô cơ.

Học thuyết của Pasteur đưa ra dựa trên vô số thực nghiệm, vậy nên ta đã có thể bác bỏ được học thuyết lâu đời kéo dài hàng ngàn năm này.

Nguồn trích dẫn

  1. ^ Alexander Oparin (1972). Nguồn gốc sự sống. Nhà xuất bản Khoa học & kĩ thuật.
  2. ^ Phạm Thành Hổ (1997). Sinh học đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  3. ^ a b “spontaneous generation”.
  4. ^ “Man Made: A History of Synthetic Life”.
  5. ^ Peter McLaughlin. “Spontaneous vs Equivocal Generation in Early Modern Science”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Lĩnh vực
và ngành
  • Khoa học nông nghiệp
  • Giải phẫu
  • Hóa sinh
  • Công nghệ sinh học
  • Thực vật
  • Sinh thái học
  • Di truyền
  • Địa chất học
  • Miễn dịch
  • Y học
  • Mô hình sinh vật
  • Sinh học phân tử
  • Cổ sinh vật học
  • Nghiên cứu tảo
  • Hệ thống phân loại thực vật
  • Sinh học RNA
  • Động vật học
Học viện
  • Rothamsted Experimental Station
  • Viện Pasteur
  • Hiệp hội Max Planck
  • Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor
  • Stazione Zoologica
  • Marine Biological Laboratory
  • Rockefeller University
  • Woods Hole Oceanographic Institution
  • Laboratory of Molecular Biology
Lý thuyết,
khái niệm
Lịch sử
Cổ đại
Hy-La
Phục Hưng,
Cận đại
Tiến hóa
Thế kỷ
19
Tổng hợp
hiện đại
Gần đây
Vi sinh
vật học
SH phát triển,
PT tiến hóa
Di truyền học,
Sinh học
phân tử
Thí nghiệm
Con người
Sinh thái học
  • Rachel Carson
  • Frederic Clements
  • Charles Elton
  • Henry Gleason
  • Arthur Tansley
  • Eugenius Warming
Tập tính học
Chủ đề
liên quan
Thể loại Thể loại