Cáp treo Đà Lạt

Cáp treo Đà Lạt

Khu du lịch cáp treo Đà Lạt nằm ở cuối đường Đống Đa, gần Bến xe Liên tỉnh, đầu đèo Prenn, trên ngọn đồi Robin. Trước năm 1975, đồi này là trận địa pháo Tân Lạc. Hệ thống cáp treo Đà Lạt này được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 2 năm 2002, khánh thành ngày 24 tháng 1 năm 2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1 tháng 2 năm 2003. Cáp treo Đà Lạt là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.

Thông tin hệ thống cáp treo

Công trình do hãng Doppelmayr (Áo) lắp đặt theo công nghệ hiện đại Châu Âu. Tuyến cáp treo dài 2.267 m. 10 trụ đỡ nâng đường cáp lên cao khỏi tán rừng thông. 50 cabin cách nhau 120 m chạy luân chuyển với tốc độ 1–5 m/giây. Một nhà ga 7.500 m² được trang bị hệ thống tách cáp hiện đại theo dây chuyền đường ray để cabin tự chặn lại cho khách lên xuống. Thời gian di chuyển từ đồi Robin (1.575 m) đến ga cuối (1.490 m) gần bến xe Thiền viện Trúc Lâm dài 12 phút, công suất vận chuyển tối đa 900 lượt/giờ.

Thông tin

  • x
  • t
  • s
Công trình
kiến trúc
Ga Đà Lạt

Công trình
tôn giáo
Địa điểm
du lịch –
văn hóa
Thắng cảnh
thiên nhiên
Văn hóa –
lễ hội
Ẩm thực –
đặc sản
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Tham khảo

Bài viết tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s