Thác Cửa Thần

Thác Cửa Thần hay còn gọi là thác Ba Tầng là một thác nước trên suối Cam Ly thuộc địa phận xã Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng [1][2].

Độ cao của thác chừng 15 mét, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần. Vượt qua thác Cửa Thần, ở phía bên trái đỉnh thác Cửa Thần, từ khu rừng nguyên sinh có một nhánh suối dẫn nước về hòa nhập dòng suối chính, nguồn nước trong lành thả mình dạt dào trên nền đá hoa cương được thiên nhiên sắp xếp thành ba tầng, người K'Ho Srê gọi là Liang Pe Knũ - thác Ba tầng.

Truyền thuyết

Chuyện kể rằng vùng đất này xưa kia được bà con bộ tộc Srê chọn làm nơi sinh sống, họ sống du canh du cư. Có lần đến mùa giáp hạt, thiếu cái ăn, cả Bon (Bon là đơn vị cư trú của người Srê) phải sống trong cảnh đói nghèo.

Với trách nhiệm của mình, vị già làng đã một mình lặn lội khắp núi rừng để săn bắt, kiếm cái ăn cứu sống con em Bon. Sau nhiều ngày vất vả không kiếm được gì, già làng dừng chân, gối đầu lên tảng đá bên dòng thác cuồn cuộn để lấy lại sức.

Bỗng ông ta phát hiện một vị thần chói lọi đứng trên đỉnh cao của thác từ lúc nào không hay! Vị thần đã dẫn già làng xuống vách núi được tạo dựng bởi hai bờ đá cao thẳng đứng, nhìn từ trên cao ta có cảm tưởng như một cánh cửa đá khổng lồ vừa được hé mở. Vừa qua hết vách đá là một hồ nước khá rộng… vị thần bỗng dưng biến mất!

Tại đây, già làng đã bắt được rất nhiều cá mang về kịp thời cứu đói cho Bon. Kể từ đó bà con bộ tộc Srê gọi dòng thác này là Liang Mpông Yàng - có nghĩa là Thác Cửa Thần. Dòng thác có độ cao khoảng 15m, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần đã cứu dân.

Tham khảo

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-49-1-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.

Xem thêm

Bài viết tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Công trình
kiến trúc
Ga Đà Lạt

Công trình
tôn giáo
Địa điểm
du lịch –
văn hóa
Thắng cảnh
thiên nhiên
Văn hóa –
lễ hội
Ẩm thực –
đặc sản
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Việt Nam Thác nước Việt Nam
Đông Bắc

Thác Bản Giốc

Thác Bạc Sa Pa
Tây Bắc
Bắc Trung bộ
Nam Trung bộ
Tây Nguyên
Nam bộ

Thể loại Di tích quốc gia đặc biệt Thể loại Hang động Thể loại Thác nước Thể loại Đèo Thể loại Chùa Thể loại Đình Thể loại Đền Thể loại Nhà thờ Thể loại Tháp cổ Thể loại Tháp Chăm